Đang Bầu Ăn Mận Được Không? Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênQuả mận khá phổ biến bởi hương vị thơm ngon, giá thành rẻ, mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Mặc dù mận miền Bắc và miền Nam khác nhau nhưng đều được mọi người yêu thích, đặc biệt là chị em. Vậy đang bầu ăn mận được không và ăn như thế nào là đủ? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau đây của Nhất Nam Y Viện.
Thành phần dinh dưỡng của mận
Trước khi đi sâu vào giải đáp thắc mắc bầu ăn mận được không, chị em hãy cùng tham khảo những thành phần dinh dưỡng có trong loại trái cây này.
Đối với mận miền Bắc
Trong 100gram mận miền Bắc có chứa nhiều dưỡng chất như:
- 20kcal năng lượng.
- 0,6gram protein.
- 9,92gram đường.
- 0,7gram chất xơ.
- 0,06mg vitamin B1.
- 0,03mg vitamin B2.
- 0,5mg vitamin PP.
- 0,135 vitamin B5.
- 3mg vitamin C.
- 0,4g sắt.
- 28mg canxi.
- 7mg magie.
- 20mg phốt pho.
- 0,1mg kẽm.
- 157mg kali.
Đọc ngay: Bà Bầu Ăn Mít Được Không, Có Gây Sảy Thai Không?
Đối với trái mận miền nam
Nghiên cứu cho thấy trong 100gram mận miền Nam có những dưỡng chất sau:
- 25kcal năng lượng.
- 5,7gram carbohydrates.
- 0,3gram chất béo.
- 0,6gram protein.
- 0,02 vitamin B1.
- 0,03mg vitamin B2.
- 0,8mg vitamin B3.
- 22,3mg vitamin C.
- 29mg canxi.
- 5mg magie.
- 8mg phốt pho.
- 0,06mg kẽm.
Vì những thành phần kể trên nên dù là trái mận miền Bắc hay miền Nam thì cũng rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể đủ nước, mang đến nhiều năng lượng.
Bầu ăn mận được không?
Với thắc mắc bầu ăn mận được không, câu trả lời từ chuyên gia là Có. Trái mận chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ nên rất tốt cho sức khỏe của thai nhi cũng như mẹ bầu, cụ thể:
- Vitamin A giúp cung cấp lượng caroten hữu ích, tốt cho phụ nữ mang thai.
- Trái mận chứa sắt giúp giảm những triệu chứng khó chịu do thai nghén gây ra.
- Mận chứa hàm lượng nước cao nên giảm tình trạng thèm ăn, ngăn ngừa nguy cơ béo phì.
- Chất xơ giúp cơ thể hấp thu đường từ từ, hạn chế tăng insulin gây nguy hiểm cho các bà bầu.
Những lợi ích khi bà bầu ăn trái mận
Cả trái mận miền Bắc và trái mận miền Nam (trái roi) đều mang nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là với chị em đang mang bầu.
Lợi ích của mận miền Bắc
Trái mận miền Bắc thường chín từ tháng 5 – 7 và mang đến nhiều công dụng với mẹ bầu như:
- Cung cấp năng lượng: Vitamin C rất quan trọng trong quá trình tổng hợp L-carnitine. Đây là một axit amin thay thế cần thiets để giúp phân hủy axit béo, kích thích sản xuất năng lượng.
- Ngừa thiếu máu: Trong thời kỳ mang thai thiếu máu là tình trạng khá phổ biến. Quả mận Hà Nội giàu sắt sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, giảm nguy cơ bé sinh non, thiếu cân.
- Phòng ngừa táo bón: Bầu ăn mận được không nếu hệ tiêu hóa kém – câu trả lời là có. Chất xơ có trong mận giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt hơn, kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
- Phát triển xương của thai nhi: Mận giàu vitamin A có thể giúp xương khỏe hơn, phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó lượng vitamin K, kali, phốt pho và canxi cũng tốt cho việc duy trì xương chắc khỏe.
Đọc ngay: Bà Bầu Ăn Chôm Chôm Được Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Ăn?
Lợi ích của mận miền Nam
Trái mận miền Nam có nhiều tác dụng với chị em đang mang bầu, cụ thể:
- Ngừa mất nước: Ăn mận trong những tháng đầu của thai kỳ sẽ giúp bổ sung nước, giảm tình trạng mệt mỏi, đau đầu thường gặp ở mẹ bầu.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C giúp sản xuất tế bào bạch cầu giúp loại bỏ tác hại của quá trình oxy hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Tốt cho mắt: Ở thai kỳ mắt của chị em sẽ yếu hơn bình thường, đặc biệt nếu mẹ bầu làm công việc nhìn máy tính thường xuyên. Lượng vitamin A có trong trái mận sẽ giúp mắt sáng hơn và khỏe hơn.
- Bảo vệ da: Những chất chống oxy hóa và vitamin có trong mận sẽ giúp làn da của chị em khỏe mạnh, sáng mịn và hồng hào.
- Giảm nguy cơ đột quỵ: Lượng natri cùng cholesterol trong mận miền Nam giúp giảm nguy cơ đột quỵ cũng như các bệnh về tim mạch, huyết áp, mẹ bầu sẽ thấy khỏe khoắn hơn trong suốt thai kỳ.
Bà bầu nên ăn mận như thế nào để an toàn?
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi, chị em khi đang mang bầu ăn mận cần lưu ý:
- Ăn vừa đủ: Khi mang thai, chị em nên ăn 150 – 200g mận tươi trong ngày, không nên ăn quá nhiều hoặc ăn những trái đã để lâu, có dấu hiệu hư hỏng.
- Ăn đúng cách: Hạn chế ăn mận ngâm hoặc đã được chế biến, mận tươi sẽ cung cấp các dưỡng chất một cách tốt nhất. Bên cạnh đó bạn không nên ăn khi đang đói, chỉ dùng khi đã ăn no. Để tránh nhàm chán chị em có thể kết hợp với một số loại trái cây khác để tăng hương vị (cần đảm bảo trái cây đó cũng an toàn cho mẹ bầu).
Một số lưu ý khi mẹ bầu sử dụng mận
Khi ăn mận trong giai đoạn mang thai chị em hãy lưu ý một số vấn đề như sau:
- Không ăn nhiều hơn 7 quả mận mỗi ngày, chỉ dùng từ 5-7 quả là tốt nhất.
- Vỏ quả mận chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nên bạn không cần gọt vỏ. Thay vào đó bạn hãy rửa sạch mận cùng nước muối loãng.
- Không dùng mận nếu bạn bị đau dạ dày, đặc biệt là mận của miền Bắc bởi nó có vị chua có thể làm tăng tiết dịch vị dạ dày.
- Chọn những quả mận tươi ngon, không bị dập nát, lớp vỏ căng, nhẵn bóng để sử dụng.
- Không sử dụng nếu bạn bị dị ứng với loại trái cây này, không ăn những quả đã để lâu trong tủ lạnh.
Hy vọng nội dung trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc đang có bầu ăn mận được không và ăn bao nhiêu là đủ. Có thể nói đây là loại quả thơm ngon và rất dễ ăn, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho thai nhi cũng như sức khỏe bản thân bạn hãy ăn đúng cách, đúng liều lượng, tránh ăn quá nhiều hoặc ăn những quả đã có dấu hiệu hư hỏng.
Tìm hiểu thêm:
- Bà Bầu Ăn Nhãn Được Không? Một Số Lưu Ý Quan Trọng
- Đang Có Bầu Ăn Măng Cụt Được Không, Nên Ăn Bao Nhiêu?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!