Sỏi thận 6mm có nguy hiểm không? Cách điều trị phổ biến hiện nay
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênSỏi thận 6mm có nguy hiểm không, biến chứng ra sao và cách điều trị phổ biến hiện nay là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Nhất là khi tình trạng bệnh nhân bị sỏi thận ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Một số những thông tin ở bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời hữu ích nhất cũng như mở rộng kiến thức về bệnh lý này.
Sỏi thận 6mm có nguy hiểm không? Biến chứng cần chú ý
Sỏi thận là tình trạng các chất cặn bã không được bài tiết ra ngoài mà lắng đọng lại ở trong cơ thể kết tinh thành những viên sỏi. Chúng có nhiều kích thước khác nhau tùy vào tình hình bệnh mới phát triển hay đã lâu năm.
Một số kích thước phổ biến là sỏi thận 5mm, 6mn, sỏi thận 7mm, 8mm,16mm, 17mm,… thậm chí là hơn 8cm cũng có thể có. Trong đó, sỏi thận 6mm được xem là ở mức độ trung bình có thể chữa khỏi bệnh nếu như phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị đúng nhất.
Tuy nhiên, sỏi thận 6mm nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng như:
Tắc nghẽn đường tiết niệu
Đây là tình trạng viên sỏi không ở yên một chỗ và chúng di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau. Trong trường chúng bị cuốn vào niệu đạo, niệu quản do dòng chảy của nước tiểu sẽ gây tắc nghẽn vùng này, nước tiểu không thể chảy ra ngoài được. Hậu quả chính là thận bị ứ nước và người bệnh xuất hiện những cơn đau dữ dội, dai dẳng,…
Gây suy thận cấp tính và mạn tính
Tất nhiên là sỏi thận 6mm chưa đủ điều kiện để hình thành nên bệnh suy thận cấp tính. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ cần để bệnh một thời gian không điều trị, những biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra.
Các nhu mô bị nhiễm trùng trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng của thận. Khi bị suy thận cấp tính rồi lâu dần sẽ chuyển sang giai đoạn mạn, thận suy giảm chức năng, không thể hồi phục như ban đầu được nữa.
Viêm đường tiết niệu
Không chỉ sỏi 6mm mà ngay cả sỏi thận 2mm cũng có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi trong thận tồn tại một viên sỏi, sẽ tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Chúng sẽ làm nhiễm trùng các bộ phận của hệ thống lọc máu như bàng quang, đường tiết niệu,…
Gây tổn thương niêm mạc
Những cạnh sắc nhọn của viên sỏi di chuyển bên trong thận gây tổn thương niêm mạc, chảy máu, xuất huyết mưng mủ và nhiều biến chứng khác như đi tiểu đau buốt, tiểu rắt,…
Ngoài ra sỏi thận 6mm lâu dần sẽ tích tụ thêm cặn lắng, xuất hiện nhiều viên hơn cũng như tăng thêm kích cỡ lên 7mm, 8mm, 10mm, 16mm, 17mm,…Đến lúc này sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc những căn bệnh liên quan đến thận như viêm đài bể thận, viêm thận, thận ứ nước và trường hợp xấu nhất là vỡ thận.
Triệu chứng, nguyên nhân gây sỏi thận 6mm
Có nhiều nguyên nhân và triệu chứng khác nhau của sỏi thận 6mmm. Cụ thể như sau:
Triệu chứng
Sỏi thận 6mm vẫn còn đang ở kích cỡ trung bình, không quá lớn cũng không quá nhỏ khiến một số triệu chứng bị bỏ qua hoặc cho rằng không phải bị sỏi thận. Một số dấu hiệu thường gặp nhất, nếu bạn gặp phải thì nên đến những cơ sở y tế để thăm khám.
- Đau đớn: Đây là triệu chứng đầu tiên mà người bệnh bị sỏi thận 5mm, 6mm đầu tiên cảm nhận được. Những cơn đau lúc đầu âm ỉ chuyển sang mạnh và liên tục hơn ở vùng thắt lưng, mạn sườn, hố lưng (vị trí của thận). Dần dần cơn đau chuyển xuống vị trí như bụng dưới, bẹn, cơ quan sinh dục, đau buốt khi đi tiểu,..
- Tiểu ra máu: Sỏi di chuyển trong thận cọ xát vào niêm mạc gây tổn thương và chảy máu, hòa chung vào nước tiểu thoát ra ngoài.
- Tiểu són, tiểu rắt: Đó là do sỏi di chuyển đến vùng bàng quang, kích thích cơn buồn tiểu nhưng lại đi được rất ít.
- Cảm giác buồn nôn và nôn: Về khoa học thì thận và ruột có mối liên kết với nhau. Cho nên sỏi thận sẽ khiến đường tiêu hóa bị rối loạn xuất hiện các cơn buồn nôn và nôn ra ngoài.
