Bầu Ăn Rau Ngót Được Không? Mẹ Cần Chú Ý Gì?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênĐang bầu ăn rau ngót được không là vấn đề băn khoăn của nhiều phụ nữ. Theo quan niệm từ xa xưa, việc ăn rau ngót có thể khiến phụ nữ bị sảy thai hoặc sinh non. Vậy điều này có đúng không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây từ Nhất Nam Y Viện để có lời giải đáp chính xác nhất.
Giá trị dinh dưỡng của rau ngót
Trước khi giải đáp cho vấn đề “bầu ăn rau ngót được không”, bạn nên điểm qua một số thông tin về giá trị dinh dưỡng của loại rau này. Theo đó, rau ngót là một loài cây bụi mọc hoang ở nhiều vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chúng thường được trồng để chế biến thành nhiều món ăn có hương vị thơm ngon và tốt cho sức khỏe.
Rau ngót cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin, khoáng chất như canxi, photpho, kali, magie, vitamin C, vitamin B1, vitamin B6,… Ngoài ra, chúng cũng có chứa một lượng đạm đáng kể nên rất bổ dưỡng.
Tham khảo: Bầu Ăn Mướp Được Không? Ăn Bao Nhiêu Là Đủ? Cần Lưu Ý Gì?
Nghiên cứu cho thấy, cứ 100g rau ngót sẽ có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:
- 3,4g tinh bột.
- 169mg canxi.
- 5,3g đạm.
- 2,7mg sắt.
- 64,5mg phốt pho.
- 2,2g vitamin PP.
- 100mcg vitamin B1.
- 400mcg vitamin B2.
- 6mcg carotin.
- 185mg vitamin C.
Mẹ bầu ăn rau ngót được không?
Từ những giá trị dinh dưỡng nêu trên, có không ít người phân vân về việc có nên đưa rau ngót vào danh sách những thực phẩm nên ăn khi mang thai không. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng, rau ngót có chứa hợp chất papaverin – hợp chất không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Cho những bạn chưa biết, papaverin là chất có khả năng làm co thắt cổ tử cung. Việc dùng rau ngót ở thai phụ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu hoặc người thụ tinh ống nghiệm.
Song với những thai phụ mang thai tự nhiên, sức khỏe ổn định, từ tháng thứ 4 của thai kỳ, chị em có thể ăn rau ngót. Tuy nhiên, việc sử dụng loại rau này cần lưu ý những vấn đề như lựa chọn rau ngót sạch. Đồng thời sơ chế, chế biến cẩn thận, chỉ ăn rau ngót khi đã được nấu chín và không ăn quá thường xuyên.
Bà bầu máy tháng thì ăn được rau ngót?
Khi mang thai, không ít chị em sẽ đặt ra các câu hỏi như “bầu 4 tháng ăn canh rau ngót được không”, “bầu 6 tháng ăn rau ngót được không” hay “bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?”,…
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, mẹ bầu không được khuyến khích ăn rau ngót khi mới mang thai. Tốt nhất, hãy ăn một lượng rau ngót vừa đủ từ tháng thứ 4 trở đi để bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Lúc này, bạn có thể ăn rau ngót luộc, nấu canh nhưng không nên ăn quá nhiều.
Đọc ngay: Mẹ Bầu Ăn Rau Muống Được Không, Cần Lưu Ý Những Gì?
Với những mẹ bầu có thể trạng yếu, từng có tiền sử ra máu dọa sảy thai, nguy cơ sảy thai – sinh non cao thì không nên ăn rau ngót.
Bà bầu ăn nhiều rau ngót có sao không?
Mặc dù rau ngót được xem là loại thực phẩm ngon, dinh dưỡng và có thể mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu thụ rau ngót trong thời kỳ mang thai cần được cân nhắc. Bởi việc tiêu thụ quá nhiều rau ngót ở giai đoạn này có thể gây ra một số tác hại như sau:
- Khó ngủ: Ăn rau ngót thường xuyên trong thời kỳ mang thai có thể gây rối loạn giấc ngủ. Từ đó gián tiếp làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.
- Rối loạn tiêu hóa: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi sinh lý, gây rối loạn tiêu hóa và nhiều vấn đề khác. Trong khi rau ngót rất giàu chất xơ, vì thế chúng có thể tác động xấu tới hệ tiêu hóa.
- Tăng nguy cơ sảy thai: Hàm lượng papaverin với tác dụng giảm đau, giảm cơ, giảm huyết áp có trong rau ngót có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Đặc biệt là trong giai đoạn tam nguyệt cá thứ nhất và tam nguyệt cá thứ 3.
- Giảm hấp thu dưỡng chất khác: Tuy rau ngót có chứa nhiều canxi, photpho nhưng khi dung nạp cũng sẽ kích thích sản xuất chất glucocorticoid. Từ đó làm cản trở việc hấp thu vi khoáng từ các nguồn thực phẩm khác. Nếu thai phụ ăn rau ngót liên tục trong thời gian dài rất dễ gây ra tình trạng thiếu hụt các khoáng chất này.
Cần lưu ý gì khi ăn rau ngót trong thời gian mang thai?
Có bầu ăn rau ngót được không đã được giải đáp. Tuy nhiên để việc sử dụng loại rau này mang lại hiệu quả tốt, hạn chế tối đa nguy cơ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé, bạn cần nắm được những lưu ý sau:
- Nên ăn rau ngót nhà tự trồng, rau ngót sạch, không dùng thuốc bảo vệ thực vật.
- Với những mẹ bầu từng có tiền sử sinh non, sảy thai hoặc đang áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thì không nên ăn rau ngót.
- Không ăn rau ngót tươi, thay vào đó nên nấu chín rồi mới sử dụng.
- Thai phụ chỉ ăn rau ngót bắt đầu từ tháng thứ 4 và không nên ăn nhiều hơn 2 buổi/tuần.
- Trong trường hợp ăn rau ngót xong và có các dấu hiệu bất thường, các bạn cần tới bệnh viện để kiểm tra ngay.
- Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể sử dụng một số loại rau khác như rau chân vịt, súp lơ xanh, cải thìa, cải xoăn, rau muống, rau cần tây,…
Như vậy, câu hỏi “bầu ăn rau ngót được không” đã được giải đáp. Theo đó, bà bầu không nên ăn rau ngót trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Để được giải đáp, tư vấn thêm về các loại thực phẩm, các loại rau có thể sử dụng, thai phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Tìm hiểu ngay:
- Bà Bầu Ăn Khổ Qua Được Không? Cần Lưu Ý Gì?
- Bầu Ăn Giá Được Không? Những Điều Cần Biết Khi Ăn Giá Đỗ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!