Sỏi Đường Mật
Sỏi đường mật nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong. Vậy làm thế nào để nhận biết, phòng ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu đáp án trong bài viết dưới đây.
Sỏi đường mật là gì? Có mấy loại?
Sỏi đường mật là tình trạng xuất hiện các viên sỏi trong đường dẫn mật trong gan và đường dẫn mật ngoài gan. Bệnh xuất hiện chủ yếu do nhiễm trùng đường mật khi các vi khuẩn bên ngoài tấn công và xâm nhập vào bên trong. Tùy vào vị trí, nguồn gốc mà người ta sẽ chia sỏi đường mật thành các loại như sau:
Theo vị trí:
- Sỏi ống mật chủ: Là tình trạng sỏi xuất hiện tại ống mật chủ, nằm bên dưới ngã ba ống dẫn gan.
- Sỏi gan: Là tình trạng sỏi xuất hiện tại ống gan trái và ống gan phải.
- Sỏi kết hợp: Là tình trạng sỏi xuất hiện ở tất cả các vị trí ống mật chủ và gan.
Theo nguồn gốc:
- Sỏi nguyên phát: Thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng sỏi mật được hình thành nguyên phát từ trong đường dẫn mật, xuất hiện tại ống gan trái, gan phải, ống mật chủ,…
- Sỏi thứ phát: Là thuật ngữ dùng để chỉ những loại sỏi lọt từ túi mật xuống đường dẫn mật nhằm phân biệt với sỏi nguyên phát.
Nguyên nhân gây sỏi đường mật
Khác với sỏi túi mật, sỏi đường mật hình thành chủ yếu do 2 nguyên nhân sau:
- Do trong đường mật quá Bilirubin và Canxi: Khi hồng cầu bị vỡ giải phóng các Bilirubin, sau đó nhờ gan đào thải mà các hoạt chất này được đưa vào dịch mật để hòa tan. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt do lượng Bilirubin quá nhiều, khiến dịch mật không đủ để thực hiện chức năng này. Dẫn đến tình trạng ứ đọng và hình thành viên sỏi.
- Do bị đẩy từ túi mật xuống: Trong trường hợp sỏi hình thành tại túi mật nhưng do quá trình co bóp chúng di chuyển theo đường dẫn và tụt xuống đường mật, làm tắc nghẽn bộ phận này và gây bệnh tại đây.
Một nguyên nhân khác làm sỏi đường mật dễ phát triển đó là khi dịch mật bị nhiễm khuẩn do ký sinh trùng đường ruột như: Giun, sán… Những loại sinh vật này có thể đẻ trứng hoặc chất để lại xác kết thành nhân sỏi cho các bilirubin bám vào.
Ngoài những nguyên nhân chính kể trên thì sỏi đường mật còn có thể gia tăng và phát triển nếu có những yếu tố sau:
- Người có tiền sử bị sỏi mật hoặc các bệnh về túi mật kể cả những trường hợp đã cắt bỏ túi mật cũng sẽ có nguy cơ bị sỏi đường mật cao hơn người bình thường.
- Những người béo phì, thừa cân, thường xuyên ăn uống nhiều chất béo cũng có khả năng bị căn bệnh này rất cao.
- Phụ nữ đang mang thai, thường xuyên thay đổi nội tiết tố cũng chính là yếu tố thúc đẩy khả năng hình thành sỏi tại đường mật.
- Những người ăn chay dài hoặc giảm cân nhanh chóng, lười vận động cũng nằm trong nhóm đối tượng dễ bị căn bệnh này.
Ngoài những yếu tố chủ quan thì cũng có không ít yếu tố khách quan
- Tuổi: Những người lớn tuổi thường có nguy cơ bị sỏi đường mật cao hơn người trẻ.
- Giới tính: Số liệu thống kê cho thấy phụ nữ có khả năng bị sỏi mật cao hơn nam giới.
- Dân tộc: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng người da đỏ, người Mỹ gốc Mexico có nguy cơ sỏi túi mật cao hơn nhưng người Châu Á gấp nhiều lần.
- Tiền sử gia đình: Di truyền cũng là một trong những yếu tố quyết định đến nguy cơ bị bệnh của bạn.
Triệu chứng điển hình của bệnh
Theo các chuyên gia, người bị sỏi đường mật thường có các triệu chứng như: Đầy bụng, khó tiêu, ăn uống không ngon miệng, xuất hiện những cơn đau âm ỉ khi ăn nhiều chất béo và dầu mỡ.
Trong trường bệnh nặng, các triệu chứng sẽ có tiến triển trầm trọng hơn. Cụ thể:
- Cơn đau quặn bên phải thượng vị: Cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc xương ức. Đặc biệt trở lên dữ dội sau khi ăn no hoặc vào ban đêm khi người bệnh đang ngủ.
- Xuất hiện nôn, buồn nôn: Khi những cơn đau thượng vị và quá trình co bóp tại túi mật diễn ra dữ dội, người bệnh có thể sẽ gặp phải các triệu chứng buồn nôn, nôn ói.
- Vàng da, vàng mắt: Khác với bệnh sỏi túi mật khi bị sỏi đường mật người bệnh thường có triệu chứng vàng da, vàng mặt. Nguyên nhân là do các viên sỏi xuất hiện tại đây và làm tắc nghẽn đường dẫn mật, khiến chức năng thải độc của gan bị cản trở.
- Nước tiểu vàng nhưng phân hơn nhạt màu: Đây được coi là triệu chứng điển hình khi bị sỏi tại đường mật. Nguyên nhân của tình trạng này là do chức năng gan bị suy yếu do sự xuất hiện của các viên sỏi tại ống dẫn mật trong gan.
- Ngoài các triệu chứng kể trên thì một số người bệnh còn xuất hiện tình trạng: Tim đập nhanh, huyết áp giảm đột ngột, sốt hoặc ớn lạnh,…
Các biến chứng sỏi đường mật nguy hiểm
Sỏi đường mật là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh như:
- Viêm đường mật, túi mật: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh. Bởi có khả năng chuyển sang thành áp-xe là rất cao. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị sớm bằng kháng sinh, tình trạng viêm nhiễm có thể cải thiện đến 75%.
- Viêm tụy do tỏi: Các viên sỏi tại đường mật có thể di chuyển và chặn đứng ngã ba ống tủy, khiến dịch tụy bị ứ lại, lâu ngày dẫn đến viêm tụy cấp. Đây là biến chứng nguy hiểm và khó điều trị khỏi nếu phát hiện quá muộn.
- Ung thư đường mật, túi mật: Tỷ lệ bị ung thư đường mật, túi mật là rất thấp nhưng chúng lại cực kỳ nguy hiểm. Bởi khả năng đe dọa tính mạng và tái phát rất cao.
- Tiểu xơ viêm đường mật: Đây là căn bệnh hiếm gặp có nguyên nhân không rõ ràng. Tuy nhiên các số liệu báo cáo cho thấy những người bị sỏi đường mật thường có nguy cơ bị căn bệnh này cao hơn người bình thường.
- Tổn thương gan: Đây là biến chứng không thể bỏ qua của sỏi đường mật. Nguyên nhân là do khi sỏi xuất hiện tại đường dẫn mật trong gan, chúng có thể gây xơ gan, viêm gan, áp -xe gan, thậm chí là suy gan.
Cách chẩn đoán chính xác bệnh sỏi đường mật
Là căn bệnh nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều biến chứng đáng lo. Vì vậy khi thấy cơ thể có những triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần chủ động đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số biện pháp giúp chẩn đoán chính xác căn bệnh là:
- Siêu âm sỏi đường mật: Đây là phương pháp đầu tiên nên kiểm tra, để phát hiện được vị trí của sỏi mật tại đường dẫn mật trong gan hay ngoài gan. Phương pháp này tương đối chính xác, giúp chẩn đoán chính xác khoảng 96%.
- Chụp cản quang đường mật: Là phương pháp chẩn đoán dựa trên những hình thu được ở túi mật và đường dẫn mật. Trong trường hợp bị bệnh hình ảnh cản quang thu được thường có màu đậm.
- Trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm trùng tụy, chức năng gan suy giảm các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như: Công thức máu, chức năng gan, men tụy,…
Điều trị sỏi đường mật như thế nào để hiệu quả?
Tùy vào tình trạng và vị trí của sỏi, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sỏi đường mật khác nhau cho từng người bệnh. Có thể dùng thuốc Tây, phẫu thuật ngoại khoa, sử dụng các bài thuốc Đông Y hoặc dùng các mẹo vặt dân gian quen thuộc.
Tây y
Dù tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nhưng Tây y vẫn là phương pháp điều trị sỏi đường mật hiệu quả và nhanh chóng nhất. Tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện những phương pháp điều trị dưới đây:
- Dùng thuốc: Đối với những trường hợp sỏi thứ phát, kích thước sỏi nhỏ hơn 1,5 cm bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc tán sỏi. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ với hệ tiêu hóa, thường chỉ dùng trong thời gian ngắn khoảng 6-12 tháng.
- Nội soi mật tụy ngược dòng: Hay còn gọi là lấy sỏi qua nội soi đường tiêu hóa từ miệng. Phương pháp này sẽ dùng dụng cụ như nội soi dạ dày, đưa qua miệng tới chỗ dịch mật và đẩy sỏi ra ngoài cùng phân.
