Mách bạn các phương pháp chữa tiểu ra máu hiệu quả hiện nay

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tiểu ra máu là tình trạng nước tiểu lẫn hồng cầu, có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Việc điều trị bệnh đòi hỏi cần phải xác định chính xác nguyên nhân cốt lõi, từ đó áp dụng các phương pháp phù hợp. Dưới đây là các phương pháp chữa tiểu ra máu hiệu quả mà bệnh nhân không nên bỏ qua. 

Cách chữa tiểu ra máu hiệu quả – Sử dụng thuốc Tây

Tiểu ra máu là hiện tượng cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ tiết niệu. Người bệnh cần điều trị sớm và kịp thời để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Điều trị tiểu ra máu theo Tây y là một trong những cách chữa thuận tiện và mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất hiện nay.

chua tieu ra mau
Điều trị tiểu ra máu theo Tây y là một trong những cách chữa thuận tiện và mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất hiện nay

Tùy theo từng nguyên nhân gây ra bệnh tiểu ra máu, Tây y sẽ chỉ định các loại thuốc chữa tiểu ra máu nhằm tác động tới đúng căn nguyên và làm thuyên giảm các triệu chứng này. Người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo đơn và chỉ dẫn của bác sĩ để phòng ngừa các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Một số loại thuốc Tây phổ biến thường được chỉ định để điều trị tiểu ra máu có thể kể đến như:;

Nguyên nhân do sỏi (sỏi niệu đạo, sỏi thận, sỏi bàng quang)

  • Thuốc giảm đau dạng uống hoặc tiêm đường tĩnh mạch No-spa.
  • Thuốc kháng sinh nhóm Quiolon.
  • Thuốc cầm máu dạng uống hoặc tiêm đường tĩnh mạch Tranexamic Acid.
  • Nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch như Cefotaxim, Cefixim, Cefoperazon…

Nguyên nhân do chấn thương thận hoặc niệu đạo

  • Thuốc cầm máu dạng tiêm tĩnh mạch hoặc dạng uống Tranexamic Acid.
  • Thuốc giảm đau dạng uống như Paracetamol, No-spa, Meteospasmyl…
  • Thuốc kháng sinh dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch Quinolon hoặc Cephalosporin.
chua tieu ra mau
Thuốc cầm máu, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh… thường được chỉ định điều trị tiểu ra máu do chấn thương thận hoặc niệu đạo

Nguyên nhân do nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh như nhóm Cephalosporin, thuốc giảm đau Paracetamol…

Nguyên nhân do u, thoát vị niệu quản, polyp bàng quang

Thuốc cầm máu theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch Tranexemic Acid.

Nguyên nhân do lao đường tiết niệu hoặc lao thận

Các loại thuốc chống lao như Pyrazinamid, Rifampicin, Ethambutol…

Nguyên nhân do ung thư thận hoặc ung thư tuyến tiền liệt

  • Thuốc ức chế tuyến yên giảm nồng độ LH và lượng testosterone trong máu.
  • Thuốc cầm máu Tranexamic Acid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc Flutamide chống Androgen đặc hiệu, tuy nhiên bệnh nhân cần được theo dõi khi dùng vì loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.

Đối với trường hợp tiểu ra máu nặng và sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số biện pháp ngoại khoa cho người bệnh như nội soi và mổ mở.

  • Nội soi: Đây là phương pháp sử dụng máy móc và thiết bị bên ngoài để loại bỏ các tác nhân gây bệnh như sỏi, tăng sinh tế bào…
  • Mổ mở: Tác dụng chính của phương pháp mổ mở là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ yếu tố gây bệnh, thường được áp dụng khi bệnh tiến triển rất nặng và nghiêm trọng.

Mẹo dân gian chữa tiểu ra máu tại nhà

Áp dụng các mẹo dân gian sẽ giúp người bệnh loại bỏ rủi ro về tác dụng phụ của thuốc Tây. Những phương pháp điều trị này thường dễ dàng thực hiện, an toàn và mang lại hiệu quả cao. Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo đẩy lùi triệu chứng của bệnh tiểu ra máu bằng các cách sau:

Chữa tiểu ra máu tại nhà bằng bột sắn

Theo Y học cổ truyền, sắn dây có tính mát, vị ngọt và thường tác động sâu vào tỳ, bàng quang và kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt và thông đường tiết niệu hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể uống nước sắn dây để chữa tiểu ra máu.

Cách thực hiện: Sắn dây rửa sạch rồi thái thành lát mỏng, mang phơi khô rồi nghiền thành bột mịn và sử dụng hàng ngày. Người bệnh nên sử dụng mỗi ngày, mỗi lần pha 10g bột với nước, kiên trì áp dụng trong 10 ngày liên tiếp để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng rau mồng tơi chữa tiểu ra máu

Mồng tơi là thực phẩm khá quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Mồng tơi có tính lạnh, vị chua ngọt, có tác dụng nhuận tràng nên thường được sử dụng để chữa bệnh tiểu ra máu, tiểu rắt, tiểu buốt…

chua tieu ra mau
Mồng tơi có tính lạnh, vị chua ngọt

Cách thực hiện: Mồng tơi lấy lá và cọng, rửa sạch rồi đun với nước, sau đó sử dụng thay nước lọc hàng ngày để cải thiện các triệu chứng tiểu rắt nhanh chóng. Lưu ý người bị lạnh bụng hoặc đại tiện lỏng không nên sử dụng vì mùng tơi có tính hàn.

Sử dụng phượng vĩ thảo

Phượng vĩ thảo có tính hàn, vị nhạt và hơi đắng, có tác dụng điều trị kiết lỵ, tiểu ra máu và viêm nhiễm đường tiết niệu.

Cách thực hiện: Phượng vĩ thảo đem rửa sạch rồi đun cùng với nước vo gạo, sử dụng thay nước lọc mỗi ngày. Người bệnh nên áp dụng liên tục trong 10-15 ngày để đẩy lùi các triệu chứng gây bệnh nhanh chóng.

Lưu ý khi điều trị tiểu ra máu

Bên cạnh các phương pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh tiểu ra máu. Chính vì vậy, người mắc chứng tiểu ra máu cần lưu ý những điều sau:

  • Uống thật nhiều nước mỗi ngày để ngăn ngừa kết sỏi và giúp thông tiểu, loại bỏ các chất độc ra ngoài cơ thể.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày để tránh bị các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Loại bỏ các thói quen xấu như thức khuya, nhịn tiểu, làm việc quá sức…
  • Ăn gì để chữa tiểu ra máu? Bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe và giúp hỗ trợ điều trị tiểu ra máu như trái cây, rau xanh, tinh bột, chất béo thực vật…
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm và đồ uống có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn như đồ ăn chế biến sẵn, cay nóng, rượu, bia…

Trên đây là các phương pháp chữa tiểu ra máu hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân không nên tự ý áp dụng mà nên hỏi ý kiến của bác sĩ y khoa. Đồng thời kết hợp với việc xây dựng thói quen khoa học và chế độ dinh dưỡng lành mạnh để đem lại hiệu quả điều trị nhanh chóng.

Sức đề kháng của trẻ em yếu hơn hẳn so với người lớn. Chính vì vậy nếu ăn uống không điều độ, ăn uống không đủ chất, thời tiết thay đổi, trẻ có nguy cơ…

Xem chi tiết

Tiểu buốt ra máu xuất hiện ở một số đối tượng, gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống học tập và làm việc hàng ngày. Nhiều người khi gặp phải tình trạng này cảm…

Xem chi tiết

Tiểu rắt ở nữ giới là triệu chứng ngày càng có nhiều người mắc phải. Tiểu rắt gây ra nhiều khó chịu, bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Tiểu bị rắt có thể…

Xem chi tiết

Bệnh tiểu không tự chủ ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng tới tâm lý, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đối tượng thường là phụ nữ sau sinh, người cao tuổi… Tuy…

Xem chi tiết

Nước tiểu có bọt là thế nào, cảnh báo bệnh gì mà bạn có thể đang gặp gặp phải? Theo các bác sĩ thì tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số…

Xem chi tiết

Tiểu rắt là một trong những hiện tượng phổ biến, thường gặp khi phụ nữ mang bầu. Tuy nhiên căn bệnh này nếu không được điều trị sớm sẽ rất dễ dẫn đến những hậu…

Xem chi tiết

Tiểu rắt ra máu là biểu hiện bất thường của hệ bài tiết gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Đây còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh…

Xem chi tiết

Tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt… làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, gây mất ngủ, khó chịu. Nếu bạn cũng gặp phải tình trạng này cần phải đi khám bác sĩ và điều trị nhanh…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *