Bầu Ăn Ốc Được Không? Có Hại Cho Thai Nhi?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTrong thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dinh dưỡng để thai nhi có thể phát triển một cách ổn định. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, mẹ cũng cần hạn chế một số thự phẩm để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Vậy mẹ bầu ăn ốc được không và nếu ăn thì phải ăn như nào mới hợp lý. Hãy cùng tìm hiểu.
Thành phần dinh dưỡng trong ốc
Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, ốc là một trong những món ăn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thành phần quan trọng trong ốc phải kể đến là:
Tham khảo thêm: Bà Bầu Ăn Măng Được Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Ăn?
- Protein: Chất đạm rất có lợi trong việc xây dựng và phát triển cơ thể của thai nhi. Đồng thời chúng cũng cung cấp năng lượng cho mẹ bầu, hình thành kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
- Magie: Trung bình trong khoảng 85g ốc có chứa khoảng 212mg magie, tức nếu mỗi ngày ăn 85g ốc là nữ giới đã đủ 68% lượng magie khuyến nghị. Magie là chất quan trọng để chuyển hóa năng lượng, giúp răng và xương chắc khỏe, điều hòa các dưỡng chất khác như kali, kẽm, canxi và vitamin D.
- Vitamin E: Vitamin E có khả năng tổng hợp hồng cầu và bảo vệ tế bào trước tác hại của gốc tự do. Hơn nữa, thành phần này còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Sắt: Sắt là một loại khoáng chất cần thiết để tạo ra hồng cầu, giúp trao đổi oxy đến các ngóc ngách trong cơ thể. Nếu bổ sung không đủ sắt trong thời gian dài, mẹ bầu chắc chắn sẽ bị mệt mỏi, suy kiệt.
- Canxi: Hàm lượng canxi có trong ốc rất cao, trung bình khoảng 1310–1660mg/100g tùy vào từng loại. Ít ai biết đường rằng hàm lượng canxi trong ốc lại cao hơn hẳn các loại thịt như thịt gà, thịt bò,…
- Selen: Selen cũng là một trong những chất dinh dưỡng đáng kể có trong ốc, chúng giữ vai trò đảm bảo cho hệ thống nội tiết và miễn dịch hoạt động một cách ổn định, làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim, nhiễm trùng tái phát và viêm khớp dạng thấp.
- Photpho: Công dụng của photpho cho cơ thể mẹ bầu là hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, đồng thời duy trì mật độ xương và điều hòa các chất dinh dưỡng khác trong cơ thể.
Bà bầu có ăn ốc được không?
Với những thành phần dinh dưỡng kể trên, bà bầu có thể hoàn toàn ăn được ốc. Hơn nữa, dựa trên góc độ dinh dưỡng, ốc còn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp cơ thể thai phụ phòng ngừa một số bệnh. Dù vậy, mẹ cũng cần đảm bảo lượng ốc sử dụng không vượt quá mức cần thiết và phải ăn ốc đã được nấu hay hấp chín.
Đọc thêm: Bà Bầu Ăn Khổ Qua Được Không? Có An Toàn Cho Mẹ và Bé Không?
Theo khuyến cáo, thời điểm lý tưởng nhất mà mẹ nên thêm ốc vào thực đơn của mình là sau 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi trong 3 tháng đầu tiên, thai phụ rất dễ gặp tình trạng ốm nghén, rất nhạy cảm với những loại thực phẩm có mùi tanh. Sử dụng ốc trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ rất dễ gặp tình trạng căng đầy bụng, nôn ói,… Mẹ bầu từ tháng thứ 4 thì có thể ăn ốc với một lượng vừa đủ từ 1-2 bữa một tuần, ăn nhiều sẽ không tốt vì dễ dẫn tới đầy bụng. Với những mẹ bầu bị đau dạ dày, bị rối loạn tiêu hoá, bị vết loét trên da thịt chưa lành,… thì cũng nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc.
Cần lưu ý gì khi ăn ốc trong thai kỳ
Nếu thêm ốc vào trong thực đơn hàng ngày của mẹ bầu thì cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra nguồn gốc của ốc, chọn mua ốc từ các nguồn đáng tin cậy, đảm bảo chúng được lưu trữ và xử lý một cách vệ sinh. Tránh ăn ốc từ những nguồn không rõ ràng.
- Nên tự chế biến ốc ở nhà để đảm bảo chất lượng và độ sạch sẽ, cần rửa sạch và luộc thật chín mới có thể sử dụng. Ở bước làm sạch, bạn nên ngâm ốc trong nước chanh, nước pha giấm, nước vo gạo trong khoảng 2-3 tiếng để ốc nhả hết chất bẩn. Tuy nhiên không được ngâm quá lâu bởi có thể khiến ốc bị chết, không còn tươi.
- Không phải loại ốc nào mẹ bầu cũng có thể ăn. Đặc biệt, thai phụ cần tránh những loại ốc chứa hàm lượng độc tố như ốc trám, ốc cối, ốc mặt trăng, ốc bùn răng, ốc bùn nóng, ốc hương Nhật Bản,… Đồng thời mẹ cũng nên tránh xa ốc bươu vàng bởi chúng là loại ốc dễ bị nhiễm ký sinh trùng nhất.
- Lượng ốc khuyến cáo mẹ có thể sử dụng trong 1 tuần là 1-2 lần, mỗi lần không quá 200g.
- Trước khi thêm ốc vào chế độ ăn uống khi mang thai, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng chúng phù hợp và an toàn cho cả mẹ và bé.
Việc ăn ốc trong thai kỳ mang lại lợi ích dinh dưỡng quan trọng cho cả mẹ và bé, nhưng cần phải sử dụng một cách thật cẩn thận và có kiến thức. Luôn đảm bảo ốc được nấu chín kỹ, nguồn gốc an toàn, tiêu thụ một cách điều độ và tuân thủ các khuyến nghị về vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Tìm hiểu thêm:
- Đang Có Bầu Ăn Măng Cụt Được Không, Nên Ăn Bao Nhiêu?
- Bầu Ăn Vải Được Không? Ăn Như Nào Đảm Bảo Sức Khỏe?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!