Bà Bầu Ăn Nhãn Được Không? Một Số Lưu Ý Quan Trọng
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênViệc lựa chọn thực phẩm an toàn trong thai kỳ là vấn đề quan trọng để giúp hạn chế những rủi ro đáng tiếc. Vậy nên có bầu ăn nhãn được không luôn là nỗi trăn trở của nhiều thai phụ khi muốn thưởng thức loại quả thơm ngon này. Hiểu được nỗi băn khoăn này, bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện sẽ giúp bạn đọc có được lời giải đáp chính xác.
Bà bầu ăn nhãn được không?
Bà bầu ăn nhãn được không là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Bởi theo quan niệm dân gian việc ăn nhãn có thể gây nóng trong người, dễ gây nổi mụn, nhiệt miệng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu hoàn toàn có thể ăn nhãn trong suốt thời kỳ mang thai.
Đọc thêm: Bà Bầu Ăn Mít Được Không, Có Gây Sảy Thai Không?
Nhãn là một thứ quả phổ biến, thơm ngon và có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, chúng còn được chứng minh là có tác dụng an thần, làm giảm căng thẳng, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, tăng sức đề kháng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Mặt khác, nhãn còn hỗ trợ làm giảm các cơn ho khan do ốm nghén, bồi bổ sức khỏe nên mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng được.
Bà bầu ăn nhãn có tốt không?
Có thai ăn nhãn được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, bà bầu ăn nhãn có tốt không? Theo nghiên cứu, trong 100g nhãn đã bóc vỏ, hạt có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe bà bầu như: Protein 1,31g, Carbohydrate 15,14g, chất xơ: 1,1g, vitamin C 84mg, Riboflavin 0,14mg, canxi cho bà bầu 1mg, phốt pho 21mg, chất béo 0,1g, Kali 266mg, Magie 10mg.
Từ những thành phần này, có thể thấy, việc ăn nhãn đúng cách giúp mang lại cho bà bầu nhiều tác dụng tích cực. Cụ thể như sau:
- Tăng cường hệ miễn dịch: Hàm lượng vitamin C trong nhãn cao có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch thông qua cơ chế kích thích cơ thể kháng lại các phản ứng viêm. Ăn nhãn với liều lượng phù hợp giúp mẹ bầu ngăn ngừa sớm các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn phổ biến như viêm mũi, cảm lạnh, cảm cúm, đau họng hay sốt.
- Cải thiện tình trạng rạn da: Nhờ có hàm lượng vitamin C cao mà nhãn có thể cải thiện sức khỏe làn da, hạn chế tình trạng rạn da khi bụng to lên. Bên cạnh đó, vitamin C cũng giúp làm giảm dấu hiệu da bị khô, bong tróc, lão hóa toàn thân do nội tiết tố thay đổi trong thai kỳ.
- Ngăn ngừa bệnh thiếu máu: Cung cấp vitamin C thông qua việc ăn nhãn sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ sắt và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Đồng thời hạn chế tình trạng chóng mặt, đau đầu, suy nhược cơ thể, khó thở, rối loạn nhịp tim ở bà bầu bị thiếu máu.
- Hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện: Khi cơ thể thai phụ thiếu đồng trong thai kỳ có thể làm ảnh hưởng tới não, tim, da, tóc, mạch máu, hệ thống xương, hệ miễn dịch, hệ máu huyết ở thai nhi. Bởi thiếu đồng cơ thể thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chết phôi sớm nên thường gây ra nguy cơ dị tật. Tuy nhiên, đồng và các khoáng chất khác lại được tìm thấy nhiều trong nhãn. Trung bình, 100g nhãn sẽ cung cấp 20% giá trị đồng khuyến cáo hàng ngày dành cho người trưởng thành.
- Thúc đẩy quá trình trao đổi chất: Sở dĩ việc ăn nhãn có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, chất đạm, chất đường bột thành năng lượng là do chúng có chứa nhiều vitamin B2 (Riboflavin). Mặt khác, loại vitamin này còn hỗ trợ phát triển thị lực, làn da, xương khớp, cơ bắp, hệ thần kinh của bé. Do đó, khi mang bầu, chị em nên ăn nhãn để phòng ngừa nguy cơ bị thiếu hụt vitamin B2.
Xem thêm: Có Bầu Ăn Khổ Qua Được Không? Cần Lưu Ý Gì?
- Kiểm soát cân nặng: Với hàm lượng calo thấp, thai phụ không cần lo lắng việc tăng cân khi ăn nhãn. Bên cạnh đó, nhãn gần như không chứa cholesterol, chất béo nên không gây tích mỡ hay làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Kháng viêm, ngăn ngừa biến chứng thai kỳ: Do có chứa axit ellagic và axit galic nên nhãn có khả năng chống viêm. Bên cạnh đó, nhãn còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa Polyphenols như Epicatechin nên có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Bao gồm cả nguy cơ sảy thai, thai nhi chậm phát triển, sinh non hay tiền sản giật.
- Cải thiện trí nhớ, phát triển hệ thần kinh: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhãn có khả năng mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe não bộ ở cả mẹ và thai nhi. Với mẹ bầu, ăn nhãn sẽ tác động lên phần cấu trúc não bộ, giúp xử lý ký ức, hạn chế nguy cơ mắc bệnh Alzheimer trong và sau khi mang thai. Còn với thai nhi, nhãn sẽ làm tăng đáng kể khả năng sống sót của tế bào thần kinh chưa trưởng thành, hỗ trợ thai nhi phát triển não bộ một cách toàn diện.
- Kích thích ăn ngon: Long nhãn có chứa đường fructose và đường glucose, tạo nên vị ngọt dịu, lôi cuốn. Điều này giúp mẹ bầu thỏa mãn cơn thèm ngọt, hỗ trợ điều trị chứng nhạt miệng do thay đổi nội tiết trong thai kỳ, cũng như kích thích vị giác và giúp mẹ bầu ăn ngon hơn.
- Giúp ngủ ngon: Các thành phần dinh dưỡng có trong nhãn có khả năng tác động lên thụ thể γ-aminobutyric acid (GABA). Từ đó làm giảm nồng độ hormone gây căng thẳng, hỗ trợ kiểm soát tâm trạng, cải thiện cảm giác lo lắng, bồn chồn, giúp mẹ bầu nhanh chìm vào giấc ngủ.
- Hỗ trợ tẩy giun tự nhiên: Hàm lượng axit tartaric có trong nhãn là thành phần thường thấy trong các loại thuốc tẩy giun. Vì thế, ăn nhãn cũng là một trong những cách giúp bà bầu tẩy giun tự nhiên, an toàn.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Nếu bạn vẫn đang thắc mắc “mới có bầu ăn nhãn được không” thì hãy thử ngay loại quả này. Bởi nhãn được xem là lựa chọn tuyệt vời trong việc cải thiện các vấn đề tiêu hóa trong thai kỳ. Hàm lượng protein thực vật, chất béo có trong nhãn sẽ giúp kích thích quá trình trao đổi chất, làm giảm chứng buồn nôn, ợ hơi, khó tiêu,… ở mẹ bầu hiệu quả.
Tác hại của việc có bầu ăn nhãn không đúng cách
Có thai ăn nhãn được không đã được giải đáp, ăn nhãn khi mang thai rất tốt cho bà bầu. Tuy nhiên nếu ăn không đúng cách, loại quả này có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
- Nhãn có chứa hàm lượng đường cao nên nếu ăn khi đói hoặc ăn quá nhiều nhãn trong cùng một lúc sẽ khiến cơ thể mẹ bầu chuyển hóa không kịp. Từ đó khiến đường huyết tăng cao, rất nguy hiểm nếu thai phụ đang bị đái tháo đường thai kỳ.
- Nhãn có tính nóng, nếu thai phụ ăn quá nhiều dễ dẫn tới nóng trong hoặc táo bón thai kỳ. Thậm chí trong nhiều trường hợp còn dẫn tới chảy máu, đau bụng, sảy thai. Vậy bầu 3 tháng ăn nhãn được không? Bầu 3 tháng vẫn có thể ăn nhãn nhưng không nên ăn liên tục và mỗi lần ăn không quá 300g.
- Thai phụ có tiền sử cao huyết áp cũng nên hạn chế ăn nhãn trong 3 tháng đầu. Lượng đường cùng các dưỡng chất có trong nhãn dễ khiến cơ thể tăng huyết áp, gây bất lợi cho sức khỏe.
- Nên ăn nhãn tươi thay vì ăn long nhãn – thành phẩm của nhãn khi đem sấy khô. Tuy long nhãn có nhiều tác dụng tốt nhưng do chúng quá ngọt nên thai phụ trong 3 tháng đầu không nên ăn long nhãn.
- Không ăn nhãn nếu đang bị táo bón thai kỳ.
Đọc ngay: Mẹ Bầu Ăn Chôm Chôm Được Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Ăn?
Phụ nữ mang thai ăn nhãn sao cho đúng?
Như đã nói ở trên, tuy nhãn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn. Vậy nên để thưởng thức thứ quả này một cách trọn vẹn mà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi và mẹ bầu, các bạn cần chú ý những điều sau:
- Ăn với lượng vừa phải, cụ thể là không nên ăn quá 33g nhãn/ngày và tốt nhất chỉ ăn 167g nhãn/ngày.
- Chỉ ăn nhãn từ 1 – 2 lần mỗi tuần, tuy nhiên không nhất thiết tuần nào cũng ăn nhãn. Thay vào đó, mẹ bầu có thể luân phiên thay thế nhãn với các loại trái cây theo mùa để đa dạng nguồn dinh dưỡng.
- Nhãn tùy từng trái mà kích thước quả có thể to hoặc nhỏ. Khi ăn nhãn mẹ có thể bị hóc, mắc nghẹn hoặc nuốt phải hạt, làm tăng nguy cơ ngạt thở, đe dọa tới tính mạng. Vì thế, trong lúc ăn nhãn, mẹ không nên chủ quan vừa ăn, vừa cười đùa nói chuyện để tránh gặp tai nạn hy hữu.
- Vỏ trái nhãn có thể dính thuốc trừ sâu, các loại ký sinh trùng nguy hiểm. Vậy nên mẹ cần rửa nhãn kỹ với nước để loại bỏ các tạp chất độc hại. Khi ăn nên dùng tay bóc vỏ thay vì dùng miệng.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “có bầu ăn nhãn được không” cùng những thông tin hữu ích khác. Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần chú ý thăm khám sức khỏe thường xuyên, ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc, vận động nhẹ nhàng để có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Đọc ngay:
- Bầu Ăn Vải Được Không? Ăn Như Nào Đảm Bảo Sức Khỏe?
- Bầu Ăn Dưa Hấu Được Không? 12 Tác Dụng Ít Người Biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!