Hang vị dạ dày ở đâu? Chức năng chính trong hệ tiêu hóa?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênKhông phải ai cũng biết hang vị dạ dày ở đâu và có chức năng như thế nào trong hệ tiêu hóa? Nắm bắt được vị trí, cấu tạo, vai trò của hang vị, từ đó có kiến thức phòng tránh các bệnh lý liên quan đến bộ phận này.
Hang vị dạ dày ở đâu trong hệ tiêu hóa?
Trước khi đi vào vấn đề hang vị dạ dày ở đâu thì bạn cần biết đây là bộ phận nào trong đường tiêu hoá của con người. Trong hệ thống đường tiêu hóa của con người gồm nhiều bộ phận, đóng vai trò quan trọng nhất chính là dạ dày, nó giống như một chiếc túi lớn để chứa đựng thức ăn.
Dạ dày được cấu tạo bởi những bộ phận nhỏ hơn như: Tâm vị, phình vị, thân vị, hang vị và môn vị. Các bộ phận được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới và mỗi bộ phận có một nhiệm vụ riêng nhằm thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn để cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể.
Trong đó, hang vị là một phần của dạ dày có chiều dài khoảng 3 – 5 cm, tiếp giáp môn vị, là bộ phận kết nối giữa dạ dày và tá tràng. Hang vị được bao phủ “kiên cố” bởi niêm mạc và không thể tiết acid.
Hang vị đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp nhận và xử lý thức ăn. Tuy nhiên, do nằm ở vị trí gần các mầm bệnh nên hang vị có nguy cơ nhiễm khuẩn, viêm, xung huyết cao hơn so với các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa.
Vai trò của hang vị dạ dày là gì?
Sau khi đã biết chính xác hang vị dạ dày ở đâu thì đến chứng năng chính của cơ quan này trong tiêu hóa. Thức ăn đi xuống thực quản đến dạ dày, tại đây các lớp niêm mạc tiết ra acid và nhu động ruột để tiêu hóa thức ăn. Khi quá trình tiêu hóa hoàn thành, thức ăn được chuyển đến thân vị sau đó là hang vị.
Tại đây, hang vị thực hiện chức năng tiêu hóa bằng cách nhào trộn thức ăn thành những dạng nhỏ hơn để giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất nhanh chóng. Hơn nữa, cơ quan này còn giúp tá tràng và ruột non tránh được những tổn thương từ lực tác động ở bên ngoài như thức ăn thô cứng bằng cách đóng kín khi tiêu hóa và chỉ mở lại khi thức ăn đã chuyển hóa thành dạng hấp thụ dinh dưỡng.
Sau đó, nhu động ruột sẽ thực hiện chức năng phân loại thức ăn để đưa để các cơ quan tiêu hóa khác: Đưa chất dinh dưỡng đến ruột non và những thức ăn không tiêu hóa được sang ruột già.
Các bệnh lý vùng hang vị có thể mắc phải
Như đã phân tích ở trên, do nằm tại vị trí thấp thường xuyên tiếp xúc với “mầm bệnh” và chịu tổn thương từ lực tác động bên ngoài, do đó hang vị dạ dày có nguy cơ mắc phải các bệnh lý sau:
Viêm hang vị dạ dày
Viêm hang vị dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc hang vị bị viêm do nhiễm khuẩn, tác dụng phụ của thuốc hoặc tổn thương do chế độ ăn kém khoa học… Bệnh có thể gặp mọi lứa tuổi, tuy nhiên những người trên 50 tuổi hoặc gia đình có người từng mắc bệnh là những đối tượng có nguy cơ mắc viêm hang vị cao hơn. Thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát viêm hang vị để phát hiện bệnh sớm.
Các biểu hiện của viêm dạ dày là: Đau thượng vị, nôn ói, ợ hơi ợ chua…Nếu không được điều trị sớm, bệnh có từ vị trí viêm sẽ xuất hiện các tổn thương ăn sâu vào niêm mạc hang vị.
Viêm xung huyết hang vị
Khi viêm hang vị xuất hiện các vết loét và không được điều trị kịp thời khiến các vết loét nhiễm trùng làm mạch máu tại niêm mạc hang vị giãn nở xuất hiện tình trạng xung huyết.
Tùy từng giai đoạn bệnh viêm xung huyết hang vị mà có những biểu hiện khác nhau:
- Giai đoạn nhẹ: Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: Đầy bụng, khó tiêu, ợ chua xuất hiện một cách nhẹ nhàng và thưa thớt.
- Giai đoạn nặng: Các triệu chứng sẽ xuất hiện ngày nặng và gia tăng số lần trong ngày: Đau hang vị dữ dội, nôn ra máu, rối loạn tiêu hóa, cơ thể suy nhược,…
Hẹp hang vị
Được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm, hẹp hang vị không chỉ gây ra những triệu chứng cho người bệnh mà có thể dẫn đến hàng loạt những biến chứng phức tạp: Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư.
Nếu nhận thấy một trong những dấu hiệu sau thì có thể bạn đã mắc bệnh hẹp hang vị, nên đến các cơ sơ y khoa để thăm khám và điều trị sớm.
- Đau thượng vị âm ỉ cả ngày.
- Luôn có cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
- Thường xuyên nôn ói.
- Sụt cân, cơ thể xanh xao.
- Rối loạn tiêu hóa.
Biện pháp phòng ngừa các bệnh lý hang vị dạ dày
Theo các chuyên gia về tiêu hóa, để bảo vệ hang vị dạ dày, ngăn ngừa các bệnh lý vùng hang vị nói riêng và các bệnh lý về tiêu hóa khác nói chung cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đúng giờ và đầy đủ các bữa trong ngày, tránh tiêu thụ cùng 1 lúc quá nhiều thức ăn vì sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa và tăng khả năng tiết acid dạ dày. Hãy tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để tránh gây tổn thương cho hệ tiêu hóa.
- Tránh chất kích thích: Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá để tránh kích thích dạ dày tăng tiết acid
- Hạn chế đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm cay nóng, hoặc nhiều dầu mỡ không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Giữ tâm trạng thư giãn thoải mái: Việc tâm lý căng thẳng sẽ tác động không tốt đến hệ tiêu hóa, kích thích cơ co thắt dạ dày, tăng tiết acid. Vì thế kiểm soát tốt tâm trạng sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh
- Luyện tập thể dục mỗi ngày: Mỗi ngày 30 phút tập luyện với những bài tập vừa sức sẽ kích thích tiêu hóa tốt hơn, đồng thời giúp giảm căng tăng mệt mỏi và tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày: Uống đủ nước không chỉ giúp đẹp da mà còn có tác dụng kích thích tiêu hóa
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về sức khỏe, tránh những biến chứng phức tạp.
Tóm lại, hang vị đóng vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, bảo vệ các cơ quan khác khỏi sự tấn công từ bên ngoài. Hy vọng, với những thông tin về hang vị dạ dày ở đâu, tầm quan trọng trong hệ tiêu hóa cũng như những biện pháp bảo vệ khỏi các nguy cơ bệnh lý, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích cho sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!