Sỏi đường mật trong gan có nguy hiểm không? Cách điều trị dứt điểm
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênSỏi đường mật trong gan là tình trạng khá phức tạp và dễ dàng gây ra biến chứng cho bệnh nhân. Vì vậy, việc hiểu về các vấn đề liên quan đến bệnh cũng như cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả là rất cần thiết và quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin hữu ích về bệnh.
Sỏi đường mật trong gan là gì? Có nguy hiểm không?
Sỏi đường mật trong gan hay thường được gọi đơn giản là sỏi gan có bản chất là sỏi mật, nhưng khác ở vị trí xuất hiện. Sỏi gan nằm bên trong ống gan (có thể là ống gan trái hoặc ống gan phải) nên được gọi là sỏi đường mật trong gan. Đây là một tình trạng thường xuất hiện ở các quốc gia châu Á. Trong đó, Việt Nam là đất nước được ghi nhận số ca mắc bệnh ở mức trung bình.
Sỏi đường mật ở trong ống gan thường khó phát hiện sớm. Sỏi gan thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đã xuất hiện nhiều biến chứng tới các cơ quan khác của cơ thể.
Các biến chứng thường gặp của sỏi mật trong gan là:
- Nhiễm trùng đường mật: Biểu hiện của nhiễm trùng đường mật là: Sốt cao kéo dài, rét run, tắc mật và bệnh nhân thường mệt mỏi và choáng váng. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi đường mật trong gan đối với bệnh nhân.
- Nhiễm trùng huyết: Đây là tình trạng cấp tính. Nếu biến chứng nhiễm trùng huyết không được xử lý kịp thời thì bệnh nhân có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
- Xơ gan: Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương không phục hồi được. Xơ gan kéo dài thì chức năng của gan bị suy giảm dẫn đến cơ thể suy yếu.
- Viêm gan: Nguyên nhân dẫn đến viêm gan là sự phát triển của các vi khuẩn ở trong đường mật khi bị tắc. Tình trạng này có thể dẫn đến tạo thành các ổ mủ, ổ áp xe ở gan.
- Ung thư đường mật trong gan: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi gan. Theo thống kê, có khoảng từ 3 đến 10% số bệnh nhân có sỏi gan tiến triển thành ung thư đường mật trong gan. Và khi phát hiện ung thư, sức khỏe bệnh nhân ngày càng kém, tuổi thọ cũng giảm theo.
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh
Sỏi đường mật ở trong gan nếu không được can thiệp đúng thời điểm thì có thể dẫn đến nguy hiểm cho bệnh nhân. Chính vì vậy, hiểu về nguyên nhân cũng như các triệu chứng của bệnh sẽ giúp được người bệnh có thể phát hiện sớm và đi kiểm tra.
Nguyên nhân gây sỏi mật trong gan
Các sỏi xuất hiện trong đường dẫn mật ở trong gan có thể chia thành sỏi sắc tố mật và sỏi Cholesterol. Ở nước ta thì trường hợp xuất hiện sỏi sắc tố chiếm đa số. Trong đó, thông thường các hạt sỏi có thành phần là bilirubin. Đây là sản phẩm thoái hóa của hồng cầu, bình thường bilirubin được gan thải ra định kỳ khỏi cơ thể.
Vì lý do nào đó, người bệnh nhiễm phải các ký sinh trùng đường ruột. Chính các vi khuẩn như Klebsiella, E. coli, S. faecalis… là nguyên nhân chủ yếu gây sỏi đường mật trong gan.
Các vi khuẩn này khi vào trong đường mật, sẽ tiết ra loại enzyme thủy phân glucuronide. Enzyme này làm ảnh hưởng tới sự chuyển hóa của bilirubin, làm cho bilirubin không được thải ra ngoài, mà tích dần lại. Sau đó, cùng với canxi hoặc xác vi khuẩn trong gan để tạo thành sỏi đường mật.
Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác cũng gây ra bệnh phải kể đến như:
- Bệnh lý về gan: viêm gan, xơ gan, suy giảm chức năng gan… gây rối loạn các thành phần có trong dịch mật. Từ đó tạo ra sỏi ở đường mật.
- Lười vận động, người thừa cân, béo phì: Việc ít vận động có thể làm đường mật suy chức năng, gây ra sỏi.
Biểu hiện bệnh
Các triệu chứng của bệnh sỏi đường mật trong gan rất dễ để nhận biết. Bệnh thường diễn ra theo 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn có dấu hiệu đặc trưng.
- Giai đoạn đầu, bệnh còn nhẹ. Sỏi bắt đầu xuất hiện và kích thước bé. Người bệnh có cảm giác đầy chướng bụng. Khi ăn thường no rất lâu. Đôi khi cảm giác đau nhẹ ở vùng gan.
- Giai đoạn sau, sỏi dần to lên và bắt đầu gây chèn ép các bộ phận trong gan. Lúc này người bệnh bắt đầu có các dấu hiệu rõ ràng hơn là đau quặn bụng, vàng da và sốt.
Đau quặn bụng
Bệnh nhân đau quặn vùng gan, thường kèm theo nôn mửa. Mỗi lần đau thường đau trong vài tiếng, nếu nặng có thể đau trong vài giờ. Cảm giác đau tức tăng lên sau khi ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ. Càng gần về đêm thì càng đau.
Vàng da
Do bilirubin không được đào thải ra ngoài, nên bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng vàng da. Da và niêm mạc người bệnh trở nên vàng khè. Đi ngoài phân bị bạc màu, nước tiểu vàng đậm hơn bình thường. Người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, và các thuốc chống dị ứng không có hiệu quả trong trường hợp này.
Sốt cao, kéo dài
Thông thường, sốt xảy ra ở những người có viêm đường mật. Sốt xuất hiện đột ngột và kéo dài vài giờ. Tuy nhiên, tình trạng sốt lại kéo dài lâu, có thể diễn ra trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Khi sốt thường kèm theo đau quặn vùng gan. Khi sốt càng cao thì hạ sườn phải càng đau, do đó gây khó chịu cho người bệnh.
Chẩn đoán và cách điều trị sỏi đường mật trong gan
Sỏi đường mật trong gan là bệnh lý khá nguy hiểm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể gây nguy hại đến tính mạng cho người bệnh.
Phương pháp chẩn đoán
Thông thường, việc chẩn đoán sỏi đường mật trong gan không dễ dàng như chẩn đoán sỏi trong túi mật hoặc ống mật chủ. Ngoài chẩn đoán lâm sàng, để kết luận chính xác về bệnh, các bác sĩ cần tiến hành các chẩn đoán xét nghiệm.
Chẩn đoán lâm sàng
Đa số các trường hợp đi khám bác sĩ khi đã ở giai đoạn sau của bệnh. Khi đó các triệu chứng của bệnh đã rõ ràng: sốt cao, vàng da và đau quặn vùng bụng. Tuy nhiên, các dấu hiệu này lại tương tự như trường hợp nhiễm trùng vùng gan – ổ bụng. Do đó, chỉ tiến hành khám lâm sàng chưa thể kết luận chính xác về bệnh sỏi đường mật trong gan.
Chẩn đoán xét nghiệm
Các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm sinh hóa từ mẫu máu và dịch đường mật của người bệnh. Ngoài ra, còn sử dụng các kết quả xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán bệnh.
- Các xét nghiệm sinh hóa gồm: Xét nghiệm Bilirubin máu, ALT, AST gan, xét nghiệm công thức máu, tốc độ máu lắng, CRP…
- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp CT, chụp cộng hưởng từ đường mật… Các xét nghiệm sẽ cho thấy chính xác hình ảnh gan. Từ đó bác sĩ sẽ nắm được vị trí, kích thước và mức độ nghiêm trọng của các sỏi đường mật có trong gan.
Mẹo dân gian điều trị sỏi đường mật trong gan
Trong dân gian có truyền tai nhau rất nhiều mẹo dân gian để chữa sỏi đường mật trong gan. Đây đều là những cách chữa bệnh rất đơn giản, dễ dàng thực hiện với chi phí rất phù hợp. Sau đây là một số mẹo thường được áp dụng nhiều nhất, các nguyên liệu sử dụng đều dễ kiếm như đu đủ, sung, dầu ô liu…
Mẹo sử dụng đu đủ xanh
Đu đủ điều trị sỏi đường mật trong gan rất tốt vừa an toàn, hiệu quả:
- Chọn quả đu đủ xanh vừa phải, không quá già cũng không quá non.
- Rửa sạch với nước.
- Sau đó, thái lát đu đủ. Chú ý cần bỏ hạt trước khi thái và giữ nguyên lớp vỏ màu xanh.
- Cho vào bát tô lớn, thêm 1 chút muối và hấp cách thủy tới khi đu đủ chín mềm.
- Sau khi đu đủ chín mềm, tiếp tục đậy nắp nồi khoảng 5 phút.
- Lấy bát đu đủ chín ra, để nguội và chia thành nhiều lần để dùng trong ngày.
- Sử dụng đều đặn hàng ngày trong thời gian ít nhất 3 tháng để có được hiệu quả tác dụng.
Mẹo sử dụng quả sung tươi
Cách thực hiện quả sung để chữa sỏi đường mật trong gan đẽ dàng như sau:
- Chọn sung vừa tới, không quá non cũng không quá chín.
- Rửa sạch với nước và để ráo.
- Thái thành từng lát mỏng. Đem ra ngoài sân phơi khô hoặc sấy khô bằng máy.
- Lấy 250mg sung khô cho vào nồi có chứa 1 lít nước sạch.
- Đun ở nhiệt trung bình trong khoảng 15 phút thì dừng.
- Lấy nước uống khi còn ấm.
- Sử dụng hàng ngày trong khoảng 2 tháng là giảm hẳn các triệu chứng của bệnh.
Mẹo sử dụng hỗn hợp từ dầu ô liu và chanh:
Sử dụng dầu ô liu điều trị sỏi đường mật kết hợp với chanh rất tốt. Đối với phương pháp này, người bệnh cần để bụng rỗng trong 12 tiếng. Sau đó, lấy dầu ăn hòa thêm nước cốt chanh theo tỷ lệ 4:1. Cứ cách 15 phút uống một cốc hỗn hợp trên, làm liên tục trong 2 tiếng sẽ thấy có hiệu quả.
Các mẹo dân gian thường được truyền miệng qua nhiều đời. Vì vậy hiệu quả của cách làm này chưa được kiểm chứng chính xác. Do vậy, khi sử dụng mẹo dân gian để chữa sỏi đường mật trong gan, người bệnh cần phải tìm hiểu kỹ càng, cẩn thận.
Chữa sỏi đường mật trong gan bằng Tây y
Theo Tây y, điều trị sỏi đường mật trong gan không phải dễ. Các viên sỏi mật thường nằm sâu ở trong gan và không cố định ở một chỗ. Do sỏi đường mật trong gan chủ yếu là sỏi thành phần bilirubin, nên các thuốc làm tan sỏi thông thường không có tác dụng. Để điều trị, các bác sĩ chỉ có thể tiến hành các thủ thuật can thiệp.
Mổ phanh lấy sỏi: Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa phức tạp. Các bác sĩ sẽ tiến hành ca phẫu thuật lớn vào gan và lấy sỏi. Sau ca phẫu thuật, khi thuốc tê đã hết tác dụng, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn một thời gian dài. Đối với người già, hồi phục sau ca phẫu thuật thường mất rất nhiều thời gian.
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Đây là phương pháp an toàn hiện nay. Phương pháp nội soi là phương pháp can thiệp tối thiểu, hạn chế việc mổ xẻ. Sỏi sẽ được lấy xuyên qua gan qua da. Hiện nhiều cơ sở y tế áp dụng phương pháp này để tiến hành điều trị ngoại khoa sỏi đường mật trong gan.
Nội soi mật tụy ngược dòng: Phương pháp này khá tốn kém, phải sử dụng các thiết bị hiện đại. Tại Việt Nam, có rất ít các trung tâm có thể triển khai kỹ thuật này để điều trị.
Cắt gan: Có tới 15% số trường hợp phải tiến hành cắt một phần gan. Những trường hợp này sỏi rất nhiều và kết thành từng chùm, nằm trong thùy gan. Do đó, chúng chèn ép, làm tắc nghẽn một phần gan. Lúc này, các biện pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả, bác sĩ buộc phải cắt bỏ phần gan đã teo gắn sỏi.
Lưu ý cho người bị bệnh sỏi đường mật trong gan
Người bị bệnh có sỏi mật trong gan thường phải tiến hành phẫu thuật. Sau ca mổ, người bệnh chưa thể quay trở lại đời sống hằng ngày. Họ cần có chế độ ăn kiêng ngặt nghèo và chế độ tập luyện hợp lý để hồi phục.
- Luôn đảm bảo ăn đồ đã nấu chín hoàn toàn, nước đun sôi để nguội.
- Người bệnh phải tránh tuyệt đối các loại thực phẩm giàu chất béo. Phủ tạng động vật, thịt mỡ, thịt ba chỉ, đồ ăn xào rán… cần được loại bỏ khỏi thực đơn.
- Các thực phẩm giàu đạm như thịt bò, cá cũng cần hạn chế càng làm tăng nguy cơ gây sỏi.
- Thỉnh thoảng người bệnh có thể ăn thịt trắng, thịt nạc, nhưng không quá nhiều.
- Người bệnh cần bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp đầy đủ vitamin và các chất dinh dưỡng cho cơ thể hồi phục sau ca mổ.
- Người bệnh có thể luyện đi bộ từ từ nhẹ nhàng. Sau ca mổ 1 tuần, không nên vận động mạnh như tập chạy, tập các bài tập nặng.
- Người bệnh cần tiến hành tẩy giun nửa năm một lần để hạn chế giun trong bụng.
Bệnh sỏi đường mật trong gan rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin quan trọng liên quan đến căn bệnh này. Hy vọng nhờ đó, các bạn có thể tự bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh khó chữa này.
Thông tin thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!