Có Nên Nặn Mụn Bọc? Cách Lấy Mụn An Toàn, Không Lo Để Lại Sẹo

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Mụn bọc là một loại mụn trứng cá gây đau đớn, khó chịu cũng như nhiều phiền toái cho người mắc bệnh. Chính vì thế nhiều người có thói quen nặn mụn bọc. Thế nhưng phương pháp này có tốt không, có gây biến chứng gì không? Cùng Nhất Nam Y Viện tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Có nên nặn mụn bọc không?

Mụn bọc là một dạng của mụn trứng cá, chúng thường xuất hiện ở mũi, cằm, má. Khi làn da bị mụn bọc chúng ta thường có thói quen sờ và chỉ muốn nhanh chóng nặn bỏ chúng. Tuy nhiên nếu nặn mụn bọc không đúng cách có thể để lại sẹo lồi, sẹo lõm, vết thâm trên da gây mất thẩm mỹ.

Vậy bị mụn bọc có nên nặn không? Các chuyên gia của Nhất Nam Y Viện cho biết, với mụn bọc, người bệnh không nên nặn khi chúng chưa hoàn toàn se cồi và đẩy lên bề mặt da. Thông thường, khi ở giai đoạn đầu, nhân của mụn bọc sẽ nằm sâu dưới lỗ chân lông. Chúng rất khó đẩy nhân mụn lên bề mặt da như các loại mụn thông thường khác, vì thế cần có chế độ chăm sóc phù hợp. Nếu bạn nặn mụn khi nhân mụn vẫn chìm sâu dưới da sẽ gây nên sẹo rỗ, sẹo thâm gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Khi muốn loại bỏ mụn bọc bạn cần xác định thời điểm chính xác. Theo đó chỉ những loại mụn bọc mức độ nhẹ, kích thước nhỏ mới có thể nặn. Ngoài ra, bạn phải thấy rõ cồi mụn đã khô và trồi lên da, lúc này có thể nặn bỏ.

nan mun boc
Chỉ nên nặn những loại mụn bọc mức độ nhẹ, kích thước nhỏ

Có những loại mụn tuyệt đối không được nặn như:

  • Mụn trứng cá có nhiều ổ viêm: Mụn lúc này xuất hiện tình trạng mưng mủ, sưng to thành những cục đỏ, không có cồi mụn và đau đớn.
  • Mụn trứng cá mọc thành từng đám: Mụn có mủ trắng ở giữa, hơi mềm và đau. Mủ ở bên trong mụn rất hôi, dễ dàng lây sang những vùng da khỏe mạnh bên cạnh.
  • Mụn ác tính: Loại mụn này khi xuất hiện sẽ kèm theo các triệu chứng như viêm, sốt nhẹ. Chúng thường có kích thước khá lớn và gây đau nhức nhiều.

Đọc thêm : Mụn bọc không đầu là gì

Mụn bọc bao lâu thì nặn được?

Mụn bọc có nên nặn hay không? Bạn chỉ nên nặn khi mụn có kích thước nhỏ, cồi mụn khô và trồi lên da. Vậy bao lâu thì nặn được mụn? Đây cũng là nghi vấn được nhiều người quan tâm. Về vấn đề này, các chuyên gia da liễu cho biết, tùy vào tình trạng nốt mụn như nhân to hay nhỏ, có viêm hay không để chúng ta xác định thời điểm nặn mụn.

Thông thường với những loại mụn bọc nhỏ để cồi mụn khô lại sẽ mất từ 2-3 tuần. Với những nốt mụn nhân to, sưng đỏ và viêm cần thời gian từ 3-4 tuần mới có thể nặn mụn bọc.

Để đảm bảo an toàn, khi thấy da xuất hiện mụn bọc người bệnh nên đến gặp bác sĩ da liễu để xin tư vấn. Tuyệt đối không tự ý nặn mụn vì có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Tham khảo : Có nên nặn mụn bọc ở cằm không

Các bước nặn mụn bọc đúng cách và an toàn

Như vậy câu hỏi mụn bọc có được nặn không, mụn bọc khi nào nặn được đã giải đáp ở phần nội dung trên. Một trong những vấn đề khác được người bệnh quan tâm chính là cách nặn mụn bọc hiệu quả và an toàn.

Theo đó, đối với các loại mụn khác nhau sẽ có cách nặn riêng. Nội dung dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về cách nặn mụn bọc không đầu, cách nặn mụn bọc ở cằm, cách nặn mụn bọc ở mũi.

