Bà Bầu Ăn Mít Được Không, Có Gây Sảy Thai Không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênMẹ bầu ăn mít được không đuộc không là vấn đề được nhiều chị em thắc mắc. Bởi theo quan niệm dân gian, mít là thực phẩm tối kỵ với bà bầu vì có thể gây nóng trong người, thậm chí là gây sảy thai. Vậy quan niệm này có đúng không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho vấn đề trên.
Thành phần dinh dưỡng có trong mít
Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc “có bầu ăn mít được không”, các bạn nên tìm hiểu qua về giá trị dinh dưỡng của mít. Theo nghiên cứu, trong 100g mít sẽ có chứa:
- Chất xơ 1.5g.
- Folic acid 24 mcg.
- Vitamin E 0.34 mg.
- Niacin (B3) 0.920 mg.
- Calories 95 kcal.
- Carbohydrates 23.25g.
- Protein 1.72g.
- Chất béo 0.64g.
- Calcium 24 mg.
- Vitamin A 110 IU.
- Kẽm 0.13 mg.
- Sắt 0.23 mg.
- Phospho 21 mg.
- Magnesium 29 mg.
- Riboflavin (B2) 0.055 mg.
- Pyridoxine (B6) 0.329 mg.
- Thiamin (B1) 0.105 mg.
Tham khảo: Mẹ Bầu Ăn Măng Được Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Ăn?
Bà bầu ăn mít được không?
Mít là loại quả được trồng phổ biến ở nhiều vùng quê ở Việt Nam, chúng không chỉ được yêu thích bởi hương vị thơm ngon mà còn bởi thành phần dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên có nhiều thông tin cho rằng việc ăn mít có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu và thai nhi. Vậy bà bầu ăn mít được không?
Theo quan niệm của nhiều người, mít có vị ngọt, tính nóng nên bà bầu ăn dễ bị nóng trong. Vỏ mít sần sùi, sinh con ra sẽ xấu xí, thậm chí là gây sảy thai. Thế nhưng trên thực tế đây chỉ là những lời đồn đoán thiếu căn cứ khoa học. Các chuyên gia cho biết, bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít.
Mít là trái cây giàu vitamin B6, kali, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Đây đều là những dưỡng chất cho sức khỏe thai phụ nên mẹ bầu có thể ăn mít ở bất cứ giai đoạn nào khi mang thai. Dù rất tốt cho sức khỏe nhưng với những thai phụ đang có vấn đề về sức khỏe thì vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, nhất là trường hợp bị béo phì, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ.
Ăn mít có gây sảy thai không?
Ngoài câu hỏi “bà bầu ăn mít được không”, “bầu 3 tháng đầu ăn mít được không”, rất nhiều người còn thắc mắc “ăn mít có gây sảy thai không”. Trên thực tế, việc ăn mít hoàn toàn không gây sảy thai, kể cả khi bạn đang mang thai 3 tháng đầu. Do đó thai phụ có thể yên tâm khi ăn loại quả này nhưng cần ăn với liều lượng vừa phải.
Lợi ích của mít khi mang thai
Thông thường, việc ăn mít chỉ gây ảnh hưởng xấu tới thai phụ trong trường hợp mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường, dị ứng hoặc bị rối loạn máu,… Những thai phụ có sức khỏe bình thường, khi ăn mít sẽ mang lại những lợi ích như sau:
- Chống viêm: Không chỉ có chứa vitamin C, người ta còn tìm thấy trong mít nhiều thành phần chống viêm khác như flavonoid và lignan. Đây là những hoạt chất có khả năng kháng viêm, bảo vệ tế bào, giảm tình trạng viêm nhiễm cũng như stress oxy hóa.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Với nguồn cung cấp hàm lượng vitamin A, C, B dồi dào, mít có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng thông thường cho thai phụ.
- Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Do là loại trái cây giàu magie, sắt, canxi, kẽm, vitamin A và beta-carotene cùng các dưỡng chất khác. Vậy nên thai phụ hoàn toàn có thể ăn mít để bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu này cho cơ thể.
- Ổn định huyết áp: Với hàm lượng kali dồi dào có trong mít, thứ quả này có thể giúp kiểm soát tình trạng huyết áp ở mẹ bầu rất hiệu quả. Đồng thời, việc ăn mít với liều lượng hợp lý còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hỗ trợ duy trì sức khỏe thai kỳ tốt.
- Tốt cho dạ dày: Tình trạng viêm loét dạ dày khi mang thai sẽ được cải thiện tốt nếu mẹ bầu ăn mít với liều lượng hợp lý.
- Giải tỏa căng thẳng: Đặc tính của mít là chống lại cảm giác căng thẳng nhờ thành phần magie và hàm lượng vitamin B6. Nếu được dung nạp với liều lượng hợp lý, tình trạng lo âu, căng thẳng ở bà bầu sẽ được cải thiện đáng kể.
Đọc ngay: Đang Bầu Ăn Mận Được Không? Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?
- Giảm táo bón khi mang thai: Khi mang thai, mẹ bầu rất dễ bị táo bón nên việc ăn mít sẽ giúp cung cấp lượng chất xơ cần thiết để hạn chế tình trạng này.
- Cung cấp năng lượng: Mít được xem là nguồn cung cấp đường tự nhiên nên bà bầu ăn mít có thể làm tăng năng lượng. Thực phẩm này sẽ phát huy hiệu quả tốt với những thai phụ đang rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán ăn do nghén. Đồng thời cũng giúp thai phụ thỏa mãn cơn kèm ngọt khi mang thai mà không cần quá lo lắng tới tình trạng tiểu đường thai kỳ.
- Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu: Các nhà khoa học tìm thấy trong quả mít có chứa folate và sắt tuyệt vời. Đây là hai dưỡng chất quan trọng giúp duy trì nồng độ huyết sắc tố ổn định cũng như hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai cực kỳ hiệu quả.
- Thúc đẩy sự phát triển của hệ xương: Mít có chứa magie – chất dinh dưỡng có khả năng thúc đẩy sức khỏe của xương cho cả mẹ và thai nhi. Vì thế, khi ăn mít, mẹ bầu có thể hạn chế được nguy cơ bị loãng xương.
Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn mít?
Mít mặc dù có thể mang tới nhiều lợi ích khác nhau cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên khi dung nạp loại quả này, thai phụ vẫn cần lưu ý những điều sau:
- Để tránh gặp tác dụng phụ, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều mít. Việc ăn quá nhiều có thể khiến thai phụ bị tiêu chảy hoặc gặp các vấn đề khác liên quan tới chức năng bài tiết của cơ thể.
- Mít làm thúc đẩy quá trình đông máu nên nếu thai phụ đang gặp tình trạng sức khỏe liên quan tới máu thì cần tránh ăn thứ quả này.
- Nếu là người có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc từng bị dị ứng với mít thì không nên ăn.
Bà bầu ăn mít được không đã được giải đáp chi tiết trong bài viết. Mít là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, dễ ăn và có mùi thơm, chúng an toàn với mẹ bầu. Tuy nhiên, thai phụ chỉ nên ăn mít với lượng vừa phải để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn khiến mẹ và thai nhi cảm thấy khó chịu.
Tham khảo ngay:
- Bà Bầu Ăn Nhãn Được Không? Một Số Lưu Ý Quan Trọng
- Đang Có Bầu Ăn Măng Cụt Được Không, Nên Ăn Bao Nhiêu?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!