TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh chia sẻ kỹ thuật sắc thuốc giúp lưu giữ dược tính tối ưu
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTrong Đông y, thuốc thang sắc là một trong những dạng thức phổ biến được áp dụng ở nhiều bài thuốc hiện nay. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người nào cũng hiểu rõ về kỹ thuật sắc thuốc làm thế nào cho đúng cách. Chính vì vậy, trong bài viết này, TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh (Giám đốc phụ trách chuyên môn Nhất Nam Y Viện) sẽ chia sẻ về kỹ thuật sắc thuốc giúp bài thuốc lưu giữ được dược tính tối ưu và hiệu quả nhất.
Theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh cho biết, nói đến sắc thuốc thì hầu hết mọi người đều cho rằng đem thang thuốc chứa nhiều vị thuốc khác nhau cho vào ấm và đun sôi trên lửa đến khi được 1 bát con rồi chắt lấy nước thuốc. Tuy nhiên, đây chỉ là hình dung chung nhất, trên thực tế sắc thuốc cần đảm bảo một quy trình cụ thể về thời gian và nhiệt độ cùng cách sắc thuốc phù hợp với tính chất của vị thuốc. Cụ thể như sau:
Đối với tiêu chuẩn về thời gian đun sắc thuốc, Đông y thường có hai dạng thức là sắc nhanh và sắc chậm sau đây:
Đối với kỹ thuật sắc thuốc nhanh:
Với cách sắc thuốc này thường phù hợp với những vị thuốc cần giữ khí. Tức là trong các vị thuốc này có tinh dầu, hoạt chất ít tan trong nước và dễ bị bay hơi mỗi khi có nhiệt tác động. Việc lựa chọn cách sắc thuốc nhanh này cần đảm bảo vừa cho hoạt chất thuốc được hòa tan trong nước vừa hạn chế sự bay hơi.
Để lưu giữ được dược tính có trong thuốc được tối ưu nhất, trước khi sắc nên ngâm trước hoặc khi sắc chú ý tăng nhiệt từ từ để khi sôi sẽ đun trong khoảng thời gian ngắn. Với phương pháp này thuốc thường được sắc trong một lần.
Đối với kỹ thuật sắc thuốc chậm:
Phương pháp này thường sẽ áp dụng đối với một số loại thuốc bổ, lấy vị của thuốc. Tức là các vị thuốc không bay hơi, không biến đổi nhiều trong suốt quá trình sắc thuốc. Các vị thuốc này tồn tại ở thể rắn như củ, rễ, thân, cành,… trước khi sắc cần phải có biện pháp làm tăng khả năng hòa tan chất trong nước.
Khi thực hiện đun sắc cần phải phân nhỏ các dược liệu ở kích thước phù hợp, ngâm trước khi sắc và sắc trong thời gian dài. Điều này đảm bảo được nồng độ thuốc quy nạp vào kinh lạc, tạng phủ. Thuốc sẽ được sắc làm nhiều lần, khoảng 2 – 3 lần để các vị thuốc có thể được trộn với nhau.
Ngoài yếu tố về thời gian đun sắc thuốc, nhiệt độ cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả của thuốc sắc. Nhiệt độ cần tùy thuộc vào loại dược liệu cần sắc nhanh hay chậm. Theo quan điểm của TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, người bệnh nên sắc thuốc ở nhiệt độ và áp suất không quá 1000 độ C bởi điều này sẽ làm giảm hoạt chất có trong thuốc và tăng tác phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thuốc chỉ nên sắc ở nhiệt độ và áp suất vừa phải sẽ giúp thu được dược tính tốt nhất.
Bên cạnh đó, tùy theo từng vị thuốc, tính chất của thuốc mà thứ tự được sắc thuốc và cách sắc có đặc thù riêng. Ví dụ những loại thuốc có nhiều sạn đất như rễ cây, hoàng thổ cùng một số loại thuốc có kích thước lớn như trúc lự, lô căn, hạ khô thảo, mao căn thì cho vào trước. Còn những vị thuốc có mùi thơm, tinh dầu như bạc hà, nhục quế, sa nhân, đậu khấu nên cho vào sau, khi sắp sắc xong.
Những loại thuốc bột nên lấy một tấm vải trắng cho toàn bộ dược liệu vào sắc để tránh tình trạng bột ra nước và tạo cặn bám cổ họng khi uống. Nhân sâm có thể cắt từng lát mỏng, chưng cách thủy để lấy nước rồi hòa cùng với nước thuốc. Đối với những dạng đặc biệt như vậy, thầy thuốc sẽ hướng dẫn người bệnh kỹ lưỡng để có thể đảm bảo được việc đun sắc đúng quy trình.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh về kỹ thuật sắc thuốc giúp lưu giữ dược tính tối ưu. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về việc đun sắc thuốc để có thể mang đến hiệu quả trong điều trị bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!