Suy thận có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả cao
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênSuy thận là tình trạng thận giảm khả năng lọc, bài tiết chất độc và nước tiểu ra bên ngoài cơ thể. Hiện nay, tỷ lệ người Việt mắc suy thận theo từng cấp độ khác nhau ngày càng nhiều. Vậy suy thận có nguy hiểm không và cách điều trị bệnh chủ yếu được áp dụng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích nhất.
Bị suy thận có nguy hiểm không? Các cấp độ của bệnh
Thận là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng trong việc điều hòa huyết áp, đường huyết trong cơ thể người và nhiều chức năng khác. Suy thận là tình trạng thận hoạt động kém hơn mức bình thường so với người khỏe mạnh, khiến việc đào thải độc tố bị ngưng trệ.
Điều này gây nên việc, các chất độc bị tích tụ, không thải ra được, đi vào các cơ quan khác trong cơ thể, gây suy nhược, mất ngủ, khó thở và nhiều căn bệnh khác.
Suy thận có diễn tiến bệnh theo nhiều cấp độ khác nhau. Ở những giai đoạn đầu cần tập trung điều trị sớm, nhanh chóng, nếu không bệnh sẽ gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng, nặng hơn.
Nhiều trường hợp bệnh phát triển mạnh khiến thận mất hoàn toàn mọi chức năng, không hoạt động được, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nguy cơ tử vong là rất cao. Nếu người bệnh bị suy thận đến giai đoạn cuối cần tiến hành chạy thận nhân tạo, quá trình này sẽ rất đau đớn và kéo dài, tốn kém rất nhiều chi phí.
Quỹ Thận Quốc gia Hoa Kỳ (NKF) đã phân chia bệnh suy thận theo 5 cấp độ dựa theo diễn tiến của bệnh. Đồng thời mỗi cấp độ sẽ có một mức nguy hại khác nhau, người bệnh cần căn cứ vào đó để chăm sóc sức khỏe cũng như có cách thức điều trị phù hợp nhất.
Suy thận độ 1
Đây là giai đoạn đầu mới khởi phát của bệnh suy thận. Lúc này thận mới bị tổn thương cơ mức độ nhẹ, thận chỉ mới suy giảm khoảng 25% chức năng, mức độ lọc máu vẫn đạt 90ml/ phút.Đặc biệt suy thận cấp độ 1 hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu bạn được phát hiện sớm, tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Suy thận độ 2
Ở giai đoạn này khả năng lọc máu của thận đã giảm dần chỉ còn khoảng 60 – 89ml/ phút. Người bệnh bắt đầu nhận thấy những sự thay đổi của cơ thể, những biến chứng sức khỏe dần được thể hiện một cách rõ ràng hơn. Nếu bạn không nhanh chóng điều trị thì có thể ảnh hưởng đến tim và những cơ quan khác trong cơ thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Suy thận độ 3
Bước sang độ 3, tình trạng thận đã bắt đầu bị tổn thương nghiệm trọng, khả năng lọc máu chỉ còn khoảng 30 – 59ml/ phút. Thận bắt đầu tấn công những cơ quan khác trong cơ thể, nguy cơ về thiếu máu và các bệnh liên quan đến xương khớp hành hạ người bệnh. Ngoài ra suy thận độ 3 còn gây cản trở một số hoạt động sinh hoạt thường ngày điển hình nhất là đi tiểu.
Suy thận độ 4
Suy thận độ 4 là tình trạng đã cực kỳ nguy hiểm, thận gần như không hoạt động, như là hồi chuông cảnh báo đến tính mạng của người bệnh. Cầu thận bị tổn thương, khả năng lọc máu chỉ còn 15 – 26ml/ phút.
Việc người bệnh điều trị bằng thuốc đã không còn tác dụng mà thay vào đó là phương pháp lọc máu, chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận thì mới có thể kéo dài và duy trì sự sống.
Suy thận độ 5
Đây là cấp độ cuối cùng của tình trạng bệnh suy thận. Cầu thận chỉ có thể lọc được 10ml máu/ phút, gần như ngưng trệ và không hoạt động nữa. Người bệnh không còn cách nào khác là gắn liền cuộc đời còn lại với máy móc là chạy thận nhân tạo, lọc máu hoặc ghép thận.
Nhìn vào 5 cấp độ suy thận của người bệnh, theo chẩn đoán của bác sĩ, những người ở cấp 1, 2, 3 còn có khả năng chữa bệnh, điều trị để sức khỏe tốt hơn. Riêng giai đoạn 1, 2 còn có khả năng điều trị khỏe mạnh như bình thường. Còn giai đoạn 4, 5 không còn cách nào khác là bạn bắt buộc phải chạy thận nhân tạo, ghép thận, lọc máu thì mới có thể tiếp tục duy trì sự sống.
Đến đây để trả lời câu hỏi suy thận có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, diễn biến khó lường, chi phí điều trị tốn kém lại chưa có thuốc đặc trị mà chỉ có thể điều trị triệu chứng của bệnh.
Cách chẩn đoán, điều trị suy thận hiện nay
Trong những trường hợp, người khám có những dấu hiệu bị nghi ngờ là bệnh suy thận, bạn cần tiến hành một số những xét nghiệm. Từ đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào những chỉ số để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất và thông báo tình hình sức khỏe hiện tại của bạn để có hướng điều trị tốt nhất.
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu
- Sinh tiết thận
- Chẩn đoán hình ảnh
Hiện nay có hai phương pháp điều trị suy thận chính là bằng Tây y và Đông y. Mỗi hình thức sẽ mang lại những ưu và nhược điểm riêng biệt, tùy vào tình trạng sức khỏe hiện tại mà bạn có thể áp dụng phương pháp thích hợp.
Điều trị suy thận bằng Tây y
Điều trị bằng Tây y là hình thức được nhiều người lựa chọn nhất. Vì chúng tác động trực tiếp, hiệu quả nhanh, cải thiện rõ ràng được chứng minh bằng những chỉ số thông qua một số xét nghiệm nhất định. Một số phương pháp điều trị bằng Tây y phải kể đến như:
Uống thuốc
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh suy thận mà chỉ có thể điều trị những triệu chứng của bệnh, ngăn chặn những biến chứng có thể xảy đến. Một số loại thuốc được ứng dụng để bác sĩ kê đơn phải kể đến như:
- Thuốc cân bằng lượng Cholesterol tốt – xấu trong cơ thể như Statin.
- Thuốc cải thiện tình trạng thiếu máu như Epo Beta.
- Thuốc hỗ trợ lợi tiểu như Lasix, Lasilix,…
- Các loại thuốc giúp xương chắc khỏe cung cấp vitamin D3, Canxi,.
Chạy thận nhân tạo
Đây là phương pháp điều trị bằng Tây y hiện đại dành cho những bệnh nhân suy thận ở cấp độ 4 và 5, thận mất hoàn toàn khả năng hoạt động, lọc máu. Có 3 dạng chạy thận khác nhau: Chạy thận nhân tạo không liên tục (IHD), lọc màng bụng (PD), liệu pháp thay thế thận liên tục (CRRT)
Ghép thận
Ghép thận cũng là phương pháp được ứng dụng rất nhiều để sức khỏe của người bệnh tốt hơn. Tuy nhiên để được ghép thận người bệnh phải đáp ứng được những yêu cầu và chỉ số nhất định.
Thay đổi thói quen ăn uống và lối sống
Thói quen ăn uống và lối sống khoa học cũng phần nào giúp hỗ trợ và điều trị tình trạng bệnh suy thận của người bệnh. Bạn cần nhớ những điều sau:
Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin từ các loại rau, củ, quả bột ngũ cốc, các loại hạt. Sử dụng chất béo đến từ dầu thực vật, ăn các loại thịt gia cầm và hải sản nạc.
Bạn không nên ăn quá mặn, sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, những sản phẩm đông lạnh, được chế biến sẵn. Vì những trong những thực phẩm này chưa nhiều chất độ và gây hại cho người bệnh hơn. Không ăn quá nhiều hải sản giàu đạm, Kali, Canxi,… Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, nước uống có gas,…
Các phương pháp phòng bệnh suy thận ở mọi người
Suy thận có nguy hiểm không thì chắc chắn là có, người bệnh khi đã mắc phải gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, sức khỏe không ổn định, giảm tuổi thọ. Vì thế mỗi chúng ta cần phòng tránh bệnh từ sớm bằng cách vận động, thay đổi lối sống cũng như khám bệnh định kỳ.
- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày như chạy bộ, đi bộ, bơi lội, những bài tập nhẹ nhàng.
- Sử dụng những sản phẩm đến từ thiên nhiên, an toàn, lành mạnh và tốt cho sức khỏe, có chế độ ăn uống khoa học, cân đối.
- Ngủ đủ giấc 8 giờ mỗi ngày, không ngủ quá muộn thức quá khuya dù vì bất kỳ lý do nào, một chế độ sống khoa học.
- Đến bệnh viện hoặc những cơ sở Đông y để thăm khám định kỳ, sớm phát hiện ra bệnh hoặc những thay đổi thất thường trong cơ thể.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về vấn đề suy thận có nguy hiểm không, cách điều trị hiện nay. Hi vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về bệnh cũng như biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân thật tốt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!