Mụn Bọc Bị Vỡ Phải Làm Gì? Cách Xử Lý Hiệu Quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênMụn bọc là một trong những loại mụn rất thường gặp, khó điều trị và dễ gây bội nhiễm cho da. Khi mụn vỡ, các vi khuẩn trong nhân mụn có thể tấn công sang các vùng da xung quanh khiến hiện tượng viêm nhiễm lan rộng hơn. Vậy mụn bọc bị vỡ phải làm sao, cách xử lý thế nào sao cho phù hợp?
Nguyên nhân gây vỡ mụn bọc
Mụn bọc là một dạng mụn nặng phát triển từ mụn trứng cá viêm. Đây là loại mụn hình thành do tuyến bã nhờn trên da kết hợp với da chết và bụi bẩn khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Các nốt mụn thường có kích thước to, khó lành và có nhân mủ.
Đầu nhân mụn bọc thường có mủ, mụn bị sưng to và đỏ nên rất dễ vỡ. Hiện tượng mụn bọc bị vỡ có thể do nhiều nguyên nhân. Một phần do mụn đã chín, đến lúc cần tự xử lý thì mụn vỡ ra để đẩy nhân ra ngoài. Bên cạnh đó, nếu bạn tác động lên mụn như vô tình quệt tay lên mụn, chà xát mụn quá mạnh cũng khiến mụn dễ bị vỡ ra.
Khi mụn bị vỡ, nếu bạn không xử lý đúng cách có thể khiến da hình thành sẹo thâm. Thậm chí, trong một số trường hợp nếu không chăm sóc đúng cách sẽ khiến mụn bị nhiễm trùng, gây tác động xấu cho sức khỏe làn da của bạn.
Làm gì khi mụn bọc bị vỡ?
Xử lý, chăm sóc da sau khi bị mụn cần bạn phải có kiến thức nền tảng để tránh tình trạng bội nhiễm trên da. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc da mụn bị vỡ mà bạn có thể tham khảo.
- Bước 1: Bạn cần rửa tay sạch khi chạm vào mụn để tránh hiện tượng nhiễm trùng mụn khi lấy nhân. Cách tốt nhất, bạn nên rửa tay bằng xà phòng trị mụn hoặc nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn bám trên da.
- Bước 2: Bạn cần lau sạch phần dịch khuẩn quanh các nốt mụn bằng vải mềm hoặc bông gạc để phòng ngừa vi khuẩn lây lan sang vùng da khác. Nên lau với cồn sát trùng hoặc nước muối sinh lý để có hiệu quả tốt nhất.
- Bước 3: Bạn sử dụng dụng cụ nặn mụn giúp lấy hết phần nhân mụn còn sót lại. Dùng dụng cụ nặn cần đúng cách để không làm trầy da. Trong quá trình nặn mụn bọc ở cằm, má, mũi,… nếu bị chảy mủ hoặc máu nhiều, bạn cần dùng bông để thấm hết, ngăn ngừa lan mủ ra vùng da khác.
- Bước 4: Tiến hành rửa mặt với nước muối sinh lý giúp kháng khuẩn cho toàn bộ da mặt.
- Bước 5: Bạn nên lấy đá lạnh để chườm lên vết mụn vừa xử lý để giảm hiện tượng sưng tấy cũng như thu nhỏ lỗ chân lông. Chườm đá lạnh còn hạn chế việc hình thành sẹo rỗ sau khi nặn mụn bọc.
- Bước 6: Dùng thuốc đặc trị mụn có chứa các thành phần như tretinoin, salicylic acid hoặc benzoyl peroxide. Trong trường hợp không có thuốc trị mụn, bạn có thể dùng các nguyên liệu như tinh dầu trà xanh, tinh dầu tràm, nghệ tươi hoặc mật ong để sát trùng, diệt khuẩn.
Những lưu ý bạn cần biết khi mụn bọc bị vỡ
Việc chăm sóc da đúng cách có thể giúp bạn hạn chế được việc hình thành mụn bọc và giảm thiểu nguy cơ mụn bọc bị vỡ, nhiễm trùng. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để bảo vệ làn da của mình một cách tốt nhất:
- Nên chọn sữa rửa mặt phù hợp, dịu nhẹ hoặc là loại dành riêng cho làn da mụn.
- Bạn nên rửa mặt với lực tác động thật nhẹ nhàng. Trong quá trình bị mụn, làm xẹp mụn bọc, không nên sử dụng máy rửa mặt.
- Cần hạn chế trang điểm trong thời gian điều trị mụn bọc để giúp da được thông thoáng.
- Bạn phải đảm bảo việc làm sạch da với 2 bước tẩy trang và rửa mặt mỗi ngày. Việc tẩy da chết cần hạn chế trong thời gian bị mụn. Sau đó, bạn nên duy trì tẩy da chết với tần suất phù hợp để giúp thông thoáng lỗ chân lông.
- Khi xuất hiện mụn bọc, bạn không nên nặn, tự ý sờ tay lên mụn vì sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm.
- Cần ăn nhiều rau xanh cùng với hoa quả, bổ sung nước cho cơ thể mỗi ngày đồng thời sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm để hạn chế hiện tượng khô da.
Hiện tượng mụn bọc bị vỡ rất thường gặp và đòi hỏi bạn phải có cách xử lý phù hợp. Bạn nên nắm rõ các thông tin trên cùng với việc hiểu làn da của mình để có thể chăm sóc da tốt nhất.
Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: nhatnamyvien.com
- Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Tham khảo thêm
- Có Nên Nặn Mụn Bọc? Cách Lấy Mụn An Toàn
- Các Cách Trị Mụn Bọc Cấp Tốc, Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!