Suýt trầm cảm vì rối loạn tiền đình và mất ngủ suốt 4 tháng
Cô Vũ Thị Thìn gần 70 tuổi, sinh sống tại Hà Nội đã từng có nguy cơ bị trầm cảm do rối loạn tiền đình và mất ngủ. Suốt 4 tháng dai dẳng, cô không thể có một giấc ngủ trọn vẹn, dẫn đến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng.
4 tháng “ám ảnh” vì rối loạn tiền đình và mong ước có 1 giấc ngủ ngon
Trong suốt 4 tháng, tình trạng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ liên tục hành hạ cô Thìn. Dù đã đi khám chữa nhiều nơi, sử dụng đủ các phương pháp từ thuốc Tây cho đến điều trị tại nhà, tình hình vẫn không hề thuyên giảm. Các triệu chứng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cho tinh thần của cô rơi vào trạng thái không ổn định.
Vì mong muốn có một giấc ngủ ngon, cô kiên trì tìm thêm cách điều trị khác. Vô tình, cô Thìn biết tới Nhất Nam Y Viện – phòng khám chuyên điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Cô quyết định đến đây để khám với hy vọng lần này sẽ đạt được kết quả tích cực.
Chuyên gia YHCT chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị
Tại Nhất Nam Y Viện, cô Thìn được Bác sĩ Lê Hữu Tuấn – Nguyên phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện YHCT Trung Ương trực tiếp thăm khám. Sau khi xem xét kỹ lưỡng các triệu chứng và tiền sử bệnh, bác sĩ Tuấn cho biết cô Thìn đang gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe phức tạp. Bao gồm:
- Rối loạn chuyển hóa
- Tăng huyết áp
- Mỡ máu
- Có dấu hiệu của bệnh lý trầm cảm
- Đặc biệt, cô Thìn còn bị thoái hóa cột sống toàn bộ, khiến tình trạng đau đầu, chóng mặt và mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.
Dựa vào tình trạng trên, bác sĩ Tuấn nhận thấy rằng để giải quyết toàn diện thì cần kết hợp giữa các phương pháp trị liệu như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt và bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang. Nói về phác đồ này, bác sĩ Tuấn giải thích:
“Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang là một bài thuốc được nghiên cứu và phát triển từ các phương thuốc cổ của Thái Y Viện triều Nguyễn từng điều trị chứng đau đầu, mất ngủ, ăn uống kém,… cho vua Gia Long. Bài thuốc sẽ không chỉ giúp thư giãn hệ thần kinh, giảm bớt các triệu chứng đau đầu, căng thẳng, mất ngủ,…. mà còn tác động sâu vào nguyên nhân gây ra bệnh của cô Thìn. Đó là bổ can, hoạt huyết để tăng cường sức khỏe của gan cũng như tuần hoàn máu lên não được thuận lợi. Khi nguyên nhân được khắc phục thì chứng rối loạn tiền đình như hoa mắt, chóng mặt, đi đứng không vững cũng sẽ giảm dần và biến mất. Đồng thời giấc ngủ được cải thiện, cô Thìn có thể ngủ ngon và duy trì giấc ngủ sâu trong nhiều giờ, không bị tỉnh giấc giữa đêm.
Bên cạnh đó cũng cần kết hợp với cả châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để tăng cường hiệu quả điều trị toàn diện.Châm cứu, bấm huyệt tại các huyệt đạo quan trọng sẽ giúp hệ tuần hoàn được điều hòa, giảm tình trạng thiếu máu lên não, giảm đau đầu và chóng mặt. Trong khi đó, xoa bóp sẽ giúp giảm các cơn đau do thoái hóa cột sống, căng cứng cơ bắp vùng cổ vai gáy, giúp cơ thể thư giãn và dễ ngủ ngon.”
Tín hiệu tích cực sau mỗi liệu trình điều trị
Sau 7 ngày điều trị đầu tiên, cô Thìn đã cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt như:
- Các triệu chứng chóng mặt, đau đầu và mỏi vai gáy giảm đi
- Dễ ngủ hơn
Sau liệu trình đầu tiên, cô Thìn nghỉ ngơi 5 ngày rồi tiếp tục thực hiện liệu trình thứ hai. Kết thúc liệu trình thứ 2, sức khỏe của cô có sự tiến triển tích cực:
- Ăn uống ngon miệng
- Không còn hiện tượng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt
- Ngủ ngon, không còn thức giấc giữa đêm
Kết thúc liệu trình thứ hai, bác sĩ Tuấn kiểm tra và đánh giá tình hình sức khỏe của cô Thìn. Dựa trên sự hồi phục của sức khỏe, bác sĩ gia giảm liều lượng và thành phần bài thuốc trong liệu trình thứ ba để tối ưu hóa hiệu quả điều trị.
Bác sĩ điều trị
Tiến sĩ, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh
- Năm sinh: 1960
- Quê quán: Hà Nội
- Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
- Năm 2006: Được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng Tiến sĩ Y khoa
- Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện YHCT Trung Ương
- Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược Cổ truyền Dân Tộc
- Giám đốc Chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Chuyên gia chia sẻ trong các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên truyền hình
- Chuyên gia trong nhiều cộng đồng chăm sóc sức khỏe trên mạng xã hội