- Phẫu thuật cắt túi mật: Được áp dụng trong trường hợp viên sỏi đã quá lớn. Khi đó các bác sĩ sẽ phải tiến hành rạch khoảng 3-4 đường trên thành bụng với đường kính từ 0,5-1 cm. Sau đó từ từ đưa dụng cụ nội soi vào vị trí này là tiến hành cắt bỏ túi mật.
Các mẹo vặt dân gian
Bên cạnh Tây y, để đảm bảo an toàn và hiệu quả người bệnh có thể áp dụng một số mẹo vặt dân gian dưới đây.
- Dùng quả dứa: Dứa chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể, hạn chế tối đa nguy cơ hình thành sỏi. Chuẩn bị 1 quả dứa chín đem gọt vỏ rồi khoét 1 lỗ khoảng 3cm, dùng núm dứa để làm nắp đậy. Cho dứa vào nướng chín, sau đó ép lấy nước, uống làm 2 lần/ ngày.
- Dùng cây râu mèo: Râu mèo có chứa Orthosiphonin có tác dụng rất tốt trong việc làm thông hệ tiết niệu, đào thải cặn bã trong đường mật. Chỉ cần lấy 1 nắm lá râu mèo đem sắc với nước rồi chắt nước uống làm 2 lần/ ngày.
- Dùng quả sung: Sung có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho quá trình đào thải sỏi tại đường mật. Người bệnh chỉ cần đem sung sao cho nóng trên chảo rồi đem sắc với 4 bát nước. Khi nước còn khoảng 1 bát thì chắt ra chia làm 2 lần, uống hết trong ngày. Áp dụng cách chữa sỏi mật bằng quả sung này đều đặn, liên tục trong vòng từ 2-3 tuần người bệnh sẽ thấy các viên sỏi nhỏ dần.
Khi áp dụng các biện pháp dân gian này người bệnh cần thực hiện liên tục và đều đặn. Bởi tùy thuộc vào cơ địa và khả năng đáp ứng của mỗi người mà thời gian cho hiệu quả dài, ngắn là khác nhau.
Người bệnh nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, chế độ ăn uống khoa học, hợp lý có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị sỏi đường mật đạt kết quả như mong muốn. Vì vậy, trong quá trình điều trị người bệnh nên tăng cường bổ sung những thực phẩm sau:
- Chất đạm: Ưu tiên bổ sung những thực phẩm giàu chất đạm và Protein từ thực vật như cá, đậu, giá đỗ,…
- Chất xơ: Theo các chuyên gia, người bệnh sỏi đường mật nên ăn từ 7-10 phần rau và trái cây mỗi ngày. Bởi nhóm thực phẩm rất tốt cho hệ thống tiêu hóa và bài tiết.
- Thực phẩm chứa Lecithin: Ăn nhiều thực phẩm họ đậu, kiều mạch, lúa mì có chứa Lecithin sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi mật.
- Các loại hạt: Óc chó, hạnh nhân là những loại hạt chứa các chất béo tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa khả năng bị sỏi rất hiệu quả.
Bên cạnh nhóm thực phẩm cần bổ sung, người bị sỏi đường mật cũng cần hạn chế những đồ ăn không tốt dưới đây.
- Thực phẩm giàu Cholesterol: Gan, tôm, bơ, thức ăn nhanh,… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và khiến các triệu chứng trở nên dữ dội hơn.
- Thực phẩm dễ gây kích ứng: Tiêu thụ nhiều hải sản, đậu phộng, đồ ăn cay, nóng,… có thể khiến kích thích quá trình hình thành sỏi trong đường mật.
- Đồ ăn nhiều đường và tinh bột: Sử dụng nhóm thực phẩm này quá nhiều, máu và Cholesterol trong cơ thể sẽ tăng cao, bùng phát nguy cơ bị bệnh.
- Ngoài ra người bệnh cũng nên hạn chế rượu, bia, thuốc lá và các thực phẩm chứa Cafein trong quá trình trị bệnh.
Cách phòng tránh sỏi túi mật hiệu quả
Để hạn chế tối đa các biến chứng của sỏi đường mật, người bệnh nên tự chủ động phòng tránh bằng các biện pháp sau:
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Tránh giảm cân đột ngột với chế độ ăn quá khắc nghiệt. Bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh.
- Không bỏ bữa nhất là bữa sáng để túi mật hạn chế co bóp nhiều, tăng nguy cơ lắng đọng tinh thể tạo sỏi.
- Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng là cách giúp phòng bệnh sỏi đường mật rất hiệu quả.
- Ngoài ra nếu thấy cơ thể có những triệu chứng lạ, người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời nếu bị bệnh.
Sỏi đường mật là căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng đe dọa tính mạng như: Viêm đường mật, ung thư đường mật, viêm tuyến tụy,… Do đó người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng trên.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!