  • Bước 1: Làm sạch làn da bị mụn

Bước đầu tiên trong nặn mụn bọc chính là làm sạch da. Công đoạn làm sạch da cần được thực hiện theo 2 bước là tẩy trang và rửa mặt.

nan mun boc
Bạn cần làm sạch da mặt trước khi nặn mụn

Tẩy trang là bước bắt buộc phải làm trong quá trình làm sạch da. Với những làn da đang bị mụn, bạn nên sử dụng loại nước tẩy trang có thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng da. Những sản phẩm có cồn hay chất tẩy rửa mạnh cần tuyệt đối tránh xa. Bên cạnh đó bông tẩy trang bạn nên chọn loại làm bằng cotton, mặt bông mềm và không bị bong xơ khi sử dụng.

Đối với sữa rửa mặt bạn cũng nên chọn loại có thành phần dịu nhẹ, độ pH cân bằng, không chứa chất gây kích ứng da nhưng vẫn đảm bảo khả năng làm sạch sâu. Không những vậy, người bệnh nên ưu tiên chọn loại sữa rửa mặt có chiết xuất từ thiên nhiên với khả năng chống viêm, diệt khuẩn, trị thâm như trà xanh, nha đam, nghệ, mật ong…

  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ tay và dụng cụ nặn mụn

Trước khi nặn mụn bạn cần rửa sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng hoặc nước rửa tay. Bên cạnh đó những dụng cụ nặn mụn cũng cần được làm sạch bằng cồn y tế hoặc nước oxy già, nước nóng 100 độ C trước khi sử dụng.

Việc này đảm bảo vi khuẩn không lợi dụng quá trình nặn mụn để xâm nhập vào vết thương hở gây viêm nhiễm. Vì vậy bạn tuyệt đối không được bỏ qua bước này trong cách nặn mụn bọc không đầu.

  • Bước 3: Xông hơi da mặt

Xông hơi là cách làm giãn nở lỗ chân lông, giúp việc đẩy nhân mụn ra ngoài trở nên dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, xông hơi cũng là cách làm giảm cảm giác đau nhức trong quá trình nặn mụn.

Trường hợp bạn không có máy xông hơi chuyên dụng có thể tự xông theo cách sau. Bạn đun sôi nước trong một chiếc xoong nhỏ. Tiếp đó khi nước sôi bạn đưa mặt vào miệng nồi cách khoảng 40cm và xông trong vòng 5 phút để hơi nóng phả vào mặt.

Tuy nhiên với cách này bạn cần chú ý nhiệt độ xông thích hợp chỉ ở khoảng 40 độ C. Bạn không nên xông với nước quá nóng vì có thể làm bỏng da.

  • Bước 4: Sử dụng kim tiệt trùng chích đầu mụn

Bạn cần xác định đâu là nốt mụn có thể nặn và nốt mụn không thể nặn. Tiếp đó, kim nặn mụn sau khi được tiệt trùng sạch sẽ bạn có thể dùng để nặn mụn bọc. Bạn sử dụng kim rạch nhẹ vào phần đầu của nốt mụn đã gom cồi và khô lại.

nan mun boc
Sử dụng kim tiệt trùng chích đầu mụn
  • Bước 5: Tiến hành nặn mụn nhẹ nhàng, an toàn

Sau khi rạch một đường nhỏ trên mụn, bạn tiến hành nặn bỏ nhân mụn một cách nhẹ nhàng để tránh hình thành sẹo về sau. Cách làm như sau, bạn dùng đầu tròn của cây nặn mụn để ấn nhẹ từ mọi phía xung quanh nốt mụn, đảm bảo lực dồn về đúng trung tâm mụn. Tiếp đó bạn dùng lực ấn nhẹ để phần nhân bên trong được đẩy ra ngoài. Lúc này bạn cố gắng ấn nhẹ cho đến khi nặn mụn bọc ra máu, đảm bảo bên trong không bị sót nhân.

  • Bước 6: Rửa mặt, chăm sóc da sau khi nặn mụn

Sau khi nhân mụn bọc được loại bỏ hoàn toàn bạn cần làm sạch lại da mặt với nước rửa mặt có thành phần kháng khuẩn. Hoặc bạn có thể sử dụng mặt nạ thiên nhiên để làm sạch da sâu hơn.

Tuy nhiên bạn cần nhớ, những loại mặt nạ này phải dịu nhẹ và không gây kích ứng da. Bên cạnh đó việc làm sạch da kỹ lưỡng là cách ngăn mụn tái phát hiệu quả.

Nặn mụn bọc xong nên làm gì?

Các chuyên gia cho biết, cách chăm sóc da sau khi nặn mụn bọc cũng là yếu tố quan trọng, ngăn ngừa tình trạng sẹo thâm, sẹo rỗ hiệu quả. Vậy nặn mụn bọc xong nên làm gì?

Chườm đá lạnh

Mụn bọc có nên nặn? Như đã nói, bạn chỉ nặn khi mụn đã có cồi và khô lại, trồi lên bề mặt da. Bên cạnh đó sau khi nặn mụn bạn cần chườm đá lạnh ngay để ngăn tình trạng sưng tấy, lỗ chân lông mở rộng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

nan mun boc
Sau khi nặn mụn bạn cần chườm đá lạnh
  • Bạn chuẩn bị một vài viên đá được làm từ nước sạch.
  • Sử dụng khăn vải xô của em bé để bọc đá và xoa chúng lên mặt, đặc biệt vùng da mới nặn mụn. Bạn thoa theo chiều từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài.

Dùng nước muối sát khuẩn cho da

Trong 3 ngày đầu tiên sau khi nặn mụn bạn nên sử dụng nước muối để rửa mặt mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Việc này không chỉ làm sạch da hiệu quả mà còn diệt khuẩn và ngăn vết thương hình thành sẹo.

Trường hợp bạn thấy khó chịu khi dùng nước muối rửa mặt có thể rửa lại bằng nước tinh khiết hoặc nước lọc.

Dưỡng ẩm, cân bằng độ pH cho làn da

Dưỡng ẩm và cân bằng độ pH cho da là điều quan trọng trong quá trình chăm sóc da sau nặn mụn bọc. Tuy nhiên việc này chỉ nên thực hiện sau khi nặn mụn được 2-3 ngày, khi miệng vết thương đã liền lại.

Cũng trong giai đoạn này bạn nên lựa chọn những loại toner hay kem dưỡng có kết cấu nhẹ, dễ dàng thẩm thấu, lành tính, ưu tiên sản phẩm dành cho da nhạy cảm.

  • Bạn sau khi rửa mặt cần lấy một lượng toner ra lòng bàn tay (đã rửa sạch) hoặc bông tẩy trang rồi nhẹ nhàng lau đều trên da.
  • Khi toner thẩm thấu hết vào da bạn có thể sử dụng thêm các loại serum có thành phần vitamin C hoặc chứa chiết xuất từ nghệ để giúp da nhanh liền và mờ sẹo.
  • Cuối cùng bạn khóa tinh chất dưỡng bằng một lớp kem dưỡng mỏng nhẹ.

Xem thêm : TOP 22 Loại Kem Trị Mụn Bọc Hiệu Quả

Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm điều trị sau nặn mụn

Sau khi nặn mụn bọc nên làm gì? Theo đó bạn tuyệt đối không được sử dụng sản phẩm trị mụn sau khi nặn mụn. Những thành phần axit liều cao như BHA, AHA, vitamin C, E, Retinol, sản phẩm chứa cồn có thể trở thành kẻ thù khiến vết thương trên da trở nên tồi tệ hơn.

Hơn nữa, lúc này các nốt mụn chưa khép miệng, nếu sử dụng sản phẩm điều trị sẽ gây tình trạng mẩn đỏ, kích ứng, thậm chí là viêm nhiễm da.

nan mun boc
Sau khi nặn mụn bạn không nên sử dụng sản phẩm điều trị

Đắp mặt nạ dưỡng da thiên nhiên

Sau khi nặn mụn bọc bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ dưỡng da thiên nhiên đều đặn tuần 2 lần để cung cấp dưỡng chất, độ ẩm giúp da nhanh chóng hồi phục, trắng hồng, khỏe mạnh. Một số loại mặt nạ dành cho người bị mụn bọc có thể sử dụng như:

Mặt nạ sữa tươi

Mặt nạ từ sữa tươi có chứa acid lactic giúp làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết một cách nhẹ nhàng, không gây kích ứng da. Mặc dù vậy, người bệnh không nên sử dụng mặt nạ sữa tươi hàng ngày, mỗi tuần chỉ dùng 2 lần là đủ. Bên cạnh đó, sữa tươi sẽ khiến da dễ dàng bị bắt nắng, do vậy mỗi khi ra ngoài bạn cần che chắn kỹ càng để không làm da bị tổn thương.

  • Đầu tiên bạn làm sạch da bằng nước muối sinh lý và thấm khô nhẹ nhàng.
  • Tiếp đó bạn đổ sữa tươi ra bát nhỏ, dùng mask nén hoặc bông tẩy trang ngâm vào sữa tươi.
  • Sử dụng mask hoặc bông tẩy trang này đắp lên mặt trong vòng 15 phút rồi dùng nước lạnh làm sạch lại da.
  • Hoặc bạn có thể thoa trực tiếp sữa tươi lên da sau đó làm sạch như bình thường.

Mặt nạ kết hợp sữa chua, mật ong và tinh bột nghệ

Sữa chua, tinh bột nghệ và mật ong đều là những thành phần có khả năng kháng khuẩn, tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, làm sáng da một cách tự nhiên.

  • Bạn chuẩn bị 1 thìa cà phê tinh bột nghệ, 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất, 2 thìa sữa chua không đường, 1 thìa cà phê nước cốt chanh.
  • Tiếp đến bạn cho tất cả nguyên liệu trên vào bát và trộn đều để tạo thành một hỗn hợp sền sệt.
  • Sau khi làm sạch da bằng nước muối sinh lý bạn thoa hỗn hợp kia lên trên da và nằm thư giãn trong 20 phút.
  • Cuối cùng bạn dùng nước sạch để rửa lại da mặt sao cho thật sạch.

Hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Một trong những bước chăm sóc da sau khi nặn mụn bọc chính là hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ liên kết sợi collagen, elastin, ngăn quá trình làm lành da. Không những vậy chúng có thể gây sạm da, nhất với những khu vực đang lên da non. Do vậy, sau khi nặn mụn bạn cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

nan mun boc
Hạn chế tiếp xúc ánh nắng sau nặn mụn

Tránh trang điểm sau nặn mụn

Việc trang điểm sau khi nặn mụn sẽ làm những hạt phấn nhỏ len lỏi vào vết thương trên da và gây nhiễm trùng. Hơn nữa sản phẩm trang điểm có độ phủ nền khá dày sẽ khiến làn da bị bí bạch, tắc nghẽn lỗ chân lông. Từ đó làm vết thương của bạn lâu lành hơn.

Đọc thêm : Bị Mụn Bọc Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Nhất Để Nhanh Khỏi

Chế độ sinh hoạt và ăn uống sau khi nặn mụn

Việc bạn xây dựng và duy trì một chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống điều độ là điều vô cùng cần thiết để nhanh chóng có làn da đẹp, sáng khỏe. Cụ thể bạn cần nắm rõ những thực phẩm nào nên ăn và cần kiêng.

Những thực phẩm tốt cho da:

  • Sau khi nặn mụn bọc bạn nên ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ, nhiều vitamin như rau ngót, súp lơ xanh, rau cải, bí đao, bí ngô, củ dền, bầu, bí, đu đủ,…
  • Các loại sinh tố, nước ép nhiều vitamin C, A, E như cam, quýt, bưởi, bơ,… rất tốt cho việc phục hồi làn da đang bị tổn thương do mụn bọc.
  • Bạn cũng nên ăn hải sản, thịt trắng như thịt vịt, thịt gà, trứng cá,…
  • Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ nghỉ đúng giờ, không căng thẳng, stress để ngăn mụn bọc tái phát.
nan mun boc
Rau xanh, trái cây luôn là lựa chọn hoàn hảo cho làn da

Những loại thực phẩm nên kiêng:

  • Người bệnh cần tuyệt đối kiêng đồ ăn dầu mỡ, cay, nóng như ớt, tiêu, mù tạt, tương ớt,…
  • Những thức ăn nhanh, đóng hộp không lành mạnh sẽ khiến da trở nên yếu đi và kém mịn màng, dễ nổi mụn.
  • Bạn cần kiêng uống nước có gas, đường hóa học.
  • Bên cạnh đó, rau muống và thịt bò cũng là thực phẩm nên tránh xa vì chúng có thể gây nên sẹo lồi, vết thâm xấu xí.
  • Hạn chế ăn thịt đỏ.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp câu hỏi có nên nặn mụn bọc không. Hy vọng với những chia sẻ này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại mụn nguy hiểm này, từ đó có cách điều trị, xử lý an toàn và hiệu quả.

THÔNG TIN MỞ RỘNG: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *