Bà Bầu Ăn Chôm Chôm Được Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Ăn?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Chôm chôm là một trong những loại trái cây mùa hè được rất nhiều chị em yêu thích bởi chúng có vị ngọt thơm tự nhiên và mọng nước. Thế nhưng có nhiều luồng ý kiến cho rằng ăn chôm chôm rất nóng trong người, đặc biệt là thai phụ. Vậy chôm chôm có ảnh hưởng gì đến thai kỳ và bà bầu ăn chôm chôm được không? Hãy cùng Nhất Nam Y Viện tìm câu trả lời.  

Lý giải bà bầu ăn chôm chôm được không?

Chôm chôm là một loại quả đặc trưng của vùng miền Tây, có vị ngọt mát, mềm và mọng nước. Thế nhưng, loại quả này không phù hợp cho bà bầu, bởi vị ngọt của trái cây này được cho là nguyên gây sảy thai trong những tuần đầu. Không những thế, nếu bà bầu ăn vào sẽ dễ bị “bốc hỏa” ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy sự thật có phải vậy, bà bầu ăn chôm chôm được không?

Trên thực tế, khoa học đã chứng minh, bà bầu hoàn toàn có thể ăn quả chôm chôm. Không những thế, loại quả này còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, tốt cho sự phát triển của thai kỳ.

Tham khảo: Bầu Ăn Ốc Được Không? Có Gây Hại Cho Thai Nhi?

bau an chom chom duoc khong
Bà bầu có thể ăn chôm chôm một cách bình thường

Các thành phần chính trong quả chôm chôm phải kể đến là chất xơ, protein, vitamin C,… Vì vậy, nếu mỗi ngày bà bầu ăn khoảng 5-6 quả chôm chôm thì có thể cung cấp được tới 50% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể. Những lợi ích mà chôm chôm mang lại cho bà bầu đã được chứng minh là:

  • Tùy vào cơ địa của mỗi người mà mỗi mẹ bầu sẽ có các triệu chứng thai kỳ khác nhau, phổ biến nhất là buồn nôn và chóng mặt. Việc ăn chôm chôm lúc này sẽ được xem là giải pháp an toàn để giúp giải quyết những vấn đề trên. Với vị ngọt thanh xen lẫn vị chua, mẹ sẽ phần nào giảm nhẹ cơn buồn nôn.
  • Trong chôm chôm có chứa nhiều khoáng chất kẽm, đồng – khoáng chất rất cần thiết để sản sinh tế bào bạch cầu và tăng cường hệ miễn dịch. Trong thai kỳ, cơ thể của mẹ sẽ nhạy cảm và yếu ớt hơn nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Ăn chôm chôm với liều lượng hợp lý trong giai đoạn này cũng là một phương pháp để bổ sung các chất tăng cường hệ miễn dịch.
  • Chôm chôm với thành phần chất xơ cũng giúp mẹ được nhuận tràng. Do đó, nếu ăn chôm chôm một cách điều độ còn có thể giúp bà bầu phòng ngừa được tình trạng táo bón và tiêu chảy.
  • Các thành phần đa dạng trong quả chôm chôm cũng đã được chứng minh là có khả năng kiểm soát cholesterol và huyết áp. Đồng thời hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, giảm thiểu phù nề tay chân trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
  • Giai đoạn thai kỳ, mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc bổ sung thêm sắt cho cơ thể. Trong đó, chôm chôm cũng là một loại quả có chứa lượng sắt dồi dào, rất phù hợp trong giai đoạn này. Sắt trong chôm chôm sẽ giúp kiểm soát nồng độ hemoglobin có trong máu, tránh thiếu máu khi mang thai, giảm cảm giác mệt mỏi, uể oải.
  • Nhờ nguồn vitamin dồi dào mà chôm chôm cũng sẽ giúp các mẹ bầu giải quyết các vấn đề về da và tóc, ngăn ngừa rạn da trong thời kỳ mang thai, ngăn ngừa lão hóa da hay xuất hiện mụn trứng cá,…

Tác hại khi ăn quá nhiều chôm chôm trong thai kỳ

Mặc dù đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu mẹ bầu ăn quá nhiều chôm chôm cũng sẽ gặp phải một số vấn đề như:

  • Tăng cholesterol: Hàm lượng đường trong chôm chôm cao nên khi ăn nhiều sẽ tạo ra nhiều acid béo và giải phóng các acid béo này vào trong máu. Sau đó, các acid béo sẽ làm sản sinh triglycerides có trong các tế bào mỡ, khiến lượng mỡ trong cơ thể tăng cao. Vì thế, nếu bổ sung quá nhiều chôm chôm trong thời gian dài cũng không tốt cho mẹ và bé.
  • Tiểu đường thai kỳ: Vì có nhiều đường nên loại quả này sẽ khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng đường huyết không ổn định. Nếu mẹ đang nghi ngờ hoặc mắc phải chứng đái tháo đường thai kỳ, thì hãy thật cân nhắc khi sử dụng.

Xem thêm: Bà Bầu Ăn Khổ Qua Được Không? Cần Lưu Ý Gì?

bau an chom chom duoc khong
Ăn quá nhiều chôm chôm có thể khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Lưu ý cho bà bầu khi chọn và sử dụng chôm chôm

Một số lưu ý cho bà bầu khi sử dụng chôm chôm hàng ngày:

  • Chỉ nên mua chôm chôm trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11 dương lịch, bởi đây mới là đúng mùa của loại quả này. Hạn chế sử dụng các quả trái mùa, bởi chúng có thể tiềm ẩn lượng thuốc bảo vệ thực vật.
  • Mẹ nên chọn những quả chôm chôm to, mọng nước, có cùi dày, màu đỏ tươi. Mẹ không nên chọn những quả có vỏ màu nâu hoặc bị xỉn màu, bị sâu hoặc dập hỏng. 
  • Không nên sử dụng quả chôm chôm quá chín vì trong đó có chứa nồng độ cồn cao do đường chuyển hóa thành. 
  • Không nên ăn quá nhiều chôm chôm trong một lúc để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Theo khuyến cáo, mẹ chỉ nên ăn khoảng 5-6 quả chôm chôm một lượt.

Việc ăn chôm chôm trong thời kỳ mang thai có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, như mọi loại thực phẩm khác, việc tiêu thụ chôm chôm cần được thực hiện một cách điều độ và cẩn thận, tránh sử dụng quá mức bởi có thể gây ra vấn đề sức khỏe.

Có thể bạn chưa biết:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *