Bệnh tiểu ra máu ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênSức đề kháng của trẻ em yếu hơn hẳn so với người lớn. Chính vì vậy nếu ăn uống không điều độ, ăn uống không đủ chất, thời tiết thay đổi, trẻ có nguy cơ cao bị bệnh, nhất là bệnh tiểu ra máu. Vậy tiểu ra máu ở trẻ em có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
Tiểu ra máu ở trẻ em có nguy hiểm? Triệu chứng điển hình
Bệnh tiểu ra máu ở trẻ em ngày nay khá phổ biến. Tùy vào từng thể trạng, bệnh có thể nguy hiểm hoặc không nguy hiểm tuy nhiên vẫn cần phải theo dõi thường xuyên, tránh rủi ro. Tiểu ra máu được chia thành 2 loại đó là loại có thể quan sát được bằng mắt thường và tiểu ra máu phát hiện khi xét nghiệm.
Mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu ra máu
Nhiều người băn khoăn về những nguy hiểm có thể xảy đến với cơ thể bé khi trẻ mắc phải chứng tiểu ra máu. Thực tế thì căn bệnh này không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Nhất là khi cho trẻ sử dụng các loại thức ăn như quả mâm xôi, củ cải đường… khi bé đi vệ sinh, nước tiểu sẽ có màu đỏ.
Đôi khi trong nước tiểu sẽ xuất hiện các tế bào hồng cầu rồi biến mất trong những lần sau đó. Hay khi dùng thuốc chữa ung thư, thuốc chống đông dẫn đến tình trạng nước tiểu hơi sậm màu. Lúc này bạn không cần phải lo lắng vì các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng mất đi.
Tiểu ra máu chỉ nguy hiểm khi đi kèm với các triệu chứng như trẻ chán ăn, quấy khóc, ho, cơn sốt kéo dài, tiểu máu đại thể thường xuyên, đau khớp, da bị tổn thương, chức năng thận suy giảm, có khối u ở thận hay bị dị dạng đường tiết niệu. Lúc này nên đi khám ngay bác sĩ để có được phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Không nên chủ quan vì sức đề kháng của trẻ yếu hơn rất nhiều so với người trưởng thành.
Các triệu chứng thường gặp
Triệu chứng của bệnh tiểu ra máu ở trẻ nhỏ khá dễ nhận biết và có thể quan sát được bằng mắt thường. Nước tiểu thông thường có màu vàng nhẹ, với người mắc bệnh nước tiểu sẽ có màu đỏ, màu hồng hoặc màu nâu tùy vào từng tình trạng bệnh. Tiểu ra máu khi bước đến giai đoạn nặng hơn có thể xuất hiện thêm các cục máu đông đi kèm. Ở trẻ cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc thường xuyên.
Nguyên nhân của tình trạng tiểu ra máu ở trẻ em
Để chữa bệnh tiểu ra máu cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân dẫn đến tính trạng tiểu ra máu ở trẻ đến từ nhiều căn bệnh khác nhau. Khi trẻ mắc phải một trong những trường hợp dưới đây cần nhanh chóng đưa đi khám bác sĩ.
Tiểu ra máu ở trẻ do nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nguyên nhân phát sinh căn bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do vi khuẩn đi ngược niệu đạo qua bàng quang, xâm nhập vào cơ thể. Vi khuẩn một khi phát triển sẽ làm gia tăng số lần đi tiểu ra máu, nước tiểu có mùi hôi rất khó chịu, cảm giác đau buốt xảy ra. Trẻ sinh ra biếng ăn, hay quấy khóc.
Trẻ mắc bệnh lý cầu thận
Trẻ mắc bệnh lý cầu thận cũng rất dễ đi tiểu ra máu. Bệnh lý cầu thận xuất hiện nhiều ở trẻ từ 3 đến 15 tuổi khi trẻ bị viêm da do liên cầu hay viêm họng. Viêm họng hoặc viêm da cầu thận kéo dài không được điều trị sẽ dẫn đến viêm cầu thận, suy tim, suy thận và phù phổi.
Tiểu ra máu ở trẻ em do sử dụng thuốc
Trẻ sử dụng thuốc kháng viêm, kháng đông, chống ung thư… cũng có thể gây ra triệu chứng tiểu ra máu. Đối với người bình thường, chỉ cần dừng sử dụng thuốc, các triệu chứng bệnh sẽ biến mất. Tuy nhiên nếu sau khi đã ngừng thuốc mà trẻ vẫn tiếp tục đi tiểu ra máu có nghĩa là tình trạng bệnh đã tiến triển đến mức nguy hiểm cần phải đi thăm khám bác sĩ.
Do nhiễm trùng đường tiểu
Nguyên nhân tiếp theo của triệu chứng tiểu ra máu ở trẻ em đó chính là do nhiễm trùng đường tiểu. Trẻ mắc phải các bệnh như viêm bàng quang, viêm thận, viêm bao quy đầu… nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Tuy nhiên nhóm bệnh này ít nguy hiểm nếu như có phương pháp điều trị kịp thời.
Do yếu tố di truyền
Có thể bạn không tin nhưng các yếu tố liên quan đến di truyền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng viêm cầu thận. Chẳng hạn như trong gia đình bạn có người mắc phải hội chứng Alport, thận đa nang hay tế bào hồng cầu có hình lưỡi liềm… nguy cơ mắc phải chứng tiểu đêm ra máu ở trẻ là rất cao.
Ngoài ra có một số nguyên nhân khác như sỏi hệ tiết niệu, dị vật đường tiết niệu hay sốt cao… đều có thể dẫn đến chứng tiểu đêm ra máu ở trẻ em. Cần phải theo dõi thường xuyên để tránh bệnh biến chuyển theo hướng xấu.
Làm thế nào để điều trị tiểu ra máu ở trẻ?
Tiểu ra máu ở trẻ em khi không được điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến thể trạng của bé. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu ở trẻ em và đương nhiên cách điều trị bệnh cũng có sự khác biệt tùy vào tình trạng bệnh mắc phải. Trong đó chia thành 2 phương pháp chính là Đông Y và Tây Y.
Phương pháp Tây Y
Bị đi tiểu ra máu uống thuốc gì? Phương pháp này thường đem lại hiệu quả nhanh hơn so với các bài thuốc Đông Y. Tuy nhiên cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ. Một số loại thuốc được dùng nhiều nhất thường là:
- Tiểu ra máu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Các loại thuốc được dùng phổ biến là thuốc kháng sinh cephalosporin, thuốc giảm đau paracetamol…
- Tiểu đêm do u bàng quang: Các loại thuốc phổ biến là thuốc cầm máu tranexamic acid, thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch…
- Tiểu đêm do lao thận, viêm đường tiết niệu: Các loại thuốc thường được sử dụng là pyrazinamide, ethambutol, streptomycin…
- Tiểu đêm do chấn thương thận: Các loại thuốc được sử dụng là thuốc giảm đau paracetamol, diclofenac… thuốc cầm máu tranexamic acid và thuốc kháng sinh…
Các nguyên nhân khác sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Cần làm gì khi trẻ bị tiểu ra máu?
Trẻ bị tiểu ra máu cần làm gì? Các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng vì nếu điều trị đúng cách, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cần lưu ý:
- Đưa trẻ đi khám bác sĩ để phát hiện tình trạng bệnh và tìm ra được hướng điều trị phù hợp nhất. Đồng thời cần cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn.
- Ăn gì để chữa tiểu ra máu ở trẻ? Nên bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, các thực phẩm chứa nhiều chất xơ…
- Hỏi bác sĩ về thời gian trẻ có thể bình phục, những thói quen sinh hoạt nào cần tránh khi chăm sóc trẻ tại nhà.
- Thực hiện các phương pháp xét nghiệm cần thiết cho trẻ, khám lại sau khi trẻ đã lành bệnh.
- Vệ sinh cơ thể cho bé thật sạch sẽ, giữ ấm cơ thể, đồng thời bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng.
- Trẻ 5 tháng tuổi đi tiểu ra máu hay trẻ 6 tháng tuổi đi tiểu ra máu tình trạng bệnh sẽ nguy hiểm và khó lường hơn so với những đứa trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên nên cần phải đặc biệt lưu ý.
Tiểu ra máu ở trẻ em không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên cần phải theo dõi cẩn thận các triệu chứng xuất hiện trên cơ thể của bé để có phương pháp điều trị khi cần thiết.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!