Sỏi niệu đạo

Sỏi niệu đạo hiện nay đang chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng tất cả các số ca bệnh sỏi tiết niệu nhưng gây hậu quả làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng hình thành sỏi niệu đạo là do đâu? Cần điều trị như nào để phù hợp? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc về bệnh cho độc giả. 

Sỏi niệu đạo là bệnh gì?

Sỏi niệu đạo là một trong những loại sỏi tiết niệu mà nhiều người gặp phải. Trong hầu hết các trường hợp người bệnh bị sỏi niệu đạo là do sỏi ở bàng quang hoặc ở các bộ phận tiết niệu trên thận. Khi đó, niệu quản thường di chuyển xuống rồi dễ bị kẹt lại mà không thể thoát ra ngoài.

soi nieu dao

Hầu hết, người bệnh bị sỏi niệu đạo chủ yếu thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Trong một số trường hợp sỏi niệu đạo thì ⅓ có vị trị nằm ở niệu đạo sau còn lại là ⅔ nằm ở niệu đạo dưới với các vị trí phổ biến như xoang tuyến tiền liệt, hố thuyền niệu đạo và hành niệu đạo gốc dương vật.

Ngoài trường hợp người bệnh bị sỏi từ bàng quang hoặc đường tiết niệu trên rơi xuống phần niệu quản cũng có thể hình thành do túi thừa ở phần gốc của dưỡng vật hoặc do bị chít hẹp. Khác với nam giới, sỏi niệu đạo ở nữ giới chủ yếu là do túi thừa gây ra.

Các biểu hiện sỏi niệu đạo điển hình

Với mỗi kích thước, vị trí cùng độ cứng khác nhau của sỏi niệu đạo sẽ có những biểu hiện cụ thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu:

  • Đau bụng dưới, đau vùng sinh dục: Người bệnh bị sỏi niệu đạo chèn ép các dây thần kinh cảm giác ,cọ xát vào phần niêm mạc của niệu đạo sẽ dẫn đến đau buốt, khó chịu, cơn đau có thể âm ỉ hoặc kéo dài dữ dội tùy theo từng mức độ.
  • Tiểu khó, tiểu buốt: Niệu đạo thường có đường kính rất nhỏ nên viên sỏi có thể gây cản trở lưu thông nước tiểu gây ứ tiểu. Ngoài ra, viên sỏi cọ xát vào khu vực niêm mạc sẽ có thể trầy xước dẫn đến đau buốt mỗi khi đi tiểu.
  •  
  • Tăng tần suất đi tiểu: Một số trường hợp thường xuyên buồn đi tiểu mặc dù vừa đi vệ sinh trước đó.
  • Nước tiểu đục, có mùi khó chịu: Sỏi dễ gây tổn thương cho vùng niêm mạc, nhiễm khuẩn. Lúc này, người bệnh đi tiểu sẽ thấy màu sắc bất thường như hồng, đỏ, đục hoặc có váng kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Sốt, ớn lạnh, buồn nôn: Đây là một trong những biểu hiện cảnh báo khi sỏi đã bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng tại vùng niệu đạo, bàng quang, thận,…
soi nieu dao
Đau tại bộ phận sinh dục là triệu chứng điển hình của bệnh

Nguyên nhân hình thành sỏi niệu đạo

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau hình thành sỏi niệu đạo. Trong đó có cả nguyên nhân do bệnh lý và nguyên nhân khách quan tác động trực tiếp. Cụ thể:

Vị trí sỏi thay đổi

Một trong những nguyên nhân đầu tiên hình thành sỏi niệu đạo chính là trong quá trình bài tiết, vận chuyển nước tiểu xuống phần niệu đạo. Những viên sỏi cũng di chuyển xuống và kẹt tại một số vị trí hẹp như niệu đạo màng hay lỗ, niệu đạo ngoài,…. Hơn nữa do tùy vào kích cỡ sỏi, hình thành sỏi ở dạng tinh thể mà sỏi rất khó thoát ra ngoài.

Hẹp niệu đạo

Trong suốt quá trình bài tiết, niệu đạo bị hẹp sẽ khiến cho nước tiểu và những tạp chất không thể thoát ra bên ngoài. Đây cũng là một phần bị lắng đọng trong khu vực niệu đạo, lâu dần sẽ trở thành tinh thể rắn và hình thành nên sỏi niệu đạo.

Sỏi to, gồ ghề gây mắc kẹt

Thông thường, sỏi thận, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo khi sử dụng các loại thuốc tán sỏi có thể theo dòng tiểu thoát ra ngoài. Nhưng có một số trường hợp người bệnh do sỏi to, gồ ghề mà khiến bị mắc kẹt tại khu vực niệu đạo.

soi nieu dao

>>> Đừng bỏ lỡ: Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi tiết niệu – Tán sỏi tiêu viêm sau 1 liệu trình

Ảnh hưởng bởi khí hậu, thời tiết và điều kiện sinh hoạt

Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể ra nhiều mô khiến nước tiểu bị cô đặc lại làm giảm khả năng đào thải các chất cặn bã. Từ đó hình thành các tinh thể muối trong nước tiểu gây bão hòa và kết tủa tạo sỏi trong thận, niệu quản hoặc bàng quang.

Chế độ ăn uống không phù hợp

Hầu hết người bệnh thường sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có gas, thuốc lá,… đây cũng là nguyên nhân khiến thận phải hoạt động nhiều. Chính điều này khiến thận bị suy yếu và dễ hình thành sỏi thận.

Ngoài ra, uống ít nước, ăn mặn và ăn nhiều thức ăn giàu canxi cũng là nguy cơ dẫn đến bệnh tăng cao.

Những biến chứng gây sỏi niệu đạo

Sỏi niệu đạo nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ gây ra cản trở lưu thông của dòng chảy, khiến nước tiểu bị ứ đọng lại ở toàn bộ hệ thống tiết niệu, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu: Người bệnh bị sỏi niệu đạo sẽ bị tắc nghẽn đường tiểu gây ứ đọng nước tiểu. Do đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển thành viêm bàng quang, viêm thận, viêm niệu đạo, thận ứ mủ,… từ đó dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Thận ứ nước, giãn bể thận và đài thận: Tình trạng này khiến nước tiểu bị chặn lại và ứ đọng trong thận, niệu quản, và bàng quang. Nếu người bệnh không can thiệp kịp thời, thể tích nước sẽ không ngừng tăng lên khiến thận bị ứ nước, đài thận và bể thận sẽ bị giãn rộng.
  • Suy thận cấp và mãn tính: Nếu để bệnh kéo dài sẽ gây nhiễm trùng thận, ứ mủ, thận bị ứ nước,…. Lâu dần sẽ dẫn đến nguy cơ suy giảm chức năng của thận. Từ đó dẫn đến tình trạng suy thận cấp và mãn tính. Nguy hiểm hơn người bệnh cần phải chạy thận nhân tạo gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
soi nieu dao
Giãn đài bể thận là biến chứng của sỏi niệu đạo

Phương pháp chẩn đoán bệnh sỏi niệu đạo

Trước khi thực hiện điều trị sỏi niệu đạo, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán hiệu quả và an toàn hơn. Thông thường, các bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách sờ nắn hoặc khám trực tràng để xác định được vị trí của sỏi. Trong trường hợp sỏi ở niệu đạo sau, khi khám lâm sàng sẽ nghe thấy tiếng va chạm của sỏi với dụng cụ chuyên dụng của bác sĩ.