- Sốt cao: Nếu bạn có tất cả những dấu hiệu trên cùng những cơn sốt cao, có thể bạn đã bị sỏi thận và gặp biến chứng là viêm đường tiết niệu. Lúc này cần tiến hành đến bệnh viện để thăm khám và có phương án điều trị phù hợp nhất.
Nguyên nhân
Sỏi thận thực tế là do các hợp chất như Acid Uric, Oxalat, lắng đọng, kết tinh lại theo thời gian hình thành viên sỏi. Do đó những nguyên nhân phải kể đến như:
- Uống ít nước: Lượng nước hấp thụ vào cơ thể quá ít, thận không thể lọc và đào thải độc tố ra bên ngoài, khiến các hợp chất tích tụ lại kết tinh thành viên sỏi.
- Nhịn tiểu: Nhịn tiểu là một thói quen xấu mà nhiều người mắc phải và họ không biết rằng đây có thể nguyên nhân trực tiếp hình thành nên những viên sỏi thận 4mm- 6mm. Chất độc không được thoát ra ngoài ứ lại ở thận, lắng đọng và hình thành viên sỏi.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Mọi người sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm giàu Protein, muối, chất béo. Hoặc việc bạn tự ý sử dụng thuốc kháng sinh không được kê liệu trình phù hợp cũng là nguyên nhân bị sỏi thận 5mm – 6mm.
Ngoài ra còn nhiều lý do khác nhau bệnh nhân mắc một số bệnh nền như: tăng cường cận giáp, nhiễm trùng đường tiết niệu, béo phì,…
Phương pháp chẩn đoán, điều trị sỏi thận hiện nay
Y học ngày càng phát triển để đưa ra những phương pháp chẩn đoán chính xác đưa ra được kích thước hiện tại của viên sỏi. Từ đó xác định được phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Phương pháp chẩn đoán
Có nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán bệnh, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân:
- Căn cứ vào tiền sử bệnh của người bệnh, khám lâm sàng và các xét nghiệm nước tiểu, máu.
- Một vài trường hợp sẽ được bác sĩ yêu cầu tiến hành chụp X-quang, siêu âm ổ bụng.
- Chụp CT đường tiết niệu là biện pháp để chẩn đoán loại sỏi cũng như phát hiện những biến chứng hiện tại mà người bệnh đang gặp phải.
- Trong trường hợp những kết quả xét nghiệm trên không rõ ràng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm đặc biệt: Pyelogram tĩnh mạch, hoặc IVP.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Hiện nay trong dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo chữa sỏi thận 5 ly hay 6mm. Rất nhiều người vẫn đang áp dụng mỗi ngày và nhìn thấy những chuyển biến tích cực.
- Dùng cỏ râu mèo: Mỗi ngày, bạn dùng 50g cỏ râu mèo cùng 2 lít nước, đun sôi trong 5 phút rồi uống trong ngày thay cho nước lọc đều được.
- Nước ép dứa nước: Lấy một quả dứa, khoét lỗ ở bên trong của quả rồi nhét phèn chua vào trong và đặt trên bếp lửa nướng phần vỏ ở bên ngoài. Sau đó, bạn gọt vỏ đi và đem ép nước uống. Bạn có thể áp dụng hằng ngày hoặc 2 lần/ ngày đều được.
- Dùng một đu đủ xanh: Bạn chọn quả đu đủ bánh tẻ gọt sạch sẽ vỏ và nạo ruột. Rắc một ít muối vào phần ruột và hấp cách thủy đến khi đu đủ chín. Bạn có thể ăn hằng ngày, chia thành nhiều bữa và trước khi ăn.
Tây y điều trị sỏi thận 6mm
Tây y cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng để điều trị sỏi thận 8mm, 6mm và thậm chí là to hơn nữa mà Đông y không giải quyết được. Người bệnh khi đi thăm khám sẽ được bác sĩ chỉ định biện pháp phù hợp nhất.
Bị sỏi thận 6mm điều trị thuốc gì cho hết?
Đa phần những người bị sỏi thận có kích thước dưới 7mm sẽ được bác sĩ kê thuốc điều trị để uống tại nhà theo liệu trình nhất định. Vậy những loại thuốc được sử dụng là gì?
- Thuốc giảm đau: Ibuprofen, Acetaminophen, Natri Naproxen …
- Thuốc chẹn Alpha, Canxi (Nifedipin): Đây là thuốc chuyên dùng để làm tan sỏi, giãn niệu và đào thải ra ngoài môi trường. Người bệnh có thể kiểm soát được, thời gian nhanh, ít đau và hồi phục sức khỏe.
- Ngoài ra các loại thuốc là hỗn hợp của các chất Terpen cũng có tác dụng bào mòn sỏi và hòa tan chúng đào thải ra bên ngoài.
- Cách chữa sỏi thận 7mm hoặc dưới kích thước này bằng thuốc Tây y được xem là phương pháp hiệu quả nhất, an toàn lại kiểm soát được tình trạng bệnh. Bạn chỉ cần thực hiện đúng theo liệu trình như bác sĩ đã kiểm tra và kê đơn cho bạn.
Điều trị ngoại khoa
Sỏi thận 6mm có phải mổ không? Thì câu trả lời rằng tùy vào vào từng trường hợp bạn sẽ được điều trị ngoại khoa, mổ, tán sỏi bằng một số phương pháp dưới đây:
- Tán sỏi ngoài cơ thể: Đây là biện pháp dùng một loại sóng xung kích các viên sỏi tự vỡ ra, sau đó được chỉ định uống thuốc để hòa tan và đẩy chúng ra ngoài. Phương pháp này thường áp dụng cho sỏi thận 2mm và nằm ở vị trí dễ dàng.
- Tán sỏi qua da: Từ da, bác sĩ tạo một đường hầm nhỏ chỉ khoảng 6 – 10mm đến đúng vị trí viên sỏi đang nằm và dùng laser để phá vỡ kết cấu của chúng. Sau đó dùng ống hút cặn sỏi ra, phương pháp này, bác sĩ hoàn toàn nhìn và thực hiện thông qua màn hình .
- Tán sỏi ngược dòng: Một ống nội soi được đi từ niệu đạo lên bàng quang gặp trực tiếp viên sỏi và phá vỡ chúng. Sau đó, dùng máy bơm rửa để đẩy những mảnh vỡ và cặn này ra khỏi thận. cách thức này có thể áp dụng cho những viên sỏi thận 6mm hoặc sỏi có kích thước dưới 20mmm đều được.
- Mổ mở lấy sỏi: Đây là phương pháp truyền thống nhất, nhưng hiện nay ít được áp dụng hơn và chỉ dành cho sỏi có kích thước trên 20mm. Sỏi thận 6mm sẽ không áp dụng hình thức điều trị này.
Lưu ý khi điều trị sỏi thận 6mm, 7mm và sỏi có kích cỡ lớn
Trong quá trình điều trị sỏi thận 6mm hoặc những loại sỏi có kích thước lớn hơn bạn cần lưu ý một số điều bao gồm:
Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật
Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật thường được áp dụng cho những người áp dụng thủ thuật tán sỏi. Một số điều cần nhớ như sau:
- Chăm sóc vết mổ tránh để bị nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn.
- Thay băng hàng ngày để kịp thời phát hiện những dấu hiệu mưng mủ, xuất huyết ở vết thương.
- Thường xuyên theo dõi ống thông, tránh cử động trong 2 – 3 ngày.
- Vận động nhẹ nhàng sau khi mổ và tháo ống dẫn lưu để thận nhanh chóng lành vết thương và khôi phục khả năng hoạt động như ban đầu.
Chế độ ăn uống đầy đủ
Chế độ ăn uống cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị sỏi thận.
- Cung cấp nhiều chất xơ, Vitamin từ những loại thực phẩm như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, nhóm đậu để tăng cường dinh dưỡng.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu Canxi tốt một lượng khoảng 1000 – 2000gr/ ngày từ các loại tôm, cua, cá, sữa, các chế phẩm từ sữa,..
- Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường chức năng của thận, từ 1.5 – 2.5 lít nước. Bạn cũng có thể uống những loại nước ép, sữa tươi, sữa đậu nành để vừa cấp nước vừa cấp thêm cả dưỡng chất.
- Không nên ăn những loại thực phẩm cứng, khó tiêu như sụn, thịt khô,…vừa ít dưỡng chất lại còn khiến dạ dày phải co bóp mạnh hơn, hình thành nên những cơn đau.
- Những thực phẩm cay nóng, đồ lên men, chất kích thích, đồ đông lạnh cũng được bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng.
Chế độ sinh hoạt, lối sống khoa học
Bạn cũng nên xây dựng cho mình một lối sống khoa học, ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ. Ngoài ra thường xuyên vận động thể dục thể thao, những bộ môn như đi bộ, Yoga,… là rất phù hợp cho quá trình điều trị sau phẫu thuật. Những bài tập này vừa giúp bạn tăng cường sức khỏe, vừa giúp nhanh chóng hồi phục khả năng hoạt động của thận.
Trên đây là một số thông tin hữu ích nhất về vấn đề sỏi thận 6mm có nguy hiểm không được đưa ra ở đầu bài. Hi vọng với những thông tin này giúp bạn hiểu hơn về bệnh cũng như biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân thật tốt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!