Phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp người bệnh nên tham khảo
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên
Viêm dạ dày cấp là bệnh lý gây sưng, viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày. Nếu không được chữa sớm, bệnh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh. Để biết phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Bệnh viêm dạ dày cấp nguy hiểm không?
Viêm dạ dày cấp là bệnh lý khá nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng không lường. Vì vậy, người bệnh cần tìm kiếm, áp dụng phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp càng sớm càng tốt. Bệnh là hậu quả của việc niêm mạc dạ dày bị kích thích bởi vi khuẩn Hp, stress, sự tăng tiết axit dạ dày,…

Dưới sự tác động của các yếu tố kể trên, viêm dạ dày cấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng cực nguy hiểm như:
- Xuất huyết dạ dày, khiến người bệnh nôn hoặc đi ngoài ra máu.
- Hẹp môn vị, khiến chức năng hấp thụ, tiêu hóa thức ăn của người bệnh bị ảnh hưởng.
- Mất nước, suy nhược cơ thể, chán ăn, mệt mỏi.
- Suy gan, thận, ảnh hưởng đến khả năng thải độc của người bệnh.
Chính vì thế, ngay khi phát hiện mình có những triệu chứng của viêm dạ dày cấp, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, xác định phác đồ điều trị đau dạ dày cấp phù hợp, kịp thời.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp người bệnh cần biết
Để tìm được phác đồ điều trị viêm dạ dày ruột cấp, người bệnh cần thực hiện thăm khám, xét nghiệm để các bác sĩ nắm bắt được nguyên nhân, tình trạng, mức độ bệnh.
Chẩn đoán viêm dạ dày cấp
Thông thường, trước hết, bác sĩ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt, triệu chứng bệnh để xác định sơ lược nguyên nhân, mức độ viêm dạ dày cấp.
Sau đó, họ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số thủ thuật xét nghiệm để có kết luận chẩn đoán chính xác, cụ thể như:
- Tổng phân tích tế bào máu (CBC) nhằm xác định tình trạng sức khỏe tổng quát.
- Xét nghiệm chỉ số máu, nước bọt hoặc hơi thở nhằm kiểm tra, phát hiện vi khuẩn H. pylori.
- Xét nghiệm phân giúp chẩn đoán, nắm bắt tình trạng máu trong phân.
- Nội soi dạ dày giúp bác sĩ quan sát tình trạng thành niêm mạc bên trong bao tử.
- Sinh thiết mô dạ dày.
- Chụp X-quang vùng bụng giúp bác sĩ kiểm tra các vấn đề về cấu trúc hệ tiêu hóa.

Phương pháp điều trị viêm dạ dày cấp
Sau khi thực hiện các biện pháp chẩn đoán, xác định chính xác tình trạng viêm dạ dày cấp, tùy theo mức độ của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc chữa viêm dạ dày cấp có thể được sử dụng là:
- Amoxicilline: Đây là loại thuốc phổ biến nhất được dùng để điều trị viêm dạ dày cấp. Thuốc đem đến công dụng ức chế sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm tiến triển. Thuốc tồn tại khá bền trong môi trường pH axit, hấp thụ tốt ở dạ dày và niêm mạc ruột. Đặc biệt, thuốc phát huy tác dụng cao nhất trong môi trường pH từ 5.5 – 7.5.
- Tetracycline: Đây là một loại thuốc kháng viêm, giảm đau, ngăn chặn sự tiến triển của vi khuẩn gây bệnh. Thuốc có khả năng phát huy hoạt tính tốt trong môi trường axit, hấp thụ cao ở niêm mạc dạ dày.
- Metronidazole và Tinidazole: Đây cũng là một trong số những loại thuốc kháng sinh được dùng phổ biến nhất hiện nay, 2 loại kháng sinh này không phụ thuộc nhiều vào nồng độ pH bên trong thành dạ dày và không gây nhiều tác dụng phụ.
- Clarithromycine: Chất kháng sinh trong thuốc giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại, khiến chúng không thể tự tổng hợp protein và nhân lên. Hơn nữa, thuốc cũng ít gây tác dụng phụ và thấm tốt và niêm mạc dạ dày, giúp hiệu quả nhanh chóng hơn.
- Bismuth: Thuốc giúp tăng cường sức đề kháng cũng như xây dựng hàng rào bảo vệ vững chắc cho niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, thuốc cũng góp phần làm ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp gây bệnh ung thư dạ dày.

LIÊN HỆ NGAY – CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP TẬN TÌNH
Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Lưu ý khi thực hiện phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp
Để chữa viêm dạ dày cấp hiệu quả, phòng ngừa bệnh tái phát, bên cạnh việc áp dụng phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần ghi nhớ một vài lưu ý dưới đây:
- Nên ăn nhiều bữa nhỏ để tránh gây áp lực cho dạ dày, khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Nên ăn bữa cuối trước khi đi ngủ tối thiểu 3 tiếng.
- Hạn chế ăn đồ dai, cứng, khó tiêu, nhiều dầu mỡ hay các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, đúng giờ giấc.
- Tránh gặp stress, lo âu, căng thẳng, giữ tâm trạng thoải mái.
- Nên thăm khám tại địa chỉ uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao, đồng thời tái khám đều đặn theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp. Để biết đâu là giải pháp chữa bệnh phù hợp nhất với mình, người bệnh hãy đến các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa về tiêu hóa để được tư vấn cụ thể.