Đang Bầu Ăn Ổi Được Không, Nên Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Ổi là loại quả thơm ngon, giàu dinh dưỡng và được nhiều người sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên với chị em đang mang bầu thì việc ăn loại quả nào cũng cần hết sức chú ý để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy đang mang bầu ăn ổi được không, nên ăn bao nhiêu và cần lưu ý những gì?

Thành phần dinh dưỡng có trong trái ổi

Trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu ăn ổi được không thì hãy cùng xem những thành phần dinh dưỡng có trong loại quả này.

Theo các nghiên cứu, ổi có chứa nhiều vitamin C cùng chất xơ tốt cho sức khỏe. Theo đó, trong 100g ổi có thể chứa:

  • 36-50 calo năng lượng.
  • 77 – 86g nước.
  • 2,8 – 5,5g chất xơ.
  • 0,9 – 1g protein.
  • 0,1 – 0,5g chất béo.
  • 0,43 – 0,7g tro.
  • 9,5 – 10g carbohydrate.
  • 9,1 – 17mg canxi.
  • 17.8 – 30mg phốt pho.
  • 0,3 – 0,7mg sắt.
  • 200 – 400mg vitamin C.
  • 0,046mg vitamin B1.
  • 0,6 – 1,068mg vitamin B3.

Tìm hiểu ngay: Đang Có Bầu Ăn Măng Cụt Được Không, Nên Ăn Bao Nhiêu?

Quả ổi có nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe
Quả ổi có nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe

Bầu ăn ổi được không?

Với thắc mắc bà bầu ăn ổi được không, các chuyên gia trả lời là CÓ. Theo đó, trái ổi có nhiều dưỡng chất tốt cho cả mẹ và thai nhi, mang đến nhiều công dụng khi mẹ mang bầu, cụ thể như:

  • Ổn định huyết áp

Cao huyết áp khi đang mang bầu là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải. Bệnh có thể làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Sử dụng ổi sẽ giúp mẹ bầu ổn định huyết áp, giữ huyết áp không quá cao/quá thấp, giúp thai nhi phát triển toàn diện.

  • Ổn định cholesterol

Khi mang bầu, phụ nữ thường sử dụng thêm nhiều nhóm thực phẩm và có thể làm tăng nguy cơ bị béo phì. Điều này cũng làm cholesterol trong máu tăng cao và dễ mắc bệnh tim mạch. Ăn ổi đúng cách sẽ giúp giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ bị các bệnh liên quan.

  • Tốt cho hệ tiêu hóa

Nhiều người cho rằng sử dụng ổi có thể gây táo bón. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn ngược lại, táo bón chỉ xảy ra khi chúng ta ăn ổi non và ổi xanh. Nếu dùng ổi chín thì không những không bị táo bón mà còn tốt cho hệ tiêu hóa.

Chị em ăn ổi có thể bỏ vỏ, bỏ hạt để giúp nhuận tràng, giảm nguy cơ bị táo bón, đồng thời giảm nguy cơ bị bệnh trĩ trong quá trình mang bầu.

  • Tốt cho dạ dày

Bà bầu ăn ổi được không nếu bị bệnh dạ dày? Câu trả lời là có. Chị em khi mang bầu đa số đều bị ợ hơi, đầy bụng, nôn,… một số khác còn bị trào ngược dạ dày do acid dạ dày tăng cao. Trái ổi có tính kiềm, giúp cân bằng acid dạ dày, giảm toàn bộ những triệu chứng trên và giúp mẹ bầu thoải mái hơn.

  • Bổ sung sắt cho cơ thể

Sắt là thành phần tạo nên huyết sắc tố của hồng cầu, có vai trò quan trọng để tạo máu. Khi chị em mang bầu, lượng máu trong cơ thể sẽ tăng để cung cấp máu cho thai nhi. Do vậy ăn các thực phẩm giàu sắt sẽ giúp chị em giảm nguy cơ thiếu sắt, thiếu máu. Vậy nên bạn hãy dùng ổi trong quá trình mang thai để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

  • Giúp mẹ bầu thư giãn

Magie là khoáng chất có chứa nhiều trong trái ổi. Nó có thể giúp cơ bắp và hệ thần kinh thư giãn hơn, qua đó hạn chế tình trạng chuột rút mà hầu hết chị em nào đang mang bầu cũng có nguy cơ gặp phải.

  • Phòng ngừa viêm nhiễm

Vitamin A, C, E cùng các chất chống oxy hóa trong ổi có thể giúp phòng ngừa viêm nhiễm, nhiễm trùng do gốc tự do gây nên. Điều này rất tốt cho những chị em đang mang bầu vì trong thời gian này cơ địa của mẹ bầu khá nhạy cảm nên rất dễ bị viêm nhiễm, tổn thương.

  • Ngừa dị tật thai nhi

Axit folic là hợp chất rất quan trọng với những ai đang mang bầu và trong quả ổi chứa rất nhiều. Nó giúp ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi, giúp thai nhi khỏe mạnh. Bên cạnh đó, vitamin B9 có trong ổi cũng giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển tốt hơn.

Xem thêm: Bà Bầu Ăn Mít Được Không, Có Gây Sảy Thai Không?

Đang bầu ăn ổi được không - câu trả lời là có
Đang bầu ăn ổi được không – câu trả lời là có

Bầu nên ăn bao nhiêu ổi là đủ?

Để tránh gặp những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, các chuyên gia khuyên chị em chỉ dùng 1 – 2 miếng/lần ăn, mỗi tuần chỉ ăn 1 – 2 lần. Nếu không muốn ăn ổi trực tiếp bạn cũng có thể ép thành nước để dễ sử dụng hơn. 

Với nước ép ổi, bạn chỉ dùng 100-150ml/lần uống, mỗi tuần chỉ uống 1 lần là đủ, không nên dùng quá nhiều. Ngoài ra, chị em cũng có thể kết hợp ăn ổi cùng các loại trái cây khác để cân bằng dinh dưỡng trong thai kỳ, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn ổi

Bầu ăn ổi được không chị em chắc hẳn đã có đáp án. Tuy nhiên nếu như chị em dùng không đúng cách, ăn quá nhiều thì rất dễ gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Bị tiêu chảy, tiêu hóa kém do dư thừa chất xơ trong quá trình mang thai.
  • Bị đau răng, ê răng nếu ăn ổi chưa chín.
  • Đi ngoài phân lỏng hơn bình thường vì trái ổi giúp nhuận tràng.
  • Có nguy cơ bị nhiễm listeria – 1 vi khuẩn có trong các loại hóa chất bảo quản hoa quả, tăng nguy cơ ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Cần lưu ý gì khi mẹ bầu ăn ổi?

Khi sử dụng ổi trong quá trình mang bầu, chị em hãy chú ý:

  • Gọt vỏ trước khi ăn vì vỏ của quả ổi nhiều chất xơ, dễ ngấm thuốc cũng như gây tiêu chảy.
  • Hạt ổi khó tiêu hóa và có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày nên chị em hãy bỏ hạt khi ăn.
  • Không ăn ổi xanh vì nó khá cứng, chát, có nhựa, làm tăng nguy cơ viêm nướu, táo bón…
  • Sử dụng ổi với lượng vừa đủ như đã thông tin ở trên, không dùng quá nhiều để tránh gặp tác dụng phụ.
Nên chọn ăn ổi chín và bỏ vỏ, bỏ hạt để tránh gặp tác dụng phụ
Nên chọn ăn ổi chín và bỏ vỏ, bỏ hạt để tránh gặp tác dụng phụ

Bài viết trên đây Nhất Nam Y Viện đã giải đáp chi tiết thắc mắc đang bầu ăn ổi được không. Hy vọng chị em đã hiểu thêm về loại trái cây này và biết cách sử dụng đúng để nâng cao sức khỏe, tránh làm cơ thể cũng như thai nhi bị ảnh hưởng trong suốt thai kỳ.

Đọc thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *