Chữa Á Sừng Bằng Lá Trầu Không : Đừng Bỏ Qua 8 Cách Sau

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Chữa á sừng bằng lá trầu không có hiệu quả không, cách thực hiện như thế nào để hiệu quả tốt nhất là thắc mắc chung của nhiều người đang mắc căn bệnh này. Bạn đọc bớt chút thời gian tìm hiểu chi tiết hơn vấn đề này qua những thông tin chuyên sâu từ chuyên gia được đề cập trong bài viết này.

Chữa á sừng bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương với 40 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh da liễu cho biết: Á sừng là bệnh da liễu phổ biến, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người bệnh rất khó chịu. Bên cạnh đó, đây là căn bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người nên gây ra tâm lý mặc cảm, tự ti. Do đó, việc tìm ra phương pháp điều trị á sừng tại nhà rất được quan tâm.

Trong dân gian có lưu truyền rất nhiều mẹo chữa bệnh này, trong đó không thể không nhắc đến cách chữa á sừng bằng lá trầu không. Nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện khá đơn giản và mang lại hiệu quả tốt nên được nhiều người lựa chọn.

Lá trầu không (Piper betle) là cây thân leo, có lá hình tim, nhẵn bóng và mùi thơm đặc trưng. Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã sử dụng thảo dược này để điều trị bệnh á sừng. Các nghiên cứu đã chỉ ra, lá trầu không có tác dụng như sau:

  • Sát khuẩn: Hoạt chất phenolic, phytochemical,… có trong lá trầu không giúp tiêu diệt vi khuẩn gram dương và gram âm, một số loại nấm rất tốt.
  • Thúc đẩy làm lành tổn thương trên da: Hợp chất saponin có công dụng ngăn ngừa da khô nẻ, ức chế gốc tự do gây hại phát triển, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo, làm lành vết thương do bệnh da liễu gây ra.
  • Dưỡng da: Trong trầu không chứa nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B5, C… cùng các khoáng chất như kali, iot. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết giúp tăng đề kháng, bảo vệ da trước những tác nhân gây bệnh.

Từ những công dụng nêu trên, có thể thấy lá trầu không chữa các bệnh da liễu cho hiệu quả khá tốt. Người bệnh nên tham khảo, thực hiện chữa á sừng ngay tại nhà bằng nguyên liệu này.

Top 8 cách chữa á sừng bằng lá trầu không hiệu quả nhất

Cách chữa á sừng bằng lá trầu không được nhiều người áp dụng bởi dễ thực hiện, chi phí thấp, tác dụng tốt và an toàn. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện đúng hướng dẫn mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết nhất 8 cách được ưa chuộng nhất hiện nay.

Bài thuốc uống chữa á sừng

Không thể không kể đến cách chữa á sừng bằng nước lá trầu không. Sau khi uống, các hoạt chất thẩm thấu vào máu, giúp các vết da bị bong tróc, ngứa ngày phục hồi hiệu quả.

  • Nguyên liệu: 10 lá trầu không.
  • Cách thực hiện: Bạn rửa sạch, ngâm lá trầu không với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo. Tiếp theo, bạn thái nhỏ, đun sôi với nước trong 10 phút thì tắt bếp. Cuối cùng bỏ bã, lấy nước cốt để uống, thực hiện 1 – 2 lần/ngày.
chua a sung bang la trau khong
Nước lá trầu không chữa bệnh á sừng cho hiệu quả khá tốt

Bài thuốc ngâm rửa

Việc ngâm vùng da bị á sừng trong nước lá trầu không có thể diệt khuẩn, giữ cho làn da sạch sẽ và chống nhiễm trùng rất tốt. Không chỉ có vậy, phương pháp này còn cung cấp độ ẩm, giảm tình trạng bong tróc.

  • Nguyên liệu: 1 nắm trầu không.
  • Cách thực hiện: Bạn làm sạch lá trầu không bằng nước muối pha loãng, sau đó vò nhẹ để lá hơi dập nát. Sau đó, đem lá đun cùng 2 lít nước, đun nhỏ lửa. Nước thu được có thể dùng để uống, còn lại để nguội rồi để ngâm vùng da bị á sừng 2 lần/ngày.

Đắp lá trầu không

Lá trầu không giã nát rồi đắp lên vùng da bị á sừng giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời, cách này còn có tác dụng giảm viêm, tiêu độc, ngăn bong tróc và nứt nẻ trên da.

  • Nguyên liệu: 1 nắm trầu không tùy thuộc vào diện tích vùng da bị bệnh.
  • Cách thực hiện: Bạn làm sạch lá trầu không tương tự như các bài thuốc trên rồi cắt nhỏ, giã nát. Tiếp theo làm sạch vùng da bị á sừng, đắp trực tiếp bã lá lên. Cuối cùng dùng băng sạch cố định lại, sau 30 phút thì tháo ra và rửa sạch da với nước. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện đắp lá trầu không chữa á sừng 1 lần.

Điều trị á sừng bằng cách tắm nước lá trầu không

Trong trường hợp bệnh á sừng ở nhiều vùng da trên cơ thể, bạn nên thực hiện cách tắm nước lá trầu không. Điều này không chỉ làm sạch da bị bong tróc, kiểm soát triệu chứng bệnh.

  • Nguyên liệu: 2 nắm trầu không.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá bằng nước muối, vò nhẹ rồi đun cùng nước trong 5 phút. Sau đó bạn loại bỏ bã, pha với nước lạnh cùng 1 chút muối rồi dùng để tắm.

Thoa dịch nước ép trầu không

Thay vì đắp lá trầu không, bạn có thể thoa trực tiếp dịch nước ép lá trầu không lên vùng da bị á sừng. Cách chữa á sừng bằng lá trầu không này khá đơn giản mà hiệu quả giảm ngứa, diệt khuẩn tốt.

  • Nguyên liệu: 4 – 5 lá.
  • Cách thực hiện: Làm sạch lá bằng nước muối pha loãng, giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Bạn chỉ cần làm sạch da, thoa đều dịch lên da từng lớp mỏng là có thể chữa bệnh á sừng. Trong trường hợp da mỏng, tình trạng bệnh nặng, bạn có thể pha loãng với nước ấm để tránh kích ứng da.
chua a sung bang la trau khong
Thoa dịch nước ép trầu không từng lớp mỏng lên vùng da bị á sừng

Xông hơi lá trầu không chữa á sừng

Không thể không nhắc đến cách chữa á sừng bằng xông hơi lá trầu không. Cách tinh dầu sẽ giảm ngứa, thúc đẩy làm lành các vết bong tróc trên da. Đây cũng là cách được rất nhiều chị em áp dụng để điều trị bệnh phụ khoa.

  • Nguyên liệu: 1 nắm trầu không.
  • Cách thực hiện: Tiến hành làm sạch như các cách khác, vò nát lá rồi đun sôi trong 3 – 5 phút. Bạn đổ ra thau rồi thực hiện xông hơi vùng da bị bệnh á sừng ở khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng. Mỗi tối trước khi đi ngủ là thời gian lý tưởng để thực hiện cách này.

Bài thuốc từ lá trầu không và một số dược liệu khác

Ngoài 7 cách chữa á sừng bằng lá trầu không như trên, bạn có thể kết hợp cùng các nguyên liệu khác. Tình trạng da bong tróc, thô ráp khó chịu sẽ được giải quyết hiệu quả.

  • Nguyên liệu: 7 lá trầu không, 2 nắm rau răm, 10 lá bèo hoa dâu, 1 chút muối, 3 lít nước.
  • Cách thực hiện:Bạn ngâm rửa với nước muối pha loãng 10 – 15 phút các nguyên liệu rồi đun cùng 3 lít nước. Sau 20 phút thì thêm 1 chút muối, khuấy tan rồi dùng nước để uống và ngâm rửa.

Chữa á sừng bằng lá trầu không kết hợp với bồ kết

Trong bồ kết chứa hoạt chất saponin giúp kháng viêm, làm sạch da, thúc đẩy tổn thương nhanh lành lại. Do vậy, khi kết hợp với lá trầu không đã cho kết quả rất tốt.

  • Nguyên liệu: 10 lá trầu không, 5 quả bồ kết.
  • Cách thực hiện: Bạn làm sạch lá trầu không, vò nát, rửa bồ kết rồi cắt thành từng khúc nhỏ. Cho 2 nguyên liệu vào đun sôi trong 20 phút, chắt lấy nước cốt để tắm hoặc ngâm rửa.
chua a sung bang la trau khong
Chữa á sừng bằng lá trầu không và bồ kết cho hiệu quả tốt

Một số lưu ý quan trọng khi thực hiện chữa á sừng bằng lá trầu không

Chữa á sừng bằng lá trầu được rất nhiều chị em áp dụng bởi hiệu quả, tiện lợi, chi phí rẻ. Trong quá trình sử dụng, các chuyên gia đưa ra một số khuyến cáo như sau:

  • Phương pháp này hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh chứ không thể chữa triệt để á sừng. Trong trường hợp nặng, hãy thăm khám sớm để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
  • Chọn lá tươi, không bị sâu, cần rửa sạch bằng nước muối loãng để loại bỏ các vi khuẩn.
  • Các cách chữa á sừng bằng lá trầu không được nêu ra phía trên tuyệt đối không sử dụng cho mẹ bầu, đang cho con bú, trẻ nhỏ và người già.
  • Hiệu quả chậm, phụ thuộc vào cơ địa, nên mỗi lần thực hiện cần đảm bảo kéo dài trong 2 – 3 tháng.
  • Theo dõi tình trạng da và sức khỏe sau khi thực hiện, nếu có bất thường thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để xem xét điều chỉnh.
  • Thực hiện ngay trong ngày, tuyệt đối không dùng nước, bã lá trầu không để qua đêm.
  • Vùng da bị á sừng bị tổn thương, rất dễ lở loét và lan rộng, do đó bạn không được gãi hay chà xát mạnh.
  • Tuyệt đối tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa hoặc hóa chất độc hại để giảm tổn thương trên da.
  • Vệ sinh sạch sẽ tay mỗi ngày, nhất là trước khi thực hiện để hạn chế vi khuẩn gây hại khiến bệnh á sừng nghiêm trọng hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn nên uống đủ nước, bổ sung các thực phẩm tăng đề kháng như trái cây, rau xanh,… Đồng thời, loại bỏ các món ăn dễ gây dị ứng, nước ngọt, bia rượu,…
  • Rèn luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh.
  • Thường xuyên thăm khám để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh á sừng và đưa ra những lời khuyên điều trị phù hợp nhất.

Trên đây là chi tiết 8 cách chữa á sừng bằng lá trầu không hiệu quả nhất và những lưu ý quan trọng khi thực hiện. Với bệnh lý mãn tính như á sừng, người bệnh cần chú ý lựa chọn giải pháp điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt để tránh biến chứng bội nhiễm, khó điều trị. 

Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Vảy nến ở trẻ sơ sinh tuy hiếm gặp nhưng nó có thể gây khó chịu cho trẻ, thậm chí còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Bệnh vảy nến ở…

Xem chi tiết

Vảy nến da mặt là bệnh da liễu mọi người không nên chủ quan bởi chúng gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự tin khi giao tiếp với mọi người. Do vùng da mặt…

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh lý về da khiến người bệnh bị tổn thương về da và xuất hiện các vết ửng đỏ và các mảng trắng. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sinh…

Xem chi tiết

Chữa vảy nến ở đâu tốt là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm bởi đây là yếu tố quyết định tỷ lệ thành công khi điều trị. Nội dung bài chia sẻ dưới…

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có lây không là nỗi lo lắng chung của người bệnh và những người thân xung quanh. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào, hướng điều trị và phòng tránh…

Xem chi tiết

Vẩy nến á sừng là tình trạng da thường gặp ở nhiều người. Bệnh không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng nó có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới…

Xem chi tiết

Bệnh á sừng có chữa được không, á sừng có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều độc giả gửi về chuyên trang. Để giải đáp chính xác câu hỏi này, ban biên tập…

Xem chi tiết

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ gây cảm giác lo lắng và hoang mang trong giai đoạn thai kỳ. Có không ít mẹ bầu…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *