Trị chàm sữa bằng dầu dừa hiệu quả không ngờ!

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Chữa chàm sữa bằng dầu dừa tại nhà cho bé là phương pháp điều trị an toàn đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên dễ tìm, dễ sử dụng và có giá thành rẻ. Do đó, ba mẹ nên tận dụng nguyên liệu này để trị chàm cho bé ngay tại nhà. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra 4 công thức chế biến dầu dừa đơn giản nhất hiện nay!

Công dụng “thần kì” của dầu dừa với trẻ bị chàm sữa

Chữa chàm sữa bằng dầu dừa là phương pháp dân gian mang lại hiệu quả cao và phù hợp với cơ địa của trẻ nhỏ. Theo các nghiên cứu của Đại học Adelaide (Mỹ), trong thành phần của dầu dừa chứa khoảng 50% Axit Lauric – đây là hoạt chất có tác dụng chống viêm và ngăn chặn sự tích tụ vi khuẩn, vi nấm trên bề mặt da.

Không những vậy, dầu dừa còn chứa nhiều Vitamin E – một thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm dưỡng da của chị em phụ nữ. Loại Vitamin này có tác dụng cấp ẩm, làm mềm da và tăng tính đàn hồi tự nhiên cho người dùng. Đồng thời giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy và bong tróc do bệnh chàm gây ra.

chua cham sua bang dau dua
Công dụng “thần kì” của dầu dừa với trẻ bị chàm sữa

Ngoài ra, hai hợp chất Phytonutrients và Polyphenols trong dầu dừa còn có tác dụng thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương trên da, giúp bé nhanh khỏi bệnh và không để lại sẹo thâm.

Nhờ những dưỡng chất quý giá và an toàn cho trẻ nhỏ, chữa chàm sữa bằng dầu dừa là mẹo dân gian được rất nhiều ba mẹ tin dùng và đánh giá cao. Vậy mẹ nên thực hiện phương pháp này như thế nào?

4 cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa đơn giản mẹ cần biết

Nếu đang gặp khó khăn trong việc điều trị chàm sữa cho con trẻ, ba mẹ có thể tham khảo 4 công thức sau đây và áp dụng ngay hôm nay để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Thoa dầu dừa lên vùng da bị tổn thương

Với cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa này, bạn cần lựa chọn những sản phẩm dầu dừa nguyên chất, không lẫn tạp chất, đảm bảo nguồn gốc và quy trình sản xuất an toàn. Sau đó, tiến hành điều trị cho bé theo các bước sau đây.

chua cham sua bang dau dua
Thoa dầu dừa lên vùng da bị tổn thương
  • Vệ sinh sạch sẽ những vùng da bị tổn thương do chàm sữa trên cơ thể bé.
  • Nhỏ vài giọt dầu dừa vào lòng bàn tay rồi thoa đều lên các vết chàm, sau 15 phút thì rửa lại bằng nước ấm.
  • Mẹ có thể dùng giấy thấm dầu để nhẹ nhàng loại bỏ hết những phần dầu dừa còn sót lại trên da.
  • Tốt nhất mẹ nên thoa dầu dừa cho bé ngày sau khi tắm vì lúc này da bé vẫn giữ được độ ẩm tự nhiên và có khả năng hấp thu tốt nhất.
  • Thực hiện phương pháp này mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm và dần biến mất.

Chữa chàm sữa bằng dầu dừa và yến mạch

Yến mạch cũng là một nguyên liệu quen thuộc trong các công thức làm đẹp của chị em phụ nữ. Nguyên liệu này chứa các hoạt chất có tác dụng giảm ngứa và làm dịu làn da, đồng thời loại bỏ các tác nhân gây hại và tăng cường sức đề kháng cho da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 150g dầu dừa và bột yến mạch.
  • Cho các nguyên liệu vào bát rồi trộn đều để tạo thành một hỗn hợp sánh mịn.
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm để da mềm và đủ độ ẩm cần thiết, sau đó thoa hỗn hợp yến mạch – dầu dừa lên da, có thể massage nhẹ nhàng ở những vùng da bị chàm.
  • Sau khoảng 15 phút thì giúp bé rửa lại bằng nước sạch, kiên trì thực hiện 2 – 3 tuần sẽ thấy các vết chàm sữa trên da nhanh chóng biến mất.

TRỊ CHÀM SỮA TẠI NHÀ MÃI KHÔNG KHỎI, PHẢI LÀM SAO????

Chữa chàm sữa bằng dầu dừa và lá trầu không

Lá trầu không là một thảo dược lành tính thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y trị bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh chàm. Khi kết hợp với dầu dừa, hai nguyên liệu này sẽ tạo ra một hỗn hợp thuốc cực kỳ tốt cho việc điều trị chàm sữa và an toàn với làn da của bé.

chua cham sua bang dau dua
Chữa chàm sữa bằng dầu dừa và lá trầu không

Cách trị chàm sữa bằng dầu dừa và lá trầu không được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch rồi giã hoặc nghiền nát để lấy nước cốt.
  • Ngày đầu tiên, thoa trực tiếp nước lá trầu không lên những vùng da bị chàm sữa sau khi đã vệ sạch sẽ để kích thích các mầm bệnh ẩn trồi lên.
  • Ngày thứ 2, thoa dầu dừa lên da để loại bỏ mầm bệnh và giảm ngứa hiệu quả.
  • Tiếp tục lặp lại chu trình này trong vòng 3 – 4 tuần để trị bệnh tận gốc và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bổ sung dầu dừa trong chế độ ăn

Đây là cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa mang lại hiệu quả từ bên trong, giúp bổ sung dưỡng chất và làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh chàm gây ra. Phương pháp này có thể áp dụng với cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, cơ địa và khả năng hấp thụ của bé còn kém, do đó mẹ chỉ nên bổ sung một nửa muỗng dầu dừa mỗi ngày là đủ.

Mẹ có thể trộn thêm dầu dừa vào các bữa ăn dặm hàng ngày của bé và kiên trì thực hiện trong vòng 2 – 3 tuần kết hợp với phương pháp điều trị ngoài da, cho đến khi bé hoàn toàn khỏi bệnh.

Lưu ý khi sử dụng dầu dừa cho bé

Để phát huy tối đa hiệu quả của các cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa, ba mẹ cũng cần lưu ý những nguyên tắc sau:

chua cham sua bang dau dua
Mẹ cần chú ý dưỡng ẩm da cho bé thường xuyên
  • Lựa chọn những sản phẩm dầu dừa có chất lượng tốt, không bị lẫn tạp chất và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Không nên tự chiết xuất dầu dừa vì quá trình thực hiện tại nhà có thể không đảm bảo vệ sinh.
  • Không lạm dụng dầu dừa quá mức, gây bít tắc lỗ chân lông trên da bé và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Chú ý dưỡng ẩm da cho bé thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ bị chàm sữa.

Trên đây là 4 cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa đang được nhiều ba mẹ áp dụng nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất với cơ địa và thể trạng của bé. Tuy nhiên, nếu áp dụng mẹo này trong thời gian dài mà tình trạng chàm sữa của con không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa con đi khám để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Bé bị chàm cơ địa có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài và rất dễ tái phát. Nếu không có biện pháp chữa trị từ sớm thì chắc chắn làn da nhạy cảm…

Xem chi tiết

Chàm hóa không chỉ tác động xấu đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến tính thẩm mỹ của người bệnh bị ảnh hưởng ít nhiều. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý này, cách…

Xem chi tiết

Bị chàm ở chân không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ tạo ra không ít phiền toái đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc bệnh. Để kiểm soát các triệu chứng, bạn…

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh đang ngày càng trở nên phổ biến. Các vết chàm thường bắt đầu xuất hiện ở mặt, má và lan rộng ra các bộ…

Xem chi tiết

Chàm được biết tới là một bệnh lý da liễu mãn tính, có thể tái phát nhiều lần và theo từng đợt. Điều này ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống…

Xem chi tiết

Chàm sữa có để lại sẹo không là câu hỏi khiến rất nhiều ba mẹ băn khoăn. Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương, do đó những bệnh lý…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *