Viêm Họng Nên Làm Gì Để Nhanh Khỏi: Các Cách Điều Trị bệnh
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênKhi bị viêm họng nên làm gì là câu hỏi của nhiều người bệnh. Các phương pháp điều trị hiện nay phổ biến là dùng thuốc tân dược , Đông y và các mẹo dân gian. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vướng mắc viêm họng thì nên làm gì?Viêm họng là bệnh hô hấp thường gặp ở nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ cho đến người lớn. Bệnh đi kèm các triệu chứng ho, đau rát họng, sốt, đau đầu… Để điều trị, người bệnh cần sử dụng các biện pháp làm giảm nhẹ triệu chứng, tăng cường sức đề kháng và cải thiện viêm nhiễm…
Bị viêm họng nên làm gì để chữa bệnh tại nhà?
Đối với người bệnh ở mức độ bệnh nhẹ, các triệu chứng của viêm họng thường là ho, sốt nhẹ, cổ họng đau rát. Thông thường tình trạng này có thể sẽ thuyên giảm sau vài ngày nếu người bệnh có cách chăm sóc hợp lý.Giai đoạn này, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những phương pháp dân gian nhằm giảm tình trạng ho, đau rát họng. Đây là cách chữa bệnh an toàn, dễ thực hiện tại nhà và phù hợp với nhiều đối tượng.
Dùng mật ong
Mật ong có tính ngọt bình, không độc, có tác dụng nhuận phế, giải độc, điều hòa khí huyết. Dùng mật ong chữa viêm họng là cách làm phổ biến được nhiều người áp dụng. Uống nước mật ong mỗi ngày, cổ họng của người bệnh sẽ được làm dịu, hỗ trợ làm lành tổn thương, giảm ho và tăng cường sức đề kháng.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một ly nước ấm và 2-3 thìa mật ong nguyên chất
- Cho mật ong vào nước và khuấy đều cho đến khi tan hết
- Uống nước mật ong mỗi ngày vào buổi sáng để giảm đau họng
- Bạn cũng có thể thêm vài lát gừng, chanh vào nước mật ong để tăng hiệu quả điều trị
Lưu ý: Mật ong chỉ dùng được cho trẻ từ 2 tuổi để tránh tình trạng bị ngộ độc ở trẻ nhỏ.
Dùng tỏi nướng
Tỏi là gia vị quen thuộc trong căn bếp của các gia đình. Đây là thực phẩm có tính kháng viêm, chống khuẩn, tăng cường đề kháng rất hiệu quả. Bên cạnh việc bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày, bạn có thể dùng tỏi nướng để chữa viêm hong.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị là 1 củ tỏi rửa sạch, để nguyên vỏ và giấy bạc
- Bạn cho tỏi vào trong giấy bạc rồi cho lên bếp hoặc lò nướng, nướng trong 15 phút cho đến khi bên ngoài tỏi chuyển màu vàng
- Tỏi được bóc vỏ, mỗi lần cho người bệnh ăn sống từ 2-3 tép mỗi ngày.
Gừng chữa viêm họng
Gừng là thảo dược có tính sát khuẩn, làm ấm cổ họng, hỗ trợ chống viêm nhiễm và giảm đau. Ngoài ra, gừng còn có công dụng làm sạch đờm, nhầy từ mũi, họng của người bệnh. Nhờ đó giảm tình trạng sổ mũi, khó thở, ho có đờm….
Cách dùng gừng để chữa viêm họng như sau:
- Bạn dùng 1 củ gừng rửa sạch, cạo bớt vỏ bên ngoài
- Gừng được thái thành lát mỏng, cho vào ly nước ấm
- Bạn hãm gừng trong nước ấm khoảng 15 phút rồi dùng nước để uống
- Khi uống cần nuốt từ từ từng ngụm một để dưỡng chất thấm dần vào thành niêm mạc họng
- Bạn có thể pha thêm vào nước gừng 1 ít mật ong và nửa quả chanh để tăng hương vị và hiệu quả chữa bệnh
Bị viêm họng nặng nên làm gì: Điều trị bằng thuốc
Viêm họng nặng phải làm sao? Khi chuyển nặng, các triệu chứng của bệnh viêm họng sau nhiều ngày vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Đồng thời người bệnh có các dấu hiệu như sốt cao, khó thở, cứng cổ, ho ra đờm có máu kéo dài. Khi này điều cần làm là đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có cách điều trị kịp thời.
Điều trị bằng y học hiện đại
Lựa chọn Tây y vốn là thói quen chữa bệnh của nhiều người. Thuốc tân dược có ưu điểm giảm nhanh các triệu chứng bệnh, tuy nhiên lại tiềm ẩn những tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Do vậy, người bệnh nên dùng thuốc theo hướng dẫn và đơn thuốc chữa viêm họng được kê bởi bác sĩ chuyên khoa.Thông thường, điều trị viêm họng bằng Tây y sẽ sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol hoặc Ibuprofen dùng trong trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C. Công dụng của thuốc là giảm sưng họng, hạ sốt, giảm ho…
- Thuốc chống viêm: Aspirin, Dexamethasone, Betamethasone… dùng dưới dạng viên uống hoặc phun, xịt. Nhóm thuốc này có công dụng giảm thiểu triệu chứng sưng, đau, phù nề niêm mạc họng
- Kháng sinh: Chỉ sử dụng trong một số trường hợp cụ thể nhằm ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm viêm, sưng cổ họng. Thuốc kháng sinh thường được kê thuốc nhóm Beta-Lactam hoặc macrolid…
- Thuốc súc họng: Thuốc súc họng có dạng dung dịch, có thành phần kháng khuẩn, giúp làm sạch niêm mạc họng, đẩy lùi vi khuẩn bám trên bề mặt họng. Nhờ đó các cơn ho được giảm thiểu, đẩy lùi tình trạng đau rát, ngứa họng, đờm đặc… Nước muối sinh lý, dung dịch Betadine… là những loại súc họng được dùng phổ biến nhất.
- Viên ngậm giảm ho: Thuốc mang công dụng giảm ho, diệt khuẩn tại chỗ. Thành phần thuốc thường có kháng sinh, chất gây tê cục bộ. Các loại thuốc giảm ho phổ biến có dạng viên ngậm, siro uống dành cho trẻ nhỏ…
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân
Bệnh viêm họng cấp có thể được đẩy lùi nhờ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Người bệnh có thể điều chỉnh lối sống và cách chăm sóc bản thân theo hướng dẫn sau:
Khi bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng phục hồi của người bệnh viêm họng. Khi này, người bệnh cần kiêng những thực phẩm như sau:
- Đồ ăn cứng, thô, góc cạnh
- Rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện, chất kích thích
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, đường muối…
- Đồ uống lạnh, nước đá
- Thực phẩm cay nóng
Ngược lại, các nhóm thực phẩm dưới đây sẽ có lợi cho sức khỏe người bị viêm họng:
- Cháo, súp, rau củ hầm dễ ăn, mềm
- Các loại rau xanh, đặc biệt là rau có tính mát
- Trái cây tươi nhiều vitamin
- Thực phẩm kháng viêm: gừng, tỏi, nghệ, mật ong…
Viêm họng làm gì cho nhanh khỏi: Chế độ sinh hoạt
Làm gì khi bị viêm họng, dưới đây là những lưu ý trong chế độ sinh hoạt cho người bệnh:
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng, vệ sinh răng miệng
- Giữ cho môi trường sống sạch sẽ, có độ ẩm cân bằng
- Tránh xa khói thuốc, môi trường bụi bẩn, tiếp xúc với hóa chất…
- Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh lây nhiễm đường hô hấp
- Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày
- Uống nhiều nước…
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi viêm họng nên làm gì. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình lựa chọn chữa bệnh cũng như cách chăm sóc bản thân hợp lý.
THAM KHẢO THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!