Viêm Da Cơ Địa Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Các mẹ không nên chủ quan về bệnh viêm da cơ địa khi mang thai bởi bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Vậy làm thế nào để nhận biết được triệu chứng của bệnh, hướng điều trị hiệu quả ra sao? Trong bài đọc này chúng tôi sẽ giúp chị em tìm hiểu chi tiết đồng thời hướng dẫn cách phòng ngừa căn bệnh da liễu này. 

Nguyên nhân mẹ bầu bị viêm da cơ địa khi mang thai

Viêm da cơ địa khi mang thai là tình trạng rất phổ biến mà các chị em cần phải chú ý trong giai đoạn thai sản. Bệnh lý này thường có xu hướng kéo dài dai dẳng, phức tạp và khó điều trị triệt để. 

viem da co dia khi mang thai
Viêm da cơ địa khi mang thai do nhiều yếu tố gây ra

Các thai phụ cần chủ động tìm hiểu về nguyên nhân khiến bà bà bầu bị viêm da cơ địa để có thể tìm cách xử lý phù hợp, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa. 

Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở bà bầu là do các yếu tố sau: 

  • Do sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ: 3 tháng đầu thai kỳ cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, hormon bị xáo trộn. Đặc biệt sự tăng sinh hai loại progesterone và hormon prolactin sẽ làm tăng nguy cơ kích ứng da và sức khỏe tổng thể. 
  • Do hệ miễn dịch thay đổi: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ càng trở nên nhạy cảm và có thể bị tác động dễ dàng từ các yếu tố xung quanh. Không chỉ vậy, sự tăng sinh nồng độ IgE cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể giải phóng histamin gây viêm da cơ địa khi mang thai. 
  • Do tâm lý: Khi mang thai phụ nữ thường có tâm lý căng thẳng, lo lắng trước ngày sinh. Về lâu dài tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa sau khi sinh và trong giai đoạn mang thai. Triệu chứng viêm da có thể tái phát nhiều lần. 
  • Do hội chứng ốm nghén: Hầu hết các chị em đều trải qua giai đoạn này, mức độ ốm nghén của mỗi người mỗi khác phụ thuộc vào thời gian, biểu hiện và đặc điểm cơ thể. Trong thời gian này tinh thần, sức khỏe, thể chất, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của thai phụ bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa. 

Ngoài những nguyên nhân chúng tôi kể trên thì còn có một số nguyên nhân khác gây bệnh viêm da cơ địa ở các chị em như do sự thay đổi thời tiết, do tiếp xúc với các dị nguyên gây phản ứng dị ứng,…

Viêm da cơ địa khi mang thai có triệu chứng như thế nào?

Triệu chứng viêm da cơ địa khi mang thai có thể nhận biết bằng mắt thường. Tuy nhiên bệnh lý có tính chất kéo dài dai dẳng nên việc điều trị thường không triệt để và có thể tái phát nhiều lần. Các mẹ cần chú ý nhận biết biểu hiện bệnh sớm, không được chủ quan. 

Những biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa khi mang thai thường thấy như sau: 

  • Trên da của người bệnh thường có những mụn nước li ti xuất hiện, có mẩn đỏ mọc theo từng cụm hoặc đơn lẻ. 
  • Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, đau rát, nóng da, khó chịu, các triệu chứng có xu hướng tăng dần mức độ về đêm. 
  • Da sẽ mất đi độ ẩm, bị khô đỏ, bong tróc, nứt nẻ, có vảy trắng. Một số trường hợp còn có dấu hiệu lichen hóa. 
  • Triệu chứng viêm da cơ địa thường xuất hiện nhiều ở nếp gấp khuỷu tay, cổ, da quanh mắt, lòng bàn tay, rốn, chân hoặc vùng da bị kéo giãn khi thai nhi phát triển. 
  • Viêm da cơ địa bội nhiễm do vi khuẩn các vết thương hở có thể gây mủ viêm, chảy dịch và có cảm giác đau rát. 
  • Một số trường hợp mẹ bầu bị viêm da cơ địa có thể xuất hiện thêm triệu chứng nặng như sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi,…

BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG MỀ ĐAY NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Mẹ bị viêm da cơ địa khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa có ảnh hưởng đến thai nhi không là nỗi lo lắng của các thai phụ hiện nay. Dù đây là bệnh ngoài da nhưng nếu bạn chủ quan không điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: 

viem da co dia khi mang thai
Viêm da cơ địa khi mang thai không xử lý kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm
  • Nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, hen suyễn, suy giảm sức khỏe của mẹ khi mang thai. 
  • Viêm da cơ địa xuất hiện ở một vị trí quan trọng nhưng da quanh mắt, mặt sẽ ảnh hưởng xấu đến dây thần kinh, gây đau đầu, mệt mỏi, thị giác bị ảnh hưởng. 
  • Mẹ bầu nếu cào gãi mạnh, làm da trầy xước vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công gây viêm da, bội nhiễm kèm theo đó là các triệu chứng như sốt cao, nhiễm trùng huyết, nổi mụn nước. 
  • 30% trường hợp mẹ bị viêm da cơ địa sẽ có nguy cơ tái phát nhiều lần dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng, để lại sẹo khó lành, gây mặc cảm, tự ti cho các chị em. 
  • Mẹ bị viêm da cơ địa có thể di truyền sang con với tỷ lệ lên đến 70%. Các bệnh trẻ sau khi sinh thường mắc phải đó là viêm da, chàm da , hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…
  • Viêm da cơ địa khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, gây cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, dẫn đến sụt cân,…

Cách điều trị viêm da cơ địa khi mang thai cho phụ nữ

Bà bầu bị viêm da cơ địa phải làm sao không phải ai cũng biết. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh triệt để nên khi xử lý bệnh các mẹ cần chú ý cân bằng giữa sự an toàn và hiệu quả. 

Mục đích của việc điều trị viêm da cơ địa cho bà bầu là: 

  • Không gây tác dụng phụ, thời gian sử dụng thuốc chữa trị ngắn nhất có thể. 
  • Tác dụng thuốc điều trị nhanh chóng, toàn diện và hạn chế nguy cơ tái phát. 
  • Khắc phục nhanh các biểu hiện ngoài da, hồi phục, làm lành tổn thương và ngăn ngừa sẹo thâm. 
  • Đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của hai mẹ con khi điều trị bệnh. 

Mẹ bầu khi bị viêm da cơ địa có thể áp dụng một số biện pháp điều trị dưới đây: 

Mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa cho bà bầu

Mẹo chữa viêm da cơ địa khi mang thai có độ an toàn rất cao nên các mẹ có thể yên tâm áp dụng. Tuy nhiên biện pháp này chỉ có hiệu quả khi bệnh mới khởi phát, tránh lạm dụng và phải làm sạch kỹ lưỡng các nguyên liệu trước khi dùng trực tiếp lên da. 

viem da co dia khi mang thai
Mẹo chữa viêm da cơ địa khi mang thai bằng yến mạch

Một số mẹo chữa viêm da cơ địa các mẹ bầu có thể áp dụng tại nhà để chữa viêm da cơ địa như: 

  • Mẹo chữa với mật ong: Chuẩn bị một ít mật ong nguyên chất để bôi trực tiếp lên vùng da bệnh đã được vệ sinh sạch sẽ. Đợi trong 15 phút để dung dịch khô rồi làm sạch với nước ấm là được. 
  • Mẹo chữa với lá trầu: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không làm sạch, ngâm nước loãng trong 15 phút rồi vớt ra để ráo. Xay nhuyễn dược liệu với 1 thìa cà phê muối rồi đắp lên vùng da bị viêm là được. 
  • Mẹo chữa với yến mạch: Ngâm 2 thìa yến mạch trong 5 phút sau đó chà xát nhẹ lên da đã được vệ sinh trong thời gian 3 phút. Tắm lại với nước ấm là được. Như vậy da sẽ được sạch, cung cấp thêm độ ẩm, da trở nên mềm mại, loại bỏ tế bào chết đồng thời thúc đẩy quá trình hình thành da mới. 

Điều trị viêm da cơ địa khi mang thai bằng thuốc Tây y

Mẹ bầu bị viêm da cơ địa có thể điều trị bằng thuốc Tây nhưng cần phải tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Ưu điểm của thuốc tân dược là có thể cải thiện nhanh triệu chứng, tác dụng rõ rệt nhưng nếu dùng nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Các phương pháp Tây y bác sĩ thường chỉ định dùng cho mẹ bầu như sau: 

  • Điều trị nội khoa bằng kem hoặc thuốc uống chữa viêm da cơ địa. Đối với thuốc uống chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, thực sự cần thiết. 
  • Nếu mẹ bị viêm da cơ địa toàn thân thì sẽ áp dụng quang trị liệu để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tái phát của bệnh. 

Phòng ngừa viêm da cơ địa cho mẹ bầu

Do tính chất có thể tái phát nhiều lần nên mẹ bị viêm da cơ địa khi mang thai cần chú ý đến một số vấn đề sau đây: 

viem da co dia khi mang thai

  • Thường xuyên vệ sinh da bằng nước ấm mỗi ngày và tránh không tắm quá 20 phút sẽ khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên vốn có. 
  • Cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, cần thiết cho hai mẹ con, hạn chế ăn các loại thực phẩm có thể gây phản ứng dị ứng như hải sản, các loại thịt đỏ, đậu nành,…
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, chất xơ, vitamin trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu để có một sức khỏe thật tốt. 
  • Cấp ẩm cho da thường xuyên bằng việc sử dụng kem dưỡng ẩm và uống đủ nước mỗi ngày. 
  • Mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm có độ an toàn cao, lành tính, thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên và đã được chứng minh về độ an toàn cho bà bầu. 
  • Không tác động cào gãi lên da để tránh nguy cơ bị viêm da cơ địa bội nhiễm. 
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, hanh khô để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 
  • Mẹ bầu hạn chế tiếp xúc da trực tiếp với các loại hóa chất tẩy rửa. 
  • Không sử dụng chất kích thích, đồ có cồn trong giai đoạn đang mang thai và chữa bệnh viêm da cơ địa. 
  • Tránh để tâm trạng căng thẳng, stress sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao.
  • Mẹ bầu có thể kết hợp luyện tập một số môn thể thao trong giai đoạn mang thai vừa tăng cường sức khỏe và phòng bệnh. 

Các thông tin liên quan đến vấn đề viêm da cơ địa khi mang thai chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu. Tốt nhất các mẹ hãy chủ động phòng bệnh và đi khám bác sĩ khi có triệu chứng để tìm cách xử lý kịp thời.