Bên cạnh đó, để có thể xác định được vị trí cụ thể và kích cỡ của viên sỏi, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm tổng quát như sau:

  • Xét nghiệm máu
  • Siêu âm
  • Chụp X-ray hệ tiết niệu
  • Chụp X-ray niệu đạo ngược dòng
  • Chụp cộng hưởng từ MRI

Những phương pháp điều trị sỏi niệu đạo

Với mục tiêu loại bỏ sỏi để đường tiểu được thông suốt đồng thời ngăn ngừa hình thành sỏi và tái phát trở lại. Căn cứ theo vị trí của viên sỏi mà có phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là những phương pháp điều trị sỏi niệu đạo an toàn và đem lại hiệu quả cao. Cụ thể:

Điều trị sỏi niệu đạo bằng phương pháp dân gian tại nhà

Một trong những phương pháp điều trị sỏi niệu đạo cho người bệnh thời kỳ đầu có thể áp dụng với các bài thuốc dân gian để điều trị tại nhà. Phương pháp này vừa an toàn, lành tính mà dễ dàng thực hiện. Một số bài thuốc điều trị sỏi niệu đạo như:

  • Cây nhọ nồi: Loại cây này có tác dụng giúp lợi tiểu, chống viêm, giảm đau và cầm máu cho trường hợp bị tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc tiểu rắt. Chỉ cần sử dụng 50g nhọ nồi giã nát và lọc lấy nước uống hàng ngày. Ngoài ra, có thể áp dụng cách phơi khô cây nhọ nồi, sao vàng để đun lấy nước uống.
  • Cây râu mèo: Theo như các chuyên gia nghiên cứu, cây râu mèo giúp lợi tiểu, đẩy nhanh quá trình bào mòn sỏi đồng thời làm giảm độ khoáng chất, kháng viêm và chống viêm. Người bệnh chỉ cần lấy 30-50g cây râu mèo đun uống từ 2- 3 lần/ngày trước bữa ăn khoảng 30 phút sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
  • Quả chuối hột: Sử dụng quả chuối hột điều trị sỏi niệu đạo là cách an toàn nhất giúp bào mòn sỏi và khoáng chất trong đường tiết niệu. Người bệnh chỉ cần đem phơi khô sau đó rang cháy rồi nghiền thành bột, sau đó lấy 1 thìa cà phê hòa với nước uống hàng ngày.
  • Râu ngô: Nước râu ngô có tác dụng điều trị sỏi niệu đạo, lưu thông khí huyết, đánh tan sỏi, đào thải những độc tố ra ngoài cơ thể. Bạn chỉ cần chọn những râu ngô tươi, non để đun nước uống hàng ngày trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
soi nieu dao
Cây râu mèo giúp tiêu sỏi hiệu quả
 

Điều trị bằng thuốc Tây y

Bên cạnh việc sử dụng phương pháp điều trị sỏi niệu quản bằng cách chữa dân gian. Nhiều người bệnh cũng sử dụng thuốc Tây y để điều trị dưới sự chỉ định của các bác sĩ. Hiện nay, có một số nhóm thuốc phổ biến như: Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ trơn, thuốc lợi tiểu,…. Việc lựa chọn những nhóm thuốc sẽ phục thuộc vào thành phần tạo nên sỏi, cụ thể như sau:

  • Nhóm sỏi canxi oxalat, canxi photphat: Thuốc kali citrate, thuốc lợi tiểu thiazid,…
  • Nhóm sỏi cystine: Thuốc làm giảm nồng độ cystine trong nước tiểu.
  • Nhóm sỏi acid uric: Thuốc có tác dụng làm giảm độ acid và kiềm hóa nước tiểu.
  • Nhóm sỏi struvite: Một số loại thuốc kháng sinh để trị nhiễm khuẩn.

Điều trị ngoại khoa sỏi niệu đạo

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ngoại khoa được thực hiện với những viên sỏi có kích thước lớn hoặc người bệnh đang gặp những biến chứng nguy hiểm. Thông thường bác sĩ sau khi thăm khám sẽ chỉ định một số kỹ thuật sau đây:

  • Thực hiện tán sỏi nội soi ngược dòng sử dụng Cystolitholapaxy
  • Tán sỏi bằng sóng xung kích (ESWL)
  • Phẫu thuật mổ hở để thực hiện lấy sỏi ra ngoài
soi nieu dao
Phẫu thuật là phương pháp điều trị với những viên sỏi lớn

Tuy nhiên, trước khi thực hiện lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào phù hợp để giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Các bác sĩ cần thăm khám vị trí nằm của viên sỏi, cụ thể như sau:

  • Sỏi ở vị trí hố thuyền: Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để nghiền nát rồi tách sỏi ra khỏi niêm mạc của niệu đạo. Sau đó, thực hiện khâu lại theo đúng kích thước ban đầu.
  • Sỏi nằm ở đoạn hẹp ở khu vực tầng sinh môn: Bác sĩ sẽ phẫu thuật và tiến hành mổ hở rồi gắp sỏi trực tiếp ra ngoài.
  • Sỏi nằm ở túi niệu đạo hoặc chỗ hẹp của niệu đạo: Bác sĩ tiến hành mổ hở đồng thời xử lý các nguyên nhân gây ra tình trạng hẹp niệu đạo.

Phương pháp này có thể loại bỏ những viên sỏi ra khỏi cơ thể của người bệnh ngay lập tức. Nhưng nó vẫn có thể tồn tại hạn chế cùng mức chi phí điều trị cao khiến cho nhiều người bệnh cảm thấy đau đớn và dễ tái phát ngược.

Dùng máy tán sỏi

Việc sử dụng máy tán sỏi bằng cách thực hiện bơm xylocaine 1% vào trong miệng sao. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt trực tiếp sone để đưa phần dung dịch dầu parafin glycerin hoặc bơm nước muối sinh lý để đẩy ngược sỏi vào phần bàng quang, sau đó lấy ra bên ngoài.

Các cách phòng ngừa sỏi niệu đạo

Sau khi tìm hiểu những phương pháp điều trị sỏi niệu đạo, việc cần làm là người bệnh cần chú ý một số cách phòng ngừa phát triển sỏi niệu đạo như sau:

  • Thực hiện ăn nhiều rau củ quả canh để cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể ngăn ngừa tình trạng sỏi hình thành.
  • Hạn chế những loại thực phẩm có chứa nhiều oxalat như socola, các loại hạt, dâu tây,…
  • Giảm lượng muối hàng ngày trong các bữa ăn cũng như cắt giảm oxalate trong lượng nước tiểu.
  • Cắt giảm lượng caffein vì chúng là nguyên nhân chính khiến cơ thể bị mất nước nhiều. Thay vào đó nên bổ sung nhiều nước để tránh tình trạng phát triển sỏi niệu đạo.
  • Sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu đạm như thịt, trứng, và cá đúng cách, không nên ăn quá nhiều trong cùng một lúc.
  • Khám sức khỏe theo định kỳ để các bác sĩ có thể thăm khám và điều trị kịp thời tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Trên đây là toàn bộ những thông tin bài viết về sỏi niệu đạo cũng như những phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh đang gặp phải tình trạng trên cần đến ngay cơ sở y tế để được khám chữa bệnh và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Nội soi bàng quang là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe mà bệnh nhân đang gặp phải ở đường tiết niệu. Từ đó, hỗ trợ trong việc đưa…

Xem chi tiết

Ung thư bàng quang sống được bao lâu là điều rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Căn bệnh nguy hiểm này có tỷ lệ mắc khá cao nên trở thành nỗi lo của không ít…

Xem chi tiết

Ung thư bàng quang là một căn bệnh ác tính nhưng lại có tỷ lệ người mắc rất cao trong số những dạng ung thư tiết niệu. Các giai đoạn của ung thư bàng quang…

Xem chi tiết

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là hội chứng thường gặp ở người lớn tuổi với các triệu chứng cụ thể như: Tiểu nhiều lần, tiểu gấp, thậm chí là tiểu không tự chủ. Hội chứng…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *