Suy giảm chức năng thận là bệnh gì, xảy ra khi nào?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênSuy giảm chức năng thận ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh bởi thận giữ vai trò quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, bệnh nhân cần trang bị kiến thức đầy đủ để có thể nhận biết và điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Suy giảm chức năng thận là gì?
Suy giảm chức năng thận (hay còn gọi tắt là hiện tượng suy thận) là tình trạng thận bị tổn thương khiến các chức năng thận bị suy giảm, đặc biệt là chức năng lọc máu và đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể.
Dựa theo thời gian mắc bệnh, suy thận được chia thành hai nhóm là suy thận cấp và suy thận mạn. Suy thận cấp tính có thể chữa khỏi được còn suy thận mãn tính phải lọc máu hoặc thậm chí là thay thận. Trong đó:
- Suy thận cấp: Tình trạng thận tổn thương, các chức năng chính của thận bị mất đột ngột, tiến triển nhanh chóng.
- Suy thận mạn: Tình trạng thận xơ hóa, tổn thương, chức năng của thận bị suy giảm từ từ và không thể hồi phục.
Tình trạng suy giảm chức năng thận có thể là do tuổi tác, hệ lụy của các thói quen sinh hoạt không khoa học hoặc một số bệnh lý như sỏi thận, viêm cầu thận.
- Tuổi tác: Người cao tuổi thì chức năng thận bị suy giảm nên khi có một số yếu tố tác động vào sẽ dễ gây ra suy thận.
- Ăn uống: Ăn nhiều thực phẩm chứa đạm, chất Purine, đồ ăn mặn, chất kích thích và đồ uống có cồn cũng là nguyên nhân gây suy thận.
- Chấn thương: Cơ thể bị mất máu khiến cung cấp không đủ lượng máu đến thận.
- Nhịn tiểu, uống không đủ nước: Nhịn tiểu sẽ càng làm tăng áp lực lên bàng quang, gây ra tình trạng ngược bàng quang, niệu quản dẫn đến suy thận.
- Lạm dụng thuốc Tây: Sử dụng thuốc Tây quá nhiều khiến thận phải làm việc và lọc chất thải ra bên ngoài, gây tổn thương và suy thận.
- Bệnh lý: Ngoài ra, thận còn bị tổn thương do một số bệnh lý như sỏi thận, viêm cầu thận, bệnh thận đa nang, tiểu đường, cao huyết áp…
Dấu hiệu suy giảm chức năng thận
Ở giai đoạn đầu, suy thận thường không có biểu hiện rõ rệt. Khi tình trạng bệnh tiến triển thì bệnh nhân có thể có một số biểu hiện như mệt mỏi, khó thở, thay đổi lượng nước tiểu… Những dấu hiệu suy thận cụ thể ở nam và nữ giới thường gặp là:
Nam giới
- Sợ lạnh, rùng mình, chân tay nhức mỏi, nhạt miệng…
- Hoa mắt, chóng mặt, gặp phải ác mộng và gây mất ngủ.
- Tiểu đêm nhiều lần, thất thường.
- Lưng đau, khó khom lưng, gót chân, bàn chân đau nhức.
- Ù tai, chóng mặt, chân và cổ tay bị phù.
- Táo bón, nặng hơn có thể bị trĩ.
Nữ giới
- Dễ cảm thấy lạnh, sợ lạnh, thậm chí bị hắt xì và tiêu chảy.
- Tăng cân một cách bất thường trong khi vẫn giữ nguyên chế độ ăn và sinh hoạt bình thường.
- Tóc khô rối, rụng nhiều và thưa dần.
- Cảm thấy không hứng thú và tránh né chuyện ấy.
- Mắt khô, phần dưới mắt bị phù rõ rệt.
- Các triệu chứng tiền mãn kinh như ra mồ hôi trộm, tâm lý thay đổi thất thường…
Khi phát hiện những dấu hiệu đáng nghi trên đây, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị sớm và chính xác.
Điều trị suy giảm chức năng thận
Việc thăm khám và tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ khi bị suy giảm chức năng thận là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để kết hợp với các bài thuốc Đông y và mẹo chữa suy thận dân gian giúp mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Mẹo dân gian
Người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian giúp tăng cường chức năng thận khi tình trạng bệnh mới phát, còn nhẹ. Hoặc sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị y tế để mang lại hiệu quả nhanh và tốt nhất. Tham khảo cách tăng cường chức năng thận từ cây thuốc như rau ngổ, râu ngô và cây mã đề.
- Rau ngổ
Rau ngổ có tính mát và chứa nhiều thành phần có dược tính cao như Lipid, Gluxit, Enydrin, Vitamin B, C… Vì vậy, đây là vị thuốc có tác dụng giãn nở các mạch máu, làm mát máu và tăng cường chức năng lọc của thận.
Người bệnh chỉ cần rửa sạch khoảng 30g rau ngổ với nước muối loãng rồi giã nát. Sau đó cho thêm 150ml nước sôi để nguội, khuấy đều rồi lọc lấy nước cốt, cho thêm chút đường sẽ dễ uống hơn.
- Râu ngô
Từ xa xưa, ông bà ta đã truyền tai nhau nước râu ngô có tác dụng thanh lọc, giải độc và chữa suy giảm chức năng thận hiệu quả. Râu ngô có vị ngọt, tính bình, có công dụng tốt như tiêu thũng, bình can, lợi niệu. Ngoài ra, vị thuốc này còn chứa nhiều thành phần như Tanin, Allantoin, Sitosterol, Stigmasterol… giúp hỗ trợ chức năng thận hiệu quả.
Bệnh nhân cần chuẩn bị các nguyên liệu như 100g râu ngô, 50g ý dĩ, 50g rau má, 50g mã đề, 40g sài đất. Sau đó, đem các vị thuốc này vào ấm, đổ thêm 600ml nước rồi đun trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp. Gạn bỏ bã lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Cây mã đề
Cây mã đề có vị ngọt, tính hàn và có tác dụng làm sạch phong nhiệt và thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, mã đề chứa nhiều thành phần hỗ trợ quá trình thanh lọc và giải độc diễn ra nhanh chóng như Aucubin, Aucubozit, Vitamin C, K…
Bệnh nhân chỉ cần đun 10g mã đề và 2g cam thảo trên lửa nhỏ với khoảng 600ml đến khi cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Bỏ bã lọc lấy nước cốt rồi chia thành 3 lần uống trong ngày.
Thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y chữa suy giảm chức năng thận thường mang lại hiệu quả nhanh chóng cho người dùng. Tuy nhiên, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ và tuân thủ về liều dùng cũng như thời gian khi sử dụng thuốc chữa suy thận. Một số thuốc Tây y có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh suy giảm chức năng thận thường gặp như:
- Thuốc giảm cholesterol: Thuốc giảm nồng độ cholesterol cao như nhóm resin gắn acid mật (cholestyramin), statin, ezetimibe, nhóm fibrat (fenofibrat, gemfibrozil, clofibrat).
- Thuốc kiểm soát huyết áp cao: Thuốc chuyển đổi angiotensin – enzyme (ACE) hoặc thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế thụ thể angiotensin II.
- Thuốc cải thiện tình trạng thiếu máu: Người bệnh có thể uống thêm sắt hoặc bổ sung erythropoietin hormone.
- Thuốc giảm ứ đọng: Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định thuốc lợi tiểu như Hydrochlorothiazide, Amiloride, Triamterene…
- Thuốc bảo vệ xương khớp: Bổ sung Canxi hoặc Vitamin D để giảm lượng phosphat trong máu và ngăn chặn vấn đề xương yếu.
Thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y chữa suy giảm chức năng thận cũng được nhiều người tin dùng bởi tính chất an toàn và lành tính. Các bài thuốc này đều được bào chế từ các dược liệu thiên nhiên, tác động sâu vào căn nguyên, giúp điều trị tình trạng suy thận tận gốc. Tham khảo và thực hiện một số bài thuốc Đông y chữa suy giảm chức năng thận sau:
- Bài thuốc 1: 16g địa hoàng thán, đỗ trọng 12g, đương quy 8g, quế quảng, phụ tử chế, đậu ký sinh mỗi loại 8g, lộc giác giao 12g, kỷ tử 10g. Đem tất cả các vị thuốc này đi rửa sạch rồi sắc với 6 bát nước, chia uống thành nhiều lần trong ngày. Người bệnh nên sử dụng liên tục trong khoảng 12 tuần để thấy được hiệu quả điều trị rõ rệt.
- Bài thuốc 2: Hạn liên thảo 15g, trạch tả, phục linh 12g, hoài sơn, đan bì, cúc hoa mỗi vị 10g, rễ cây cỏ xước 15g, nữ trinh tử 15g, kỷ tử 15g, thục địa 15g. Rửa sạch các vị thuốc trên rồi đem sắc cùng với nước trong khoảng 30-45 phút. Sau đó, lọc lấy nước cốt rồi chia thành 3 thang và uống liên tục trong vòng 1 tháng.
- Bài thuốc 3: Bạch truật 10g, sơn dược 15g, phụ tử, sao du nhục, sơn dược, tiên mao, ba kích, phục linh bì mỗi loại 15g, đẳng sâm 20g, quế chi 2g, bách bản 20g. Đem tất cả nguyên liệu này sắc cùng với 1 lít nước. Sau đó, bỏ bã và lọc lấy nước uống hàng ngày sau bữa ăn giúp tăng cường chức năng thận và điều trị các vấn đề về sinh lý yếu một cách hiệu quả.
- Bài thuốc 4: Bách bản 30g, ngũ vị tử 10g, địa hoàng thán 15g, kỷ tử 12g, thái tử sâm 20g, mạch môn 15g, sơn dược, biển đậu, phục linh bì mỗi vị 15g. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc trong khoảng thời gian từ 30-45 phút. Mỗi ngày dùng 3 thang và nên uống sau khi ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Người bệnh cần kiên trì thực hiện các bài thuốc chữa suy giảm chức năng thận theo Đông y hàng ngày. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người thì hiệu quả điều trị sẽ khác nhau. Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các bài thuốc này.
Lưu ý khi chức năng thận bị suy giảm
Suy giảm chức năng thận là bệnh lý tiến triển âm thầm, vì vậy, bệnh nhân cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng tái phát cũng như ngăn chặn nguy cơ chức năng thận bị suy giảm thì bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
- Hạn chế thức ăn sẵn: Các đồ chế biến sẵn đóng hộp thường chứa nhiều muối và dầu mỡ làm ảnh hưởng đến hoạt động của thận.
- Hạn chế chất đạm: Nạp nhiều chất đạm vào cơ thể sẽ càng làm tăng áp lực cho thận, gây tổn thương và suy thận.
- Không ăn nhiều muối: Ăn nhiều muối sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị giữ nước, làm tăng áp suất tại các mạch máu của thận.
- Vận động nhẹ nhàng: Khi thực hiện các công việc quá sức sẽ tăng cường máu đến hệ thống cơ bắp, tim, phổi và giảm lượng máu chảy về thận gây thiếu máu ở thận.
- Không sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như thuốc lá và đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê… sẽ càng làm tăng áp lực lên thận.
- Uống đủ nước: Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, thải độc và cải thiện lưu thông máu.
- Bài tập thể dục: Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức giúp tăng cường chức năng thận và nâng cao sức khỏe.
Suy giảm chức năng thận nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến suy thận mãn khiến người bệnh phải lọc máu, thay thận hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong. Chính vì vậy, bệnh nhân cần đi khám sức khỏe và đánh giá chức năng thận định kỳ để biết được bệnh sớm và được chỉ định phương pháp khắc phục nhanh chóng.
Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: nhatnamyvien.com
- Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!