12 Thuốc Chữa Tổ Đỉa Giảm Ngứa, Tiêu Mụn Nước Nhanh
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênCác loại thuốc chữa tổ đỉa dạng bôi và uống luôn được nhiều bệnh nhân tìm kiếm nhằm thoát khỏi nỗi ám ảnh ngứa ngáy, khó chịu do các ổ mụn nước gây nên. Tuy nhiên, tổ đỉa là bệnh viêm da tự miễn tương đối khó điều trị nếu không lựa chọn được loại thuốc phù hợp, nhất là hiện nay thuốc chữa căn bệnh này được bán tràn lan. Dưới đây bài viết xin gợi ý top thuốc tổ đỉa đang được dùng phổ biến nhất để bạn đọc tham khảo.
Nhóm thuốc chữa tổ đỉa dạng bôi
Thuốc điều trị bệnh tổ đỉa dạng bôi thường có công dụng sát khuẩn, chống ngứa, tiêu viêm, hỗ trợ xử lý các tổn thương ngoài da… Tuy nhiên, một số sản phẩm cũng tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ nếu người bệnh lạm dụng hoặc dùng sai cách.
Những loại thuốc trị bệnh tổ đỉa dạng dung dịch, kem bôi ngoài được sử dụng phổ biến gồm:
Kem bôi Dermovate® Cream
Dermovate® Cream là thuốc trị tổ đỉa bôi ngoài được sử dụng phổ biến hiện nay. Loại thuốc này thường được chỉ định cho các trường hợp mụn nước tổ đỉa đã giảm bớt và bề mặt da đang trong quá trình phục hồi.
Bên cạnh đó, các hoạt chất có trong Dermovate® Cream cũng giúp giảm ngứa, chống viêm đỏ… Đặc biệt là tác dụng ức chế quá trình tổng hợp chất trung gian làm phát sinh dị ứng như serotonin hay histamine.
Thành phần: Clobetasol.
Cách dùng:
- Mỗi ngày thoa 4 lần lên vùng da cần trị tổ đỉa.
- Chú ý không dùng kéo dài quá 2 tuần, tổng liều dùng mỗi tuần không quá 50g.
- Chỉ dùng thuốc cho bề mặt da, không bôi niêm mạc, không nuốt hoặc để thuốc dính vào mắt.
Giá bán: Khoảng 90.000-110.000 đồng/tuýp 15g.
Thuốc bôi tổ đỉa Flucinar
Flucinar là thuốc chữa tổ đỉa chứa corticoid thường được chỉ định cho các trường hợp tổ đỉa gây viêm ngứa ở mức độ nặng. Thuốc có dạng mỡ, dùng bôi trực tiếp lên khu vực da tổn thương.
Loại thuốc này cho tác dụng kháng viêm thông qua cơ chế duy trì sự ổn định của lớp màng lysosome ở tế bào bạch cầu. Qua đó giảm bớt tình trạng sưng đỏ, phù nề, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, đẩy nhanh hoạt động tái tạo tổn thương do các mụn nước gây nên…
Thành phần: Hoạt chất Fluocinolone acetonide cùng một số tá dược khác.
Cách dùng:
- Rửa sạch vùng da bị tổ đỉa, lau khô rồi lấy một lượng vừa đủ Flucinar thoa lên.
- Mỗi ngày dùng khoảng 2-4 lần tùy theo tình trạng bệnh.
Giá bán: Khoảng 40.000 – 50.000 đồng/tuýp 15g.
Cồn thuốc BSI 1 – 3%
BSI 1 – 3% thường được sử dụng cho các trường hợp mới bị tổ đỉa với những mụn nước đơn thuần, chưa có dấu hiệu vỡ hay bội nhiễm. Nhờ thành phần iot mà dung dịch này giúp khử trùng, sát khuẩn cho làn da đang tổn thương.
Ngoài ra, BSI 1 – 3% cũng giúp ức chế vi nấm, giảm đau rát tại chỗ,… Nếu mụn nước tổ đỉa ở lòng bàn tay, bàn chân – nơi có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh khi sử dụng dung dịch này sẽ giúp ngăn ngừa bội nhiễm do nấm.
Thành phần: Iot cùng axit salicylic.
Cách dùng:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị tổ đỉa, sau đó dùng bông chấm vào dung dịch rồi nhẹ nhàng thoa lên da.
- Nên sử dụng BSI 1 – 3% đều đặn 1-2 lần/ngày cho đến khi triệu chứng tổ đỉa thuyên giảm hoàn toàn.
Giá bán: Cồn thuốc BSI 1 – 3% có giá bán khoảng 6.000 đồng/lọ 20ml.
Kem Tempovate trị tổ đỉa
Kem bôi ngoài da Tempovate có tác dụng kháng viêm, ức chế phản ứng dị ứng ngoài da… Với những bệnh nhân tổ đỉa, khi sử dụng Tempovate giúp giảm ngứa, giảm sưng tấy, điều tiết quá trình bong vảy trên bề mặt da… Bên cạnh công dụng trị tổ đỉa, kem Tempovate cũng được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp chàm – eczema, vảy nến, viêm da dị ứng, viêm da tiết bã (viêm da dầu)…
Tempovate thường được chỉ định cho trẻ em trên 12 tuổi, người lớn. Không dùng cho những đối tượng dưới 12 tuổi và người dị ứng với Clobetasol, đối tượng bị mụn trứng cá, viêm da quanh miệng hoặc bị nhiễm trùng da vi khuẩn, nấm, virus…
Thành phần: Clobetasol.
Cách dùng:
- Thoa lượng vừa đủ Tempovate lên vùng da bị tổ đỉa, lặp lại đều đặn 4 lần/ngày, không được dùng quá50g/tuần.
- Chỉ nên sử dụng Tempovate trong vòng tối đa 2 tuần, hết khoảng thời gian này cần tham khảo bác sĩ về việc tiếp tục dùng hay dừng hẳn.
Giá bán: Kem bôi Tempovate hiện được bán với giá khoảng 40.000 đồng/tuýp 25g.
Dung dịch Milian
Bên cạnh các loại kem bôi, Milian cũng là dung dịch trị tổ đỉa thường xuyên được các bác sĩ chỉ định. Sản phẩm này có tác dụng sát trùng bề mặt, xử lý vùng da có tổ đỉa và nhiều mụn nước hoặc đang có biểu hiện lở loét, rỉ dịch.
Với những trường hợp viêm da bội nhiễm hay viêm da Herpes simplex, Milian cũng thường được chỉ định nhằm sát trùng bên ngoài, đẩy lùi triệu chứng bệnh…
Thành phần: Methylen, tím tinh thể, nước tinh khiết.
Cách dùng:
- Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa, sau đó dùng bông gòn thấm vào dung dịch Milian và thoa lên da, thực hiện đều đặn mỗi ngày 2-3 lần.
- Sử dụng dung dịch Milian để trị tổ đỉa trong 3-5 ngày.
Giá bán: Dung dịch Milian chỉ có giá khoảng 12.000 đồng/lọ 20ml.
Thuốc tím pha loãng chữa tổ đỉa
Thuốc tím pha loãng là dung dịch Kali pemanganat (KMnO4) được pha theo tỷ lệ 1/10.000. Dung dịch này có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn, ngăn chặn nguy cơ bội nhiễm sau vỡ mụn nước. Cũng chính vì tính tiện lợi, dễ sử dụng mà thuốc tím pha loãng được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn trong điều trị bệnh tổ đỉa.
Thành phần: Kali pemanganat.
Cách dùng:
- Dùng thuốc tím pha loãng ngâm rửa vùng chân tay có mụn nước, lặp lại 1-2 lần/ngày.
- Nếu mụn nước vỡ có tụ mủ, rỉ dịch nhiều thì nên thoa trực tiếp dung dịch lên 1-2 lần/ngày.
- Không dùng băng gạc bọc kín vùng da được thoa thuốc.
Giá bán: Khoảng 9.000 đồng/lọ 20ml.
Thuốc đặc trị bệnh tổ đỉa Bactroban
Bactroban là kháng sinh dạng bôi, thường kê đơn điều trị bệnh tổ đỉa ở giai đoạn nhiễm trùng với diện tích nhỏ. Thuốc có tác dụng tiêu diệt và ức chế quá trình phân chia tế bào ở vi khuẩn. Nhờ vậy mà tình trạng nhiễm trùng được cải thiện, hỗ trợ hiệu quả việc phục hồi tổn thương trên bề mặt da.
Thành phần: Mupirocin, Polyetylen glycol cùng Polyetylen glycol.
Cách dùng:
- Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa rồi dùng lượng vừa đủ kem Bactroban thoa lên da.
- Không dùng Bactroban chung với Cannula để tránh gây tương tác.
- Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như bỏng rát ngoài da, khô, ngứa, mẩn đỏ… nếu gặp các triệu chứng này nên tạm ngưng và báo với bác sĩ.
Giá bán: Khoảng 80.000 đồng/tuýp 5g và 130.000 đồng/tuýp 15g.
Thuốc Almeta trị tổ đỉa
Nếu còn đang băn khoăn bị tổ đỉa bôi thuốc gì thì bệnh nhân không thể bỏ qua Almeta. Đây là thuốc trị tổ đỉa của Nhật, được lưu hành rộng rãi trên thị trường bởi nhiều công dụng ưu việt.
Theo thông tin từ nhà sản xuất, Almeta có tác dụng giảm ngứa ngáy, giảm đau rát, kháng viêm, kháng khuẩn ở vùng da tổn thương… cùng các triệu chứng khác của bệnh tổ đỉa. Đặc biệt, kem bôi Almeta có nguồn gốc từ xứ sở hoa anh đào nên được kiểm chứng về độ an toàn cũng như tính hiệu quả trong điều trị bệnh.
Thành phần: Steroid Alclometasone Dipropionate.
Cách dùng:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, sau đó lấy lượng vừa đủ thuốc thoa lên da.
- Cần lặp lại việc bôi Almeta 1-2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thuốc có dược tính khá mạnh, có thể gây suy giảm miễn dịch nếu sử dụng trong thời gian dài, vì vậy bệnh nhân cần hết sức cẩn trọng.
Giá bán: Hiện kem bôi Almeta của Nhật có giá bán khoảng 175.000 đồng/tuýp 5g.
Kem bôi Kobayashi Apitoberu
Kobayashi Apitoberu là thuốc trị tổ đỉa của Nhật được bào chế dưới dạng kem bôi, sản phẩm luôn nhận về những đánh giá tích cực do tính an toàn. Theo thông tin từ nhà sản xuất, Kobayashi Apitoberu giúp giảm ngứa ngáy, ban rát do tổ đỉa. Đồng thời các hoạt chất trong thuốc cũng giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ dưỡng ẩm làn da.
Thành phần: Angelica, dầu cùng với axicon.
Cách dùng:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị, sử dụng khăn bông mềm sạch để lau khô.
- Lấy lượng vừa đủ kem Kobayashi Apitoberu thoa lên da, nên massage nhẹ nhàng để dưỡng chất trong sản phẩm thẩm thấu tốt hơn.
- Nên dùng Kobayashi Apitoberu với tần suất 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Giá bán: Kem Kobayashi Apitoberu hiện có giá bán khoảng 350.000 đồng/tuýp 20g.
Nhóm thuốc chữa tổ đỉa dạng uống
Bên cạnh các loại kem bôi và thuốc chữa tổ đỉa ngoài da, nhóm thuốc uống cũng thường được bác sĩ chỉ định. Trong đó, nổi bật nhất là:
Thuốc kháng Histamine H1
Nhóm thuốc kháng Histamin H1 có tác dụng giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, đẩy lùi những tổn thương da do bệnh tổ đỉa gây nên. Histamin H1 gồm 2 thế hệ, mỗi loại có công dụng và cách dùng khác nhau:
- Thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 1: Độ an toàn tương đối cao trong điều trị viêm da. Tuy nhiên, thuốc có thể gây buồn ngủ, làm giảm khả năng tập trung, gây khô miệng, giảm tiết dịch. Do vậy, bệnh nhân cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc trong thời gian lái xe hay tham gia các hoạt động yêu cầu sự tập trung.
- Thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2: Điển hình như Loratadin, Fexofenadine hay Cetirizin… Tuy các loại thuốc này ít gây buồn ngủ hơn nhưng cũng có thể làm phát sinh những tác dụng ngoài ý muốn đối với hệ thần kinh và tim mạch.
Kháng sinh uống Penicillin
Penicillin là thuốc kháng sinh đường uống, cho hiệu quả cao trong ức chế hoạt động của vi khuẩn. Thuốc thường được kê đơn cho những bệnh nhân tổ đỉa có dấu hiệu nhiễm trùng và cần sử dụng liên tục trong 7-10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân hen suyễn hoặc suy giảm chức năng thận, rối loạn đông máu, tiêu chảy…
- Bệnh nhân quá mẫn với Penicillin (thường được chỉ định Cephalosporin dẻ thay thế).
Tác dụng phụ của thuốc:
- Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, đau dạ dày, phát ban… khi tự ý tăng liều lượng hoặc dùng thuốc kéo dài.
- Nếu lạm dụng Penicillin hoặc dùng sai cách có thể gây nhờn thuốc.
Thuốc chữa tổ đỉa kê đơn Griseofulvin
Griseofulvin là thuốc điều trị tổ đỉa chỉ được kê đơn trong trường hợp tổ đỉa có kèm nấm hoặc bội nhiễm do nấm. Thuốc có tác dụng chính là ức chế hoạt động phân chia ADN của tế bào nấm, từng bước tiêu diệt chúng.
Trường hợp bệnh nhân bị tổ đỉa tái phát nhiều lần, kèm sốt cao và đau nhức sẽ được chỉ định kết hợp Griseofulvin với một số thuốc kê đơn khác. Tùy thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh ở mỗi người mà bác sĩ sẽ lên đơn phù hợp.
Tuy là thuốc trị bệnh tổ đỉa được đánh giá cao nhưng Griseofulvin cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ và tương tác thuốc không mong muốn như:
- Ảnh hưởng đến chức năng gan thận, gây suy giảm chức năng tái tạo máu.
- Tương tác với thuốc tránh thai hoặc Warfarin, đe dọa một số vấn đề sức khoẻ không mong muốn.
Dùng thuốc chữa tổ đỉa cần lưu ý gì?
Qua nội dung trên, chắc hẳn bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “bị tổ đỉa dùng thuốc gì”. Tuy nhiên, để những loại thuốc này phát huy hiệu quả tốt nhất, hãy lưu ý một số điểm sau:
- Chỉ mua và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không mua và sử dụng tại nhà khi không được chỉ định, nhất là nhóm các loại thuốc kháng sinh.
- Khi thăm khám và lấy thuốc cần thông báo cho bác sĩ tiền sử dị ứng cũng như các loại thuốc đang sử dụng để có chỉ định phù hợp.
- Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn về liều lượng, tuyệt đối không tự ý tăng/giảm liều hoặc dùng thuốc quá thời gian được khuyến cáo.
- Với các loại thuốc bôi ngoài nên vệ sinh da trước khi sử dụng. Không băng kín da khi thoa thuốc mỡ/kem trị tổ đỉa vì có thể gây bội nhiễm.
- Không chà xát làm vỡ mụn nước trong quá trình điều trị, bởi điều này có thể gây nên tình trạng bội nhiễm hoặc khiến các ổ mụn nước tồi tệ hơn.
- Hạn chế tiếp xúc hóa chất, xà phòng, cần giữ gìn vệ sinh da để quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.
- Thông báo ngay với bác sĩ nếu quá trình sử dụng thuốc chữa bệnh tổ đỉa phát sinh triệu chứng bất thường.
Như vậy bài viết đã gợi ý 10+ loại thuốc chữa tổ đỉa tốt nhất hiện nay để bạn đọc tham khảo. Hy vọng qua nội dung trên, bệnh nhân đã lựa chọn được loại thuốc phù hợp để nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng khó chịu của bệnh. Song để đạt được hiệu quả tốt nhất, đừng quên dùng thuốc đúng liều lượng và tuân thủ chủ dẫn của cán bộ y tế.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!