Thận yếu ở phụ nữ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênThận yếu là tình trạng suy giảm chức năng thận có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, so với nam giới, thận yếu ở phụ nữ có mức độ nhẹ hơn, phạm vi ảnh hưởng thấp và khó nhận biết hơn. Nhưng các chị em phụ nữ vẫn không được chủ quan vì tình trạng thận yếu ở phụ nữ nếu không được can thiệp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Thận yếu ở phụ nữ là gì?
Thận là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể. Không chỉ giúp bài tiết nước tiểu, thận còn có chức năng lọc máu, cân bằng điện giải và giúp ổn định huyết áp. Đây cũng là cơ quan dễ bị tổn thương do chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh cũng như những yếu tố khác.
Thận yếu là tình trạng suy giảm chức năng thận dẫn tới ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm khả năng sinh lý ở cả nam và nữ giới. Tuy bệnh thường xảy ra ở nam giới, nhưng hiện nay hiện tượng thận yếu ở phụ nữ cũng dần trở nên phổ biến hơn.
Khi đó, chức năng thận của nữ giới bị suy giảm, có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, khả năng tình dục và đẩy nhanh quá trình lão hóa cũng như mãn dục ở nữ giới.
Nguyên nhân khiến phụ nữ bị thận yếu
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thận yếu ở phụ nữ. Bệnh có thể xuất hiện do các thói quen không lành mạnh hoặc là hệ quả của một số bệnh lý trong cơ thể. Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng suy giảm chức năng thận ở phụ nữ là:
- Do yếu tố tuổi tác
Khi tuổi cao, các cơ quan trong cơ thể phụ nữ có xu hướng bị thoái hóa và suy giảm chức năng hoạt động. Do đó, phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ cao bị thận yếu hoặc các bệnh lý thận mãn tính khác.
- Do thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thường xuyên nhịn tiểu, thức quá khuya, ngủ không đủ giấc, chế độ ăn uống không đảm bảo, ăn mặn, uống quá ít nước hoặc quan hệ tình dục quá độ cũng là nguyên nhân gây ra thận yếu ở phụ nữ.
- Do tác dụng phụ của thuốc
Một số chị em phụ nữ phải sử dụng thuốc điều trị dài hạn như thuốc tăng huyết áp, thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc trị huyết áp và thuốc lợi tiểu cũng ảnh hưởng rất lớn đến chức năng thận.
- Do vấn đề tâm lý
Tâm lý quá căng thẳng, stress kéo dài chính là một trong những nguyên nhân gián tiếp có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Tình trạng stress khiến nữ giới bị tăng huyết áp, làm giảm chức năng của các cơ quan khác, làm tăng áp lực lên thận dẫn tới suy giảm chức năng thận.
- Thận yếu là hệ quả của một số bệnh mãn tính
Một số bệnh mãn tính như viêm bàng quang, huyết áp cao, sỏi trong thận, tiểu đường, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp… có thể dẫn tới các biến chứng như suy thận, thận yếu.
- Người bị thừa cân, béo phì
Những người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị thận yếu cao hơn người bình thường. Lúc này, chỉ số đường huyết và huyết áp của người bệnh không ổn định, khiến thận phải hoạt động quá tải để cân bằng dẫn tới tình trạng suy giảm chức năng.
Dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ
Các dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ khá nhiều và rõ rệt. Dưới đây là một số triệu chứng thận yếu ở phụ nữ:
- Xuất hiện tình trạng rối loạn tiểu tiện
Nữ giới thường xuyên đi tiểu nhiều về đêm, có tình trạng tiểu rắt, nước tiểu có màu bất thường là những dấu hiệu của thận yếu.
- Nữ giới bị rụng tóc nhiều
Khi thận yếu, chức năng của tuyến thượng thận cũng bị suy giảm. Đây là cơ quan có tác dụng sản sinh estrogen trong cơ thể nữ giới, khi bị suy giảm chức năng sẽ khiến hormone trong cơ thể phụ nữ bị suy giảm nghiêm trọng dẫn tới hiện tượng rụng tóc nhiều, tóc yếu và khô xơ, xuất hiện nhiều tóc bạc.
- Giảm ham muốn tình dục
Thận yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý của cả nam và nữ giới. Khi chức năng thận suy giảm, phụ nữ có thể bị giảm ham muốn tình dục nghiêm trọng.
- Sợ lạnh và sạm da, có quầng thâm
Khi bị thận yếu, cơ thể sẽ cảm thấy lạnh và nóng hơn bình thường, có hiện tượng sợ lạnh. Ngoài ra, thận giúp thải độc, thanh lọc cơ thể. Vì thế, khi hoạt động này bị suy yếu, các độc tố vẫn còn tồn tại trong cơ thể gây ra hiện tượng sạm da, xuất hiện quầng thâm mắt.
- Có biểu hiện mãn kinh sớm
Phụ nữ bị thận yếu thường có biểu hiện mãn kinh sớm hơn người khỏe mạnh. Điều này do nồng độ hormone trong cơ thể bị mất cân bằng gây ra rối loạn nội tiết tố. Người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện như: khó ngủ, ngủ không sâu giấc, xuất hiện nếp nhăn trên da, rối loạn kinh nguyệt và cảm thấy nóng nảy, bứt rứt trong người.
- Có hiện tượng tăng cân bất thường
Khi bị suy giảm chức năng thận, các chất thải và độc tố có xu hướng ứ đọng lại trong cơ thể gây ra tình trạng tăng cân, thậm chí xuất hiện tình trạng sưng phù.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác hiếm gặp hơn như mệt mỏi, uể oải, thường xuyên bị đau lưng và lười vận động.
Cách điều trị thận yếu
Tình trạng thận yếu ở phụ nữ thường có mức độ nhẹ, ảnh hưởng ít tới sức khỏe hơn so với nam giới. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ như: suy nhược cơ thể, rối loạn chức năng tiểu tiện, yếu sinh lý nữ và có nguy cơ biến chứng tiểu đường, cao huyết áp…
Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y điều trị thận yếu là phương pháp điều trị tích cực, có hiệu quả khá nhanh chóng. Các bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh và mức độ đáp ứng của từng bệnh nhân để đưa ra chỉ định phù hợp.
Một số nhóm thuốc được sử dụng để điều trị thận yếu là:
- Nhóm thuốc lợi tiểu: Bao gồm các thuốc Thiazide, Furosemide… giúp tăng cường khả năng bài tiết và thanh lọc thận.
- Thuốc điều hòa huyết áp: Là các loại thuốc chẹn beta, ức chế canxi, ức chế men chuyển… có tác dụng điều hòa huyết áp, ngăn ngừa các cơn tăng huyết áp đột ngột và giảm áp lực cho thận.
- Thuốc tăng thải axit uric: Đây là nhóm thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị thận yếu và có nồng độ axit uric trong máu cao. Sử dụng thuốc tăng thải giúp loại bỏ axit uric trong thận để cân bằng nồng độ điện giải.
Khi sử dụng thuốc Tây y để điều trị thận yếu, chị em phụ nữ cần lưu ý các vấn đề sau:
- Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị, không được tự ý dùng thuốc.
- Không lạm dụng thuốc và không tự ý phối hợp nhiều loại thuốc điều trị với nhau.
- Khi có tác dụng phụ, cần dừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ.
- Không nên mang thai ngay sau quá trình sử dụng thuốc.
Áp dụng mẹo dân gian trị thận yếu tại nhà
Bên cạnh phương pháp điều trị bằng các bài thuốc Tây y, Đông y, các mẹo dân gian trị thận yếu ở phụ nữ bằng thảo dược tự nhiên cũng được áp dụng khá phổ biến. Dưới đây là một số mẹo dân gian trị thận yếu thường được áp dụng:
- Sử dụng rau diếp cá
Rau diếp cá có tính mát, giúp thanh lọc cơ thể và là vị thuốc quý có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Sử dụng rau diếp cá giúp tăng cường chức năng của thận, thải độc và lợi tiểu rất tốt.
Mỗi ngày, người bệnh cần lấy khoảng 100gr rau diếp cá, rửa sạch, nấu với 1 lít nước sôi, để nguội và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
- Chữa thận yếu ở phụ nữ bằng rau ngổ
Chuẩn bị khoảng 100gr rau ngổ, rửa sạch và ngâm nước muối loãng. Sau đó cắt nhỏ rau ngổ, giã nát lấy nước cốt và chia làm hai lần, uống vào sáng và chiều.
- Chữa thận yếu bằng râu ngô
Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, làm mát và thải độc cơ thể. Có thể dùng râu ngô tươi hoặc khô đều được, đem đun sôi trong khoảng 10 phút và uống hàng ngày để cải thiện chức năng thận.
- Bài thuốc từ đậu đen
Đậu đen có tác dụng hoạt huyết, tiêu độc, phục hồi chức năng thận. Nhờ thế, có thể sử dụng đậu đen làm bài thuốc chữa thận yếu rất tốt.
Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 100gr đậu đen và 100gr rễ cỏ tranh, sắc với 1 lít nước và uống hết nước trong ngày. Uống liên tục trong khoảng 2 đến 3 tháng để có kết quả tốt nhất.
- Mẹo chữa thận yếu bằng rau răm
Rau răm cũng có thể chữa thận yếu khá hiệu quả nhờ rau răm có tính ấm, có tác dụng hoạt huyết rất tốt. Tuy nhiên, với phụ nữ không nên sử dụng rau răm khi mang thai và đang trong kỳ kinh nguyệt.
Chỉ cần chuẩn bị một nắm rau răm tươi, rửa sạch và giã nát lấy nước uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện chức năng, hoạt động của thận.
Cách chăm sóc và phòng ngừa thận yếu ở phụ nữ
Ngoài việc điều trị thận yếu, cách chăm sóc và phòng ngừa thận yếu ở phụ nữ cũng cần được chú trọng. Chị em phụ nữ cần lưu tâm đến các vấn đề sau:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và nên uống thành nhiều lần, hạn chế uống nước trước khi đi ngủ.
- Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có chứa cồn, tiêu biểu là rượu bia, chất kích thích.
- Tuyệt đối không được nhịn tiểu và tạo thói quen đi tiểu ngay khi có nhu cầu.
- Nên quan hệ tình dục lành mạnh và điều độ để đảm bảo sức khỏe.
- Cần thật thận trọng, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.
- Phụ nữ cần thăm khám sức khỏe định kỳ, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để giảm nguy cơ biến chứng huyết áp.
- Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Tuy tình trạng thận yếu ở phụ nữ không phổ biến như ở nam giới nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phái yếu. Vì thế, chị em phụ nữ cần chủ động thăm khám bệnh thường xuyên, nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp bảo vệ cũng như phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!