Rượu Tắc Kè: Công Dụng, Đối Tượng Nên Dùng Và Cách Ngâm Rượu
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênRượu tắc kè được xem là một trong những bài thuốc bổ có tác dụng vượt trội trong việc tăng cường sức khỏe, cải thiện sinh lý phái mạnh,… Vậy cụ thể công dụng của loại rượu này là gì, làm sao để ngâm rượu đúng cách, mang lại hiệu quả cao,… Nhất Nam Y Viện sẽ tổng hợp tất cả thông tin trong bài viết dưới đây.
Tắc kè là con gì? Rượu tắc kè có tốt không?
Tắc kè là một loài động vật đầu dẹt, hình tam giác, toàn thân được bao phủ 1 lớp vảy nhỏ dạng hạt. Mắt của chúng có màu nâu hoặc vàng cam, thân hình khá lớn, chiều dài từ 20 – 40 cm tùy giới tính. Tuổi thọ trung bình của tắc kè là khoảng 7 – 10 năm, trong đó một số cá thể đặc biệt có thể sống tới 18 năm.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tắc kè là vị thuốc quý, có giá trị dinh dưỡng cao. Phần thân và đuôi tắc kè có chứa nhiều chất béo là các axit amin có lợi cho sức khỏe như lysin, serin, glutamin, glyxin,… Đặc biệt, chất béo có trong tắc kè không gây hại cho cơ thể mà ngược lại, mang đến giá trị rất cao trong y học.
Chỉ cần sử dụng tắc kè đúng cách, bạn có thể tăng cường sức khỏe và điều trị thành công nhiều bệnh lý. Cụ thể, các công dụng của tắc kè gồm có:
- Kích thích sản sinh hormone testosterone, tăng cường sinh lý nam, hỗ trợ làm tăng kích thước dương vật, điều trị các bệnh như yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, cải thiện chất lượng cuộc yêu.
- Kích thích sản sinh hồng huyết cầu và huyết sắc tố, bồi bổ khí huyết, nâng cao sức khỏe.
- Giảm đau, giảm nhẹ triệu chứng viêm đường tiết niệu, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Tăng cường chức năng phổi, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh ho lao, hen suyễn.
- Bổ não, giảm căng thẳng, lo âu, điều trị chứng suy nhược thần kinh, giúp tinh thần luôn sảng khoái, tràn đầy năng lượng.
- Bồi bổ xương khớp, bổ thận, trị chứng đau nhức xương, phòng ngừa thoái hóa.
Đối tượng nên sử dụng rượu tắc kè
Những người nên sử dụng rượu tắc kè để bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh lý gồm có:
- Nam, nữ tuổi từ 18 trở lên, mắc chứng suy nhược cơ thể, sức đề kháng yếu, cần được bồi bổ.
- Người gặp nhiều căng thẳng, stress trong cuộc sống, khó ngủ, máu lưu thông lên não chậm.
- Nam giới mắc chứng yếu sinh lý, di tinh, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, liệt dương, cần cải thiện khả năng sinh lý.
- Người mắc các bệnh lý về phổi như viêm phổi, hen suyễn,…
- Người thường xuyên bị đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp,…
Những ai không nên sử dụng rượu tắc kè
Mặc dù rượu tắc kè mang đến nhiều công dụng vượt trội với sức khỏe nhưng nếu không được sử dụng đúng đối tượng, rượu tắc kè có thể gây hại cho người dùng. Vì vậy, nếu bạn là một trong các đối tượng sau thì không nên sử dụng rượu ngâm tắc kè.
- Người mắc các chứng đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản bởi rượu tắc kè có thể khiến các bệnh lý này trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người có cơ địa nóng trong, dễ nổi mẩn ngứa, dị ứng do rượu có tính nóng, dễ gây phát ban, nổi mề đay nếu sử dụng thường xuyên.
- Người có cơ địa mẫn cảm, có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong tắc kè.
Hướng dẫn cách ngâm rượu tắc kè đúng cách
Bạn có thể ngâm kết hợp tắc kè cùng nhiều dược liệu khác tùy thuộc vào mục đích cũng như thể trạng sức khỏe theo hướng dẫn sau đây.
Cách ngâm rượu chữa dương hư
Tình trạng dương hư kéo dài có thể dẫn đến suy giảm sức khỏe, đau lưng, mỏi gối, ảnh hưởng tới sinh lý, khiến nam giới dễ mắc một số bệnh như yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm,… Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể ngâm rượu theo chỉ dẫn sau.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 2 cặp tắc kè khô (mỗi cặp 1 con đực, 1 con cái).
- 1 lít rượu 35 độ + bình ngâm rượu.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tắc kè để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
- Cho tắc kè vào bình rượu 35 độ và ngâm trong tối thiểu 1 tháng.
- Khi rượu đã ngấm dược chất, mỗi ngày, bạn sử dụng 1 – 2 chén nhỏ trong vòng ít nhất 1 tháng để cảm nhận sức khỏe, sinh lý được tăng cường rõ rệt.
Cách ngâm rượu tắc kè chữa huyết áp thấp, chán ăn, mệt mỏi
Nhân sâm cũng là dược liệu quý, rất tốt cho sức khỏe, giúp điều hòa huyết áp và nâng cao đề kháng. Để tăng cường chức năng hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe tổng thể, ăn ngon, ngủ tốt, cải thiện tình trạng huyết áp thấp, bạn có thể ngâm kết hợp tắc kè và nhân sâm theo chỉ dẫn sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 cặp tắc kè khô.
- 20g nhân sâm.
- 2 lít rượu trắng và 1 bình thủy tinh ngâm rượu.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tắc kè khô, chờ ráo nước.
- Nhân sâm đem rửa sạch, bỏ vỏ.
- Cho toàn bộ 2 nguyên liệu trên vào bình ngâm cùng 1 lít rượu và chờ 1 tháng để rượu ngấm dược chất.
- Mỗi ngày, bạn dùng 1 – 2 chén rượu sau bữa ăn để cải thiện sức khỏe, nâng cao đề kháng và phòng ngừa huyết áp thấp.
Cách ngâm tắc kè chữa ho lao
Tắc kè cũng là vị thuốc quý có tác dụng bổ phổi, tăng cường chức năng hệ hô hấp, điều trị ho lao hiệu quả, toàn diện, ngăn ngừa bệnh tái phát. Bạn có thể ngâm rượu tắc kè chữa ho lao theo hướng dẫn dưới đây.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 đôi tắc kè khô.
- 20g đảng sâm.
- 20g sa nhân.
- 10g táo đỏ
- 10g nhãn nhục.
- 1 lít rượu trắng + bình thủy tinh để ngâm rượu.
Cách thực hiện:
- Sơ chế tắc kè khô, chờ ráo, sau đó cho tắc kè cùng toàn bộ các dược liệu đã chuẩn bị vào bình, ngâm cùng 1 lít rượu.
- Thỉnh thoảng, bạn lắc đều bình rượu để các dược chất ngấm vào rượu nhanh chóng hơn.
- Sau 1 tháng, bạn có thể dùng rượu, mỗi ngày uống 1 – 2 chén sau bữa ăn để tăng cường chức năng phổi, giảm ho lao hiệu quả.
Lưu ý khi dùng rượu tắc kè
Việc sử dụng rượu tắc kè có 2 mặt: Nếu dùng đúng cách, sức khỏe sẽ được tăng cường, điều trị thành công nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, nếu áp dụng sai phương pháp, bạn rất có thể gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm, điển hình như: Đau dạ dày, suy gan, hại thận, nóng trong người,… Vì vậy, trong quá trình dùng rượu ngâm từ tắc kè, bạn cần lưu ý:
- Nên dùng rượu có nồng độ từ 35 – 40 độ để ngâm cùng tắc kè, không nên sử dụng rượu quá mạnh, rất dễ gây tổn thương dạ dày, gan, thận.
- Phu nữ có thai, cho con bú, người có cơ địa nóng, có tiền sử mắc bệnh về đường tiêu hóa tuyệt đối không nên sử dụng rượu tắc kè.
- Trong quá trình sử dụng, không nên lạm dụng phương pháp này, bởi việc uống rượu quá nhiều sẽ gây tổn hại đến dạ dày, gan thận và suy giảm sức khỏe. Do đó, bạn chỉ nên dùng tối đa 2 chén rượu/ngày để tránh hệ quả xấu không mong muốn.
- Nếu muốn dùng rượu tắc kè để chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để được chỉ dẫn chi tiết, kết hợp với các phương pháp khác cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để gia tăng hiệu quả điều trị.
- Nếu gặp bất kỳ phản ứng bất thường nào như đau bụng, đau đầu, nổi mề đay, dị ứng,… bạn cần ngay lập tức ngưng sử dụng rượu tắc kè và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp khác.
Trên đây là công dụng của rượu tắc kè cũng như cách ngâm rượu đúng cách, hiệu quả. Bạn có thể tự ngâm rượu theo hướng dẫn trên hoặc tìm mua sẵn ở các cửa hàng uy tín. Nếu được sử dụng đúng phương pháp, liều lượng, rượu ngâm tắc kè sẽ mang lại nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe. Bởi vậy, đây là bài thuốc quý bạn không nên bỏ qua.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!