Uống Thuốc Điều Hòa Kinh Nguyệt Khi Có Thai An Toàn Không?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Nhiều chị em chậm kinh do mang thai nhưng nhầm tưởng đó là rối loạn kinh nguyệt nên đã sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt để ổn định chu kỳ “rụng dâu”. Vậy uống thuốc điều hòa kinh nguyệt khi có thai ảnh hưởng đến sức khỏe của con hay không? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên và chia sẻ một vài điều hữu ích khi không may gặp phải tình trạng trên.  

Thông tin cơ bản về thuốc điều hòa kinh nguyệt 

Trước khi lý giải uống thuốc điều hòa kinh nguyệt khi có thai nguy hiểm không, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc những thông tin cơ bản về loại thuốc này. Thuốc điều hòa kinh nguyệt là loại thuốc giúp nữ giới ổn định vòng kinh, điều chỉnh lượng máu kinh cũng như giảm bớt triệu chứng khó chịu khi đến ngày “rụng dâu”. Loại thuốc này được bán khá phổ biến trên thị trường nhưng chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám và kê đơn phù hợp, tránh mua phải thuốc lậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

uong thuoc dieu hoa kinh nguyet khi co thai
Thuốc điều hòa kinh nguyệt giúp nữ giới ổn định và điều chỉnh lượng máu kinh

Các loại thuốc điều kinh chị em có thể lựa chọn sử dụng bao gồm: 

  • Thuốc tân dược: Phổ biến nhất chính là thuốc tránh thai giúp bổ sung nội tiết tố, điều hòa lượng hormone để chu kỳ kinh của chị em sớm đều đặn trở lại. Tuy nhiên, chị em không được tự ý mua và sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đồng thời không dùng thuốc khi có ý định mang thai. 
  • Thực phẩm chức năng và dược liệu: Maganda, Cyclotest zyklus-balance, PM H-Regulator,… là những loại thực phẩm chức năng được nữ giới lựa chọn sử dụng để điều kinh. Tuy nhiên, các sản phẩm này không có tác dụng đối với trường hợp rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý gây ra. 

Uống thuốc điều hòa kinh nguyệt khi có thai có sao không?

Có thai uống thuốc điều hòa kinh nguyệt có sao không? Theo các chuyên gia, phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào ngay cả thuốc điều hòa kinh nguyệt khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Uống thuốc điều hòa kinh nguyệt khi mang thai tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm phải kể đến như: 

  • Sót nhau thai hoặc sót thai: Đây là trường hợp thai nhi ngừng phát triển nhưng không được đẩy ra ngoài hoặc đẩy ra bị sót. Không chỉ thuốc điều kinh, ngay cả thuốc đặc trị để phá thai cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. 
  • Thai nhi bị dị tật: Uống thuốc điều hòa kinh nguyệt khi có thai ảnh hưởng trực tiếp đến em bé nên nguy cơ dị tật bẩm sinh là không tránh khỏi. Nếu vô tình dùng thuốc trước khi biết mang thai thì chị em nên đến cơ sở y tế siêu âm, xét nghiệm, thử máu,… để xác định sức khỏe của con. 
  • Sảy thai: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, chị em vô tình uống thuốc điều hòa kinh nguyệt chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi, thậm chí dùng nhiều có thể sảy thai. 
uong thuoc dieu hoa kinh nguyet khi co thai
Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt
  • Thai chết lưu: Sử dụng thuốc điều hòa kinh khi mang thai tiềm ẩn nguy cơ thai chết lưu. Đây là hiện tượng thai ngừng phát triển nhưng chưa bị đẩy ra ngoài rất nguy hiểm cho người mẹ, gây nhiễm trùng buồng tử cung và máu từ dây rốn. 
  • Băng huyết: Đang mang thai uống thuốc điều kinh có thể khiến máu chảy ồ ạt, nếu không cấp cứu kịp, thai phụ sẽ tử vong. 

Ngoài ra, uống thuốc điều hòa kinh nguyệt trong lúc mang thai còn gây ra một vài biến chứng nguy hiểm khác như giảm khả năng sinh sản, vô sinh, đau bụng dữ dội, sốt, buồn nôn…

Triệu chứng VIÊM PHỤ KHOA bạn đang gặp phải là gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Cần làm gì nếu phát hiện có thai khi đang uống thuốc điều hòa kinh?

Uống thuốc điều hòa kinh nguyệt khi có thai gây ra nhiều rủi ro, nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu không may gặp phải tình trạng này thì chị em cần bình tĩnh và đưa ra cách giải quyết phù hợp. Dưới đây là các bước xử lý nếu phát hiện có thai trong khi đang uống thuốc điều kinh, bạn đọc nên tham khảo:

Ngừng thuốc lập tức

Đầu tiên, chị em phải ngừng sử dụng thuốc điều kinh ngay lập tức. Sau đó, mang vỏ thuốc đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, siêu âm và làm xét nghiệm. Đồng thời, trình bày chi tiết liều lượng cũng như thời gian uống để bác sĩ nắm rõ và đưa ra lời khuyên hữu ích.  

Làm xét nghiệm sàng lọc dị tật 

Sau khi nắm được những thông tin chi tiết về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân cũng như dựa trên số tuần thai nhi, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và tiến hành thực hiện các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện nguy cơ dị tật của thai nhi do thuốc điều hòa kinh gây ra. Nhiều nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, sảy thai và thai nhi có mối liên quan với việc người mẹ sử dụng thuốc trong thai kỳ, đặc biệt 12 tuần đầu. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp sảy thai hoặc thai nhi bị dị tật là do uống thuốc điều kinh khi mang thai. 

uong thuoc dieu hoa kinh nguyet khi co thai
Nên gặp bác sĩ nếu không may uống thuốc điều hòa kinh khi mang thai

Trường hợp nào không nên uống thuốc điều hòa kinh nguyệt?

Đa số chị em khi bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sẽ đi mua thuốc điều kinh uống vì sợ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên sử dụng thuốc điều kinh, đặc biệt chị em đang trong thai kỳ. Sau đây là một vài trường hợp không nên uống thuốc điều hòa kinh nguyệt: 

  • Nữ giới trong thời kỳ dậy thì hoặc tiền mãn kinh. 
  • Gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, lo âu, căng thẳng, stress,…. 
  • Cân nặng đột ngột tăng giảm bất thường. 
  • Đang thực hiện các bài tập thể dục thể thao cường độ cao. 
  • Chị em đang có thai.
  • Chảy máu âm đạo bất thường do u xơ tử cung, polyp buồng tử cung,…

Như vậy, chị em tuyệt đối không được uống thuốc điều hòa kinh nguyệt khi có thai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi, thậm chí là sảy thai. Nếu không biết bản thân đang mang bầu và vô tình dùng thuốc thì thai phụ cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám và làm các xét nghiệm kịp thời, tránh biến chứng ngoài ý muốn.

Sử dụng thảo dược giúp điều hòa kinh nguyệt an toàn, không tác dụng phụ
Sử dụng thảo dược giúp điều hòa kinh nguyệt an toàn, không tác dụng phụ

Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam (Đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện) cũng cho biết, thuốc điều hòa kinh nguyệt thường là các loại thuốc chủ yếu mang đến cơ chế điều hòa và bồi bổ khí huyết. Trong một số trường hợp, phụ nữ không biết mình đang có thai “vô tình” sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt, bạn cũng không cần quá lo lắng.

Trong trường hợp này, bạn nên theo dõi sức khỏe đồng thời tiến hành thăm khám ngay nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Bác sĩ Lê Phương cũng cho biết thêm, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả phụ nữ mang thai hoặc không mang thai, chị em nên lựa chọn các bài thuốc uống điều hòa kinh nguyệt có độ an toàn cao thay vì các loại thuốc tân dược có nhiều tác dụng phụ thông thường.

Bài thuốc Phụ Khang Tán giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả, an toàn
Bài thuốc Phụ Khang Tán giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả, an toàn

Một trong những loại thuốc điều hòa kinh nguyệt được nhiều người tin dùng phải kể đến bài thuốc Phụ Khang Tán được áp dụng độc quyền tại Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam. Đây là bài thuốc có thành phần hoàn toàn từ thảo dược Đông y lành tính nên rất an toàn, lành tính và đảm bảo không gây tác dụng phụ cho khách hàng trong quá trình sử dụng.

Bài thuốc Phụ Khang Tán được bổ sung nhiều nhóm thảo dược với các công dụng riêng biệt, trong đó quan trọng nhất trong điều hòa kinh nguyệt phải kể đến nhóm thảo dược giúp BỔ HUYẾT và ÍCH KHÍ, KIỆN TỲ. Những nhóm thảo dược này có tác dụng điều hòa khí huyết, dưỡng huyết, kích thích tăng sinh huyết mới, ổn định lưu thông máu để chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn.

Các nhóm thảo dược quý giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả có trong bài thuốc Phụ Khang Tán
Các nhóm thảo dược quý giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả có trong bài thuốc Phụ Khang Tán

Ngoài ra, những nhóm thảo dược này còn hỗ trợ quá trình lưu thông tuần hoàn huyết, giúp ổn định lượng máu đến cơ quan sinh dục nữ để duy trì các hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, bài thuốc còn giúp ổn định mạch sinh lý Nhâm – Xung, cân bằng nội tiết tố và tăng cường sức khỏe tổng thể một cách tốt nhất.

Với bài thuốc thảo dược này, nếu chị em có lỡ uống thuốc điều hòa kinh nguyệt khi mang thai thì cũng sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bởi lẽ, bài thuốc có thành phần hoàn toàn từ thảo dược Đông y lành tính nên đảm bảo an toàn cho mọi cơ địa. Theo thống kê của Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam cho đến hiện tại, đã có HƠN 40.500 NGƯỜI điều hòa kinh nguyệt và trị bệnh phụ khoa thành công với bài thuốc Phụ Khang Tán.

Người bệnh phản hồi về hiệu quả điều hòa kinh nguyệt của bài thuốc Phụ Khang Tán
Người bệnh phản hồi về hiệu quả điều hòa kinh nguyệt của bài thuốc Phụ Khang Tán

Nếu còn điều gì thắc mắc về bài thuốc Phụ Khang Tán hoặc về các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt, người bệnh vui lòng liên hệ ngay để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể.

Kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì là tình trạng phổ biến do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Các mẹ có con độ tuổi dậy thì thường khá lo lắng nếu…

Xem chi tiết

Kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng là hiện tượng sinh lý bình thường ở chị em phụ nữ. Thông thường, chu kỳ chuẩn cho một kỳ kinh sẽ là 25 - 30 ngày, tuy nhiên…

Xem chi tiết

Kinh nguyệt kéo dài là vấn đề dễ gặp ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản, gây phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các chị em. Vậy tình trạng…

Xem chi tiết

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là vấn đề thường gặp và phần lớn đều không đáng lo ngại. Tình trạng này thường kéo dài trong khoảng 1 - 2 năm đầu sau…

Xem chi tiết

Trễ kinh ở tuổi dậy thì là hiện tượng khá phổ biến ở các bé gái trong giai đoạn này. Được biết, khoảng 1 - 2 năm đầu có kinh nguyệt, các bạn nữ thường…

Xem chi tiết

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp ở các bạn nữ tuổi dậy thì hoặc chị em ở độ tuổi tiền mãn kinh. Tuy nhiên, đây cũng có thể là lời…

Xem chi tiết

Các cặp đôi đều kiêng quan hệ trong những ngày "đèn đỏ" bởi nó không thực sự an toàn và chị em phụ nữ dễ bị đau, nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, một số cặp đôi…

Xem chi tiết

Hiến máu có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không là vấn đề được rất nhiều bạn thắc mắc. Có không ít bạn sau khi hiến máu gặp tình trạng chậm kinh, kinh nguyệt…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *