Mụn Bọc Ở Cằm

Rất nhiều chị em lo lắng và phàn nàn về tình trạng thường xuyên bị nổi mụn bọc ở cằm. Đây là loại mụn có kích thước to và gây đau nhức, sưng viêm. Thậm chí ở một số trường hợp mụn còn ăn sâu vào da gây nên sẹo lõm, sẹo thâm. Điều này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới các rễ dây thần kinh. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây mụn cũng như cách điều trị bạn hãy theo dõi nội dung dưới đây.

Mụn bọc ở cằm là gì? Nguyên nhân chính gây mụn

Mụn bọc ở cằm là một vấn đề da liễu phổ biến hiện nay, thường gặp nhiều nhất ở chị em phụ nữ hoặc thanh thiếu niên đang trong giai đoạn dậy thì. Bản chất của mụn bọc giống với những loại mụn khác mọc ở cổ, lưng hay ngực.

Mụn được hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu nhờn trên da kết hợp với mảnh vụ da chết cùng vi khuẩn. Tuy nhiên, nổi mụn bọc ở cằm còn là sự dao động bất thường của hormone trong cơ thể. Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi liên tục trong suốt giai đoạn trưởng thành nên mụn bọc có thể xuất hiện và biến mất sau đó lặp lại bất cứ lúc nào.

mụn bọc o cam
Mụn bọc ở cằm là một vấn đề da liễu phổ biến hiện nay

Ngoài ra, nguyên nhân gây mụn có thể do lông mọc ngược vào da, tình trạng này thường thấy ở những nam giới hay cạo râu.

Khi mụn bọc xuất hiện, đây chỉ là một sự phiền toái nhẹ và không quá nguy hiểm. Thế nhưng phụ nữ bị mụn trên mặt dẫn tới lo âu quá mức từ đó gây hại cho sức khỏe, mất tập trung trong công việc cũng như ảnh hưởng sinh hoạt, học tập hàng ngày.

Tham khảo : Hướng Dẫn Cách Nặn Mụn Bọc Bị Chai Cứng

Mụn bọc ở cằm là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Mụn bọc, mụn mủ ở cằm đôi khi không đơn giản do bít tắc lỗ chân lông, mà nó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến da. Vậy đó là những bệnh gì, cùng Nhất Nam Y Viện tìm hiểu chi tiết trong nội dung sau:

Viêm nang lông

Những triệu chứng mụn bọc mọc ở cằm có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nang lông trên da mà người bệnh cần đặc biệt chú ý. Theo đó viêm nang lông là hiện tượng lỗ chân lông trên da bị bít tắc dẫn đến các nang lông này bị viêm. Đối với tình trạng mụn bọc kéo dài kèm theo triệu chứng viêm, sưng tấy, mẩn đỏ bạn cần có biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn lây lan sang vùng da lân cận.

Bên cạnh đó, mụn bọc, mụn mủ ở cằm kéo dài nhưng không điều trị dứt điểm sẽ gây nên những tổn thương khó hồi phục trên bề mặt da. Điển hình chính là sẹo lõm gây mất thẩm mỹ, tạo cảm giác tự ti khi giao tiếp.

Dấu hiệu của viêm mô tế bào

Khi mụn bọc ở mức độ nặng hơn có thể là triệu chứng cảnh báo các vấn đề về viêm mô tế bào vô cùng quan trọng người bệnh tuyệt đối không được lơ là. Theo đó, viêm mô tế bào thường xuất hiện ở những vùng da bị mụn mủ, mụn bọc, mụn trứng cá viêm,…

mụn bọc o cam
Cằm nổi mụn bọc có thể là dấu hiệu của viêm mô tế bào

Đối với những trường hợp này nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời sẽ gây ra một vài tác động vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe. Cụ thể là:

  • Tăng nguy cơ hình thành các áp xe trên những chỗ mọc mụn bọc.
  • Khả năng phát ban.
  • Kích thích da mẩn đỏ và sưng tấy.
  • Mụn gây cảm giác châm chích, ngứa rát cho da.

Mụn bọc mọc ở cằm là bệnh viêm da tiếp xúc

Khi quan sát thấy da nổi mụn bọc, nhất là ở vùng cằm có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc. Bệnh hình thành do các yếu tố bên ngoài môi trường như dây đeo mũ bảo hiểm, quần áo cọ xát, khăn lau,… Những đồ vật này không được vệ sinh sạch sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công vào da và gây nên bệnh.

Tham khảo : TOP 14 Mặt Nạ Trị Mụn Bọc An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Mụn ở cằm có nguy hiểm không? Có nên nặn không?

Trên khuôn mặt, ngoài các điểm như má, trán, mũi thì cằm là vị trí dễ mọc mụn nhất. Vì thế có rất nhiều người thường xuyên nổi mụn bọc ở cằm. Đây cũng là vị trí có tuyến mồ hôi và bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn cả.

Như đã nói, so với những dạng mụn khác, mụn bọc là một thể bệnh nặng. Do đó mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe cũng như làn da là nhiều hơn. Nhất là khi các nốt mụn không được kiểm soát tốt và có dấu hiệu sưng to.

Tình trạng nhiễm khuẩn P.acnes ở các nang lông trở nên nghiêm trọng sẽ khiến làn da bị tổn thương nặng nề. Những nốt mụn bọc sưng to thường chứa rất nhiều mủ dịch bên trong gây đau nhức và ngứa ngáy. Không những vậy, mụn bọc phát triển lớn cũng khó chăm sóc hơn. Từ đó dễ hình thành sẹo lõm, sẹo thâm sau điều trị.

Trường hợp bạn để mụn bọc vỡ ra nhưng không được xử lý ngay sẽ khiến vùng cằm bị nhiễm trùng, từ đó gây biến chứng mụn viêm nang. Đây là một dạng mụn rất khó điều trị, gây tốn kém về thời gian cũng như tiền bạc, công sức. Chắc chắn loại mụn này sẽ để lại sẹo lõm sau khi khắc phục.

Không những vậy, tình trạng mụn bọc ở cằm còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh. Nó gây ám ảnh, tạo cảm giác tự ti mỗi khi giao tiếp. Cảm giác lo âu, buồn phiền ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe người bệnh.

mụn bọc o cam
Bạn không nên nặn mụn khi chưa nắm rõ quy trình

Ngoài ra rất nhiều chị em thắc mắc có nên nặn mụn bọc mọc ở cằm không? Theo đó, với những nốt mụn mức độ nhẹ mọi người có thể điều trị tại nhà nhưng tuyệt đối không được nặn bỏ. Nguyên nhân là hành động này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, dễ gây nhiễm trùng da và để lại nhiều tổn thương khác như sẹo thâm, sẹo lõm gây mất thẩm mỹ.

Trường hợp mụn bọc viêm nặng bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn cách điều trị an toàn. Bởi cằm cũng là vị trí có nhiều rễ thần kinh, nếu bạn cố nặn bỏ mụn bọc có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Xem thêm : TOP 22 Loại Kem Trị Mụn Bọc Hiệu Quả, An Toàn Tốt Nhất

Cách điều trị mụn bọc ở cằm nhanh nhất và an toàn

Làm sao để hết mụn bọc ở cằm? Vấn đề này không khó nếu bạn chịu khó tìm hiểu và áp dụng. Theo đó, tùy vào mức độ mụn cũng như cơ địa mà bạn có thể lựa chọn các cách điều trị thích hợp.

Với những người có nốt mụn bọc mức độ nhẹ có thể tham khảo một vài mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu thiên nhiên như chanh tươi, sữa chua, nghệ,… để cải thiện bệnh. Ngược lại, nếu mụn của bạn ở mức độ nặng hơn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám chi tiết và được kê đơn thuốc thích hợp. Hoặc người bệnh có thể tham khảo thêm một số bài thuốc Đông y,  áp dụng công nghệ hiện đại để khắc phục tốt tình trạng mụn.

Cách chữa mụn bọc ở cằm bằng thuốc Tây y

Đa phần những trường hợp nổi mụn ở cằm đều được bác sĩ khuyên dùng thuốc Tây y để cải thiện bệnh. Phương pháp này có thể khắc phục nhanh chóng tình trạng viêm nhiễm cũng như hạn chế mụn lây lan, làm se cồi mụn từ đó loại bỏ chúng dễ dàng hơn.

Một số loại thuốc trị mụn bọc thường dùng cho vùng cằm như:

Thuốc bôi tại chỗ

Thuốc bôi tại chỗ thích hợp với những người mới bị nổi mụn bọc. Cụ thể thuốc thường dùng là:

  • Retinoid: Kem bôi có thành phần Retinoid giúp loại bỏ tế bào chết và giảm tiết bã nhờn trên da. Nhờ vậy các lỗ chân lông trên da luôn thông thoáng, không bị viêm nhiễm, ngăn mụn hình thành tốt hơn.
  • Benzoyl peroxide, salicylic acid: Những thuốc này giúp kiểm soát tốt lượng dầu thừa trên da, đồng thời tẩy da chết một cách nhẹ nhàng, ngăn vi khuẩn tích tụ gây nên mụn bọc ở cằm.
  • Kháng sinh tại chỗ: Điều trị mụn bọc ở cằm bằng các loại thuốc bôi tại chỗ cũng được bác sĩ chỉ định thường xuyên. Một số loại thuốc thường dùng như clindamycin, erythromycin, sulfacetamide… Công dụng của thuốc là chống viêm, giảm sưng tấy, ửng đỏ và diệt khuẩn tại chỗ.
mụn bọc o cam
Các sản phẩm chứa Retinoid giúp loại bỏ tế bào chết và giảm tiết bã nhờn

Kháng sinh đường uống

Thuốc có khả năng ức chế sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây mụn. Hai loại thuốc kháng sinh đường uống được sử dụng phổ biến nhất chính là Minocycline và Doxycycline.

Tuy nhiên thuốc không dành cho những trẻ em dưới 9 tuổi và phụ nữ đang có thai. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh uống cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định. Vì vậy bạn cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.

Isotretinoin

Cách chữa trị mụn bọc ở cằm bằng thuốc Isotretinoin đường uống thường được chỉ định trong những trường hợp bệnh nặng, nghiêm trọng. Thuốc được chỉ định dùng với liều 1-2 lần trong ngày sau bữa ăn. Sau khoảng 20 tuần, người bệnh có thể ngưng sử dụng thuốc Isotretinoin.

Tuy tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ với sức khỏe nhưng nếu bạn dùng đúng cách thuốc sẽ mang đến hiệu quả trị mụn tích cực. Do vậy chị em cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ nếu muốn uống Isotretinoin trị mụn bọc, mụn mủ ở cằm.

Đọc thêm : Các Cách Trị Mụn Bọc Cấp Tốc, Hiệu Quả

Áp dụng công nghệ hiện đại

Hiện nay hình thức chữa mụn bọc ở cằm bằng công nghệ hiện đại được rất nhiều người áp dụng nhờ khả năng loại bỏ mụn tận gốc, không đau đớn, tiện lợi, đồng thời ngăn bệnh tái phát hiệu quả.

Một số công nghệ trị mụn bọc hiện đại bạn có thể áp dụng như:

  • Công nghệ laser: Các chuyên viên sẽ sử dụng nước sóng laser có tần số phù hợp để chiếu trực tiếp lên các nốt mụn bọc mọc ở vùng cằm. Những tia laser này sẽ phá hủy liên kết của sắc tố melanin và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Nhờ vậy làn da của bạn trở nên mềm mịn hơn, trắng hồng và sạch mụn.
  • Công nghệ nano skin: Đây là sự kết hợp của nhiều công nghệ như sáng sáng laser, peel da, ánh sáng nano. Phương pháp này giúp chăm sóc da bằng cách cấp nước, tăng đàn hồi, đồng thời loại bỏ nhân mụn tận gốc và hạn chế để lại sẹo trên cằm sau điều trị.
  • Tiêm thuốc Corticoid: Với những trường hợp mụn nặng sẽ được chỉ định tiêm Corticoid để điều trị bệnh. Hoạt chất Corticoid khi đi vào da sẽ làm tiêu viêm, giảm sưng ở các nốt mụn. Hơn nữa thuốc cũng làm giúp giảm ngứa ngáy và đau nhức do mụn gây nên. Mặc dù vậy, bạn cần chọn địa chỉ uy tín, có bác sĩ giỏi để thực hiện tiêm Corticoid. Nếu thực hiện không đúng kỹ thuật có thể khiến da bị nhiễm độc Corticoid.
mụn bọc o cam
Với những trường hợp mụn nặng sẽ được chỉ định tiêm Corticoid

Mẹo trị mụn bọc ở cằm với nguyên liệu thiên nhiên

Khi mụn mới khởi phát, chưa viêm nhiễm nghiêm trọng bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian với nguyên liệu thiên nhiên để cải thiện bệnh. Ưu điểm của phương pháp này chính là nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản, an toàn cho da và tiết kiệm chi phí.

Bạn có thể tham khảo một số mẹo trị mụn như:

Giảm sưng tấy với đá lạnh

Các nốt mụn bọc ở cằm thường sưng tấy và đau nhức. Để cải thiện nhanh chóng tình trạng này người bệnh có thể sử dụng đá lạnh. Theo đó nhiệt độ thấp từ đá lạnh không chỉ làm giảm viêm sưng mà còn se cồi mụn nhanh chóng.

  • Bạn chuẩn bị một chiếc khăn xô mềm, sạch cùng một vài viên đá lạnh.
  • Bạn làm sạch da bằng những sản phẩm sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ.
  • Bạn bọc đá vào khăn sau đó chườm lên những vùng da bị mụn trong vòng 3-5 phút.
  • Mỗi ngày bạn thực hiện cách này khoảng 3-4 lần để đạt kết quả tốt nhất.

Sử dụng hỗn hợp mật ong nguyên chất và nước cốt chanh

Cách trị mụn bọc ở cằm tại nhà bằng hỗn hợp nước cốt chanh và mật ong thích hợp với nhiều loại da khác nhau, hơn nữa nó cũng rất lành tính và dễ thực hiện.

Mật ong có khả năng tiêu viêm, giãn nở lỗ chân lông. Hơn nữa trong mật ong cũng chứa những hoạt chất có thể tiêu diệt vi khuẩn gây nên mụn ở cằm.

Nước cốt chanh chứa hàm lượng acid citric cùng với vitamin C cao giúp làm sạch sâu, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông, tẩy da chết nhẹ nhàng. Ngoài ra sử dụng nước cốt chanh còn làm đều màu da và ngăn sẹo hình thành. Cách làm mặt nạ trị mụn bọc từ nước cốt chanh và mật ong như sau:

  • Bạn chuẩn bị 2 thìa mật ong nguyên chất cùng 1 thìa nước cốt chanh, trộn đều chúng với nhau.
  • Sau khi da được làm sạch bạn thoa hỗn hợp kia lên trên và nằm thư giãn trong 15 phút.
  • Sau cùng bạn dùng nước ấm để vệ sinh lại da sao cho sạch.
  • Mỗi tuần bạn có thể áp dụng mẹo trị mụn bọc ở cằm này từ 2-3 lần.
mụn bọc o cam
Hỗn hợp mật ong nguyên chất và nước cốt chanh cải thiện mụn hiệu quả

Nha đam trị mụn hiệu quả

Nha đam được coi là “thần dược” trong lĩnh vực làm đẹp, chăm sóc da. Theo đó, trong nha đam chứa rất nhiều loại vitamin, chromium, kẽm… có khả năng kháng khuẩn và tạo thành lớp màng bảo vệ da khỏi vi khuẩn, những yếu tố gây hại trong môi trường.

Bạn có thể sử dụng nha đam theo những cách sau:

  • Bôi trực tiếp nha đam lên da: Bạn lấy phần gel trong suốt bên trong của nha đam, rửa sạch và ngâm nước muối để loại bỏ mủ cây. Tiếp đến bạn đắp trực tiếp phần gel này lên da mụn và để khoảng 20 phút sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Kết hợp nha đam và sữa chua: Bạn trộn 2 thìa sữa chua không đường với một lượng gel nha đam để tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Bạn thoa hỗn hợp này lên da mụn và để khoảng 20 phút sau đó rồi dùng nước sạch vệ sinh lại da.
  • Nha đam và mật ong, chanh tươi: Bạn trộn gel nha đam với 1 thìa mật ong cùng 2-3 giọt nước cốt chanh sau đó thoa lên làn da bị mụn đã được làm sạch trước đó. Sau khoảng 15 phút bạn lấy nước ấm để vệ sinh lại da.

Trị mụn với kem đánh răng

Sử dụng kem đánh răng là mẹo trị mụn bọc ở cằm khá phổ biến hiện nay. Theo đó kem đánh răng thường có thành phần là bạc hà cùng các chất the mát giúp giảm đau, tiêu sưng, trừ mụn hiệu quả.

  • Bạn lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ và bôi lên những nốt mụn bọc.
  • Sau khoảng 15 phút bạn dùng nước mát để vệ sinh lại da cho thật sạch.
  • Mỗi tuần bạn áp dụng từ 2-3 lần sẽ thấy mụn dần biến mất.

Những mẹo dân gian này đều rất lành tính nhưng cần thời gian dài để phát huy hiệu quả như mong muốn. Vì thế chị em nên cân nhắc, chỉ áp dụng với những nốt mụn mức độ nhẹ để nhanh chóng thấy kết quả.

Lưu ý khi xuất hiện những nốt mụn bọc ở cằm

Ngoài áp dụng những cách điều trị nói trên, chị em khi xuất hiện mụn bọc ở cằm cần thực hiện một số biện pháp ngăn ngừa dưới đây:

  • Chăm sóc, vệ sinh da mặt đúng cách

Vệ sinh da mặt là một trong những bước quan trọng để hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa mụn bọc. Bạn làm sạch đúng cách sẽ giúp dưỡng chất thẩm thấu vào da tốt hơn, đồng thời ngăn tình trạng bít tắc lỗ chân lông gây nên mụn.

Ngoài ra bạn nên tẩy da chết 2 lần mỗi tuần để ngăn mảnh vụn da chết tồn đọng trên da gây nên mụn. Đặc biệt bạn không được sờ tay lên mặt hoặc nặn mụn vì vi khuẩn sẽ lây lan khiến viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

mụn bọc o cam
Hướng dẫn các bước rửa mặt đúng cách
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học

Cơ thể thiếu chất khiến vi khuẩn dễ tấn công và gây mụn hơn. Vì vậy bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống giàu chất, lành mạnh và hợp lý. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế hấp thụ thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt.

  • Sinh hoạt lành mạnh

Bạn là người thường xuyên thức khuya, ăn tối muộn, vậy hãy từ bỏ ngay những thói quen này từ bây giờ để ngăn mụn bọc mọc ở cằm. Thay vào đó bạn nên tập cho mình những thói quen tốt như ngủ sớm, làm việc điều độ, thư giãn tinh thần bằng những bài tập yoga hoặc đọc sách, nghe nhạc.

  • Bảo vệ da khi ra ngoài trời

Da khi bị mụn thường rất yếu và dễ tổn thương. Vì vậy mỗi khi ra ngoài bạn nên có phương pháp bảo vệ da. Cụ thể bạn cần bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 30 phút, kết hợp đội mũ vành rộng, đeo kính râm, mặc áo chống nắng.

  • Thăm khám bác sĩ

Với những trường hợp mụn bọc đã chữa nhưng không cải thiện, thậm chí còn phát triển nặng hơn bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm. Tuyệt đối không được tự ý nặn mụn hay mua thuốc về nhà sử dụng. Những điều này có thể khiến mụn bị vỡ và gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Mụn bọc ở cằm là vấn đề da liễu phổ biến và có thể điều trị dứt điểm nếu bạn chọn đúng phương pháp. Dù là cách nào người bệnh cũng cần kiên trì áp dụng để thấy hiệu quả như mong muốn. Trường hợp mụn phát triển nghiêm trọng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe, bạn đừng chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Chúc bạn nhanh chóng điều trị dứt điểm mụn và lấy lại làn da sáng hồng, mịn màng.

THÔNG TIN MỞ RỘNG

Mổ mụn bọc bị chai ở đâu an toàn và hiệu quả là vấn đề được nhiều người thắc mắc khi không may gặp phải vấn đề da liễu khó điều trị này. Mổ mụn…

Xem chi tiết

Mụn bọc sưng không đầu là loại mụn vô cùng đáng sợ, không chỉ tạo cảm giác nhức nhối mà chúng còn gây mất thẩm mỹ và khó điều trị dứt điểm. Vậy làm sao…

Xem chi tiết

Mụn bọc thường rất cứng đầu, khó điều trị và gây ra nhiều phiền toái cho làn da của bạn. Ngoài các phương pháp trị mụn thường gặp, các chị em có thể sử dụng…

Xem chi tiết

Mụn bọc bị chai là một thể của mụn trứng cá và gây nên những khó chịu khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Cụ thể mụn không chỉ làm làn da…

Xem chi tiết

Mụn bọc là một loại mụn trứng cá gây đau đớn, khó chịu cũng như nhiều phiền toái cho người mắc bệnh. Chính vì thế nhiều người có thói quen nặn mụn bọc. Thế nhưng…

Xem chi tiết

Mụn bọc là một trong những loại mụn rất thường gặp, khó điều trị và dễ gây bội nhiễm cho da. Khi mụn vỡ, các vi khuẩn trong nhân mụn có thể tấn công sang…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *