Thuốc trị tiểu đêm có những loại nào? Tham khảo các loại thuốc dưới đây
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTiểu đêm là tình trạng người bệnh thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu. Tình trạng này ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy việc điều trị sớm tình trạng tiểu đêm là vô cùng cần thiết. Vậy thuốc trị tiểu đêm là những loại nào? Những điều cần lưu ý khi điều trị tiểu đêm là gì?
Thuốc trị tiểu đêm là gì? Điều trị theo Tây y
Việc điều trị tiểu đêm phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường của tình trạng này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh và kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định để điều trị các triệu chứng của tình trạng tiểu đêm là:
Nhóm Desmopressin
Nhóm thuốc Desmopressin hoạt động giống với loại hormon chống bài niệu ADH, một loại hormone quyết định việc đi tiểu ít hay nhiều của chúng ta. Quá ít ADH sẽ khiến nước tiểu loãng và bị mất nhiều qua thận, gây ra tình trạng tiểu nhiều thường xuyên. Còn nếu hormone ADH quá nhiều, nước tiểu sẽ bị giữ lại, khiến người bệnh tiểu ít, cơ thể mệt mỏi, choáng váng và buồn nôn.
Trong nhóm Desmopressin có nhiều loại thuốc khác nhau, tuy nhiên, để điều trị tiểu đêm có thuốc xịt mũi Desmopressin, được bày bán với thương hiệu Noctiva. Loại thuốc trị tiểu đêm này chỉ được chỉ định trong trường hợp tiểu đêm do tiểu niệu chứ không điều trị các nguyên nhân khác như tiểu đường, suy tim, các bệnh về bàng quang, bệnh tuyến tiền liệt…
Thuốc trị tiểu đêm là gì? Nhóm thuốc kháng cholinergic
Đây là nhóm thuốc lớn nhất thường được chỉ định để điều trị tiểu đêm nhiều lần do bàng quang hoạt động quá mức. Nhóm thuốc này có công dụng ngăn chặn hormone acetylcholine, làm giãn cơ trơn bàng quang, từ đó giúp ngăn chặn các cơn co thắt ở bàng quang khiến bạn đi tiểu nhiều lần. Một số loại thuốc nhóm Cholinergic có thể được kê đơn điều trị tiểu đêm bao gồm:
- Oxybutynin (Thuốc Ditropan XL và thuốc Oxytrol).
- Tolterodine (Thuốc Detrol LA và thuốc Detrol).
- Trospium (Sanctura).
- Darifenacin (Enablex).
- Solifenacin (Vesicare).
- Fesoterodine (Toviaz).
Trừ Oxytrol có cả dạng thuốc uống và dạng miếng dán trên da, các loại thuốc còn lại trong nhóm đều ở dạng uống. Oxybutynin là loại thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn các loại thuốc khác. Người bệnh có thể sử dụng oxybutynin ở dạng miếng dán để hạn chế một số tác dụng phụ.
Nhóm thuốc Cholinergic có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như tầm nhìn kém, táo bón, khô miệng… Ngoài ra, thuốc cũng có thể khiến tình trạng sa sút trí tuệ ở người bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, người cao tuổi thường có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ lớn nhất, khiến bệnh nhân buồn ngủ và dễ bị té ngã.
Thuốc trị tiểu đêm là gì? Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu như Furosemide cũng được chỉ định để hạn chế tình trạng tiểu đêm nhiều lần. Đây là loại thuốc trị tiểu đêm không được cấp phép chính thức nhưng trong một số trường hợp điều trị tiểu đêm, bác sĩ có thể kê loại thuốc này cho bạn nếu thấy cần thiết. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách làm tăng lượng nước tiểu vào ban ngày để giảm lượng nước tiểu được sản xuất vào ban đêm, từ đó làm giảm tần suất tiểu đêm.
Khi sử dụng nhóm thuốc này, một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải như: khó thở, phát ban da, sưng mặt, lưỡi, môi hoặc họng, cảm giác chóng mặt… Ngoài ra, khi gặp một số biểu hiện bất thường như giảm thính lực, ù tai, đau ngực, ho, sốt, da tái, tím bầm, nhịp tim không đều… người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thuốc chẹn Alpha – 1
Thuốc chẹn alpha – 1 có tác dụng điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt, một trong những nguyên nhân gây tiểu đêm thường gặp. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm tăng lực cơ ở bàng quang, giúp bàng quang dễ dàng mở ra, từ đó cải thiện các triệu chứng tiết niệu như bí tiểu, tiểu không hết, tiểu nhiều về đêm… Một số loại thuốc thuộc nhóm chẹn Alpha – 1 có thể kể đến như:
- Terazosin (Hytrin)
- Alfuzosin (Uroxatral)
- Doxazosin (Cardura)
- Silodosin (Rapaflo)
- Tamsasmin (Flomax)
Loại thuốc này thường gây ra một số tác dụng phụ liên quan đến huyết áp, khiến bệnh nhân có thể cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, huyết áp thấp, chóng mặt và xuất tinh ngược ở nam giới.
Các loại thuốc an thần
Tiểu đêm khiến người bệnh thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu, từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc an thần để cải thiện vấn đề này. Thuốc có tác dụng duy trì giấc ngủ ngon cho người bệnh, đồng thời tạo tinh thần tốt để điều trị bệnh lâu dài và nhanh chóng.
Lưu ý khi điều trị tiểu đêm
Khi sử dụng các loại thuốc trị tiểu đêm để điều trị bệnh, bệnh nhân nên lưu ý một số điều sau để giảm nhanh triệu chứng và phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn:
- Trước khi sử dụng thuốc cần đến cơ sở y tế thăm khám và được bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng.
- Hiện nay có rất nhiều loại thuốc Đông y không có giấy phép lưu hành, chính vì vậy, người bệnh cần hết sức tỉnh táo khi mua các bài thuốc về uống.
- Mọi dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc, người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ hoặc lương y để có biện pháp khắc phục phù hợp, nhanh chóng.
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh như uống nhiều nước, không nhịn tiểu để cải thiện các triệu chứng bệnh.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là tăng cường bổ sung trái cây và rau xanh tốt cho cơ thể.
- Lựa chọn một môn thể thao phù hợp và kiên trì luyện tập mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, phòng ngừa tình trạng tiểu đêm.
Trên đây là một số loại thuốc trị tiểu đêm nhiều lần theo Tây y và Đông y, được chỉ định cho các nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc phù hợp, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng tiểu đêm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!