THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh ở cột sống ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thường ngày. Tỷ lệ người mắc bệnh này khá cao, phần nhiều để lại hệ quả nghiêm trọng vì chưa có thuốc đặc trị. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì, vì sao xuất hiện? Cùng tìm hiểu những nguyên nhân, cách điều trị tình trạng này tốt nhất qua bài viết sau.

Định nghĩa

Ở giữa các đốt trong cột sống có một bộ phận gọi là đĩa đệm. Đĩa đệm được cấu tạo gồm phần nhân nhầy ở trong, bao bọc xung quanh là 1 lớp vỏ. Nó có tác dụng tạo ra sự mềm dẻo, giúp xương sống chịu lực tốt hơn. Từ đó bạn dễ dàng vận động, sinh hoạt, làm việc. Tuy nhiên, do vận động sai cách đĩa đệm này lệch khỏi vị trí của ban đầu gây chèn ép lên các thụ thể thì gọi là bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm tên tiếng anh gọi là Herniated Disc. Bệnh thường xuất hiện nhiều nhất  ở 2 vị trí cột sống sau:

  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Là khu vực thường xuyên chịu áp lực từ trọng lượng của đầu. Đồng thời phải vận động xoay ở góc lớn, hoặc giữ nguyên một tư thế quá lâu.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Hiện tượng này thường gặp nhiều hơn ở những người có tuổi. Do sự suy giảm chức năng các bộ phận theo tuổi tác, khả năng đàn hồi, biến dạng trước các lực nén đẩy của các đĩa đệm bị giảm. Đây lại là vị trí chịu xương mà mọi vận động của cơ thể đều tác động đến nó.

Thoái hóa đĩa đệm ở cổ và thắt lưng gây ra một số bệnh như:

  • Thoái hóa đốt sống cổ.
  • Thoái hóa đa tầng.
  • Hội chứng đuôi ngựa.
  • Đau thần kinh tọa.
  • Thoát vị đĩa đệm mất nước.

Nó khiến người bệnh thường cảm thấy tê bì, đau nhức, cảm giác như có kiến bò. Đồng thời mọi cử động, sinh hoạt đều trở nên khó khăn. Một số không ít trường hợp có thể mất khả năng vận động vì hiện tượng này.

Theo thống kê tại Mỹ, mỗi năm có đến 2 triệu người phải nghỉ việc vì bệnh này. Còn ở Việt Nam, có 30% dân số ở độ tuổi 20 – 55 bị thoái hóa. Trường hợp trên 60 tuổi có triệu chứng đau lưng là 17%. Đây là những con số đáng cảnh báo và còn có xu hướng gia tăng trong đời sống hiện đại.

Nguyên Nhân

Các nghiên cứu và phân tích từ chuyên gia gần đây đã chỉ ra một số nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm. Trong đó gồm:

  • Thoái hóa tự nhiên: Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến ở tuổi trung niên do độ thẩm thấu của đĩa đệm giảm. Đây cũng là hiện tượng thoái hóa tự nhiên mà bất kỳ người già nào cũng phải đối mặt.
  • Hoạt động sai tư thế: Các thói quen nằm, ngồi, bưng bê vật nặng… bị sai tư thế đều ảnh hưởng đến đĩa đệm. Việc mang vác quá sức cũng là một yếu tố góp phần làm đĩa đệm bị lệch hoặc thay đổi cấu trúc.
  • Béo phì, thừa cân: Khi trọng lượng cơ thể quá lớn thì cột sống khó có khả năng chịu được sức nặng của chính cơ thể bạn. Điều này khiến cho người béo phì dễ bị bệnh thoái hóa khớp.
  • Mang thai: Phụ nữ mang thai cần phải bổ sung rất nhiều canxi để phát triển hệ xương cho con. Đồng thời bổ sung cho cơ thể để đáp ứng lại tổng trọng lượng của cả mẹ và bé. Khi em bé lớn lên trong bụng, trọng lượng của người mẹ có thể tăng từ vài kilogam đến vài chục kilogam, nặng về phía trước. Lúc này mẹ bầu cũng có nguy cơ bị đau nhiều ở xương, đặc biệt ở thắt lưng.

Mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau nhức
Mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau nhức

Chấn thương vật lý: Trong sinh hoạt thể thao, lao động hay đi lại, một vài va chạm có thể gây chấn thương và làm ảnh hưởng đến cột sống.

Ngoài ra, việc sử dụng chất kích thích, ăn uống dư axit, không đảm bảo dinh dưỡng hay stress cũng góp phần gây nên bệnh này.

Các vận động viên thể thao, công nhân khuân vác hay những người lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng… là những người dễ bị thoát vị đĩa đệm hơn cả. Nếu bạn thuộc nhóm này, cần tìm hiểu và cảnh giác với những dấu hiệu của bệnh từ sớm.

Triệu chứng

Thoát vị đĩa đệm xảy ra chủ yếu ở vùng cổ và thắt lưng với biểu hiện chính là gây tê nhức. Người bị ở cổ thì đau lan từ cổ xuống bả vai và cánh tay. Còn những trường hợp đau ở thắt lực thì cũng tê nhức cả mông và chân. Các cơn đau xuất hiện theo đợt, mỗi đợt kéo dài trong 1 - 2 tuần. Các cơn đau thường âm ỉ nhưng cũng có những lúc trở nên dữ dội, đặc biệt khi vận động.

Ngoài biểu hiện đau nhức, người bệnh còn bị tê bì, mất cảm giác. Đặc biệt trường hợp đau thắt lưng sẽ khiến đa số các bộ phận dưới của cơ thể bị “vô cảm”.

Ở giai đoạn muộn, thoát vị đĩa đệm gây ra hiện tượng teo cơ, bại liệt, rối loạn cơ vòng. Do đó, việc đại tiện, tiểu tiện của người bệnh cũng gặp khó khăn.

Cụ thể triệu chứng phân biệt các trường hợp thoát vị đĩa đệm như sau:

Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng

  • Người bệnh bị đau dây thần kinh tọa dọc theo thắt lưng xuống mông và chân.
  • Từ cột sống thắt lưng chạy ra khoang sườn trước ngực thường cảm thấy đau.
  • Việc cúi người và vận động mạnh phần dưới gặp khó khăn.
  • Cơ và các cảm giác ở chân không rõ rệt. Người bệnh thường cảm nhận rõ hơn cảm giác tê và ngứa chân.
  • Khi bị viêm họng, lao, phổi gây ho, cột sống và thắt lưng cũng đau nhức. Cơn đau kéo theo vòng cung từ sau lưng ra trước ngực. Đồng thời có thể làm nhức nhối hơn ở mông và chân.

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cổ

  • Cổ, vai gáy thường đau cùng lúc, đau nhức nhiều hơn khi làm việc bằng tay hoặc ngồi lâu, cúi đầu.
  • Nhiều khi cơn đau lan cả lên trên đầu gây choáng váng.
  • Cánh tay, cổ tay và bàn tay bị tê hoặc mất hẳn cảm giác.
  • Việc quay đầu sang trái, phải, lên, xuống đều khiến bạn bị đau.
  • Cơ tay bị yếu, khó mang vác nặng ở tay.

Khi thấy những biểu hiện như trên ở cổ hoặc thắt lưng, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay xem có phải mình bị thoát vị đĩa đệm hay không. Việc chẩn đoán và phát hiện kịp thời, chính xác hiện tượng này sẽ giúp bạn tránh được biến chứng xấu.

Triệu chứng bệnh THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM của bạn?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số thông tinh về nghề nghiệp, thói quen ăn uống… và tiến hành một số phương pháp điện quang như:

  • Chụp X-Quang thường: Phương pháp này chỉ giúp bác sĩ xác định được tình trạng tổn thương ở sụn, đốt sống. Đồng thời kiểm tra độ vẹo, chiều cao cột sống và các ưỡn. Nó không thu được hình ảnh phản ánh bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn cuối. Bởi vì đĩa đệm là bộ phận không phản quang.

Cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

  • Chụp bao rễ thần kinh: Đây là biện pháp truyền chất cản quang vào khoang dưới của nhện thắt lưng để thu về hình ảnh X-Quang gián tiếp.
  • Chụp đĩa đệm: Với công đoạn này, những thay đổi về cấu trúc, hình thái ở trong đĩa đệm sẽ được tìm ra.
  • Chụp cắt lớp: Đây là cách chẩn đoán chính xác các thể bệnh nhờ nhìn vào hình ảnh trực tiếp vị trí đĩa đệm bị lệch.
  • Cộng hưởng từ: Cách làm này có tính chính xác cao, có thể đem lại hiệu quả giống như ở tất cả các phương pháp trên. Hơn nữa, công nghệ này không gây hại cho người bệnh nên được đánh giá cao.

Dựa trên các kết quả chẩn đoán thu được, bác sĩ sẽ thông báo chính xác tình trạng bệnh và đưa ra biện pháp trị liệu cụ thể.

Giải pháp điều trị

Điều trị thoát vị đĩa đệm phải phụ thuộc vào từng thể bệnh, tình trạng cụ thể. Với mỗi trường hợp thoát vị cụ thể, bạn nên tham khảo những cách chữa sau.

Mẹo dân gian

Thoát vị đĩa đệm với triệu chứng cơ bản là đau mỏi vai, gáy, thắt lưng, trong dân gian có khá nhiều mẹo hay để trị. Dưới đây là một số thảo dược và các bước tiến hành tại nhà đơn gian.

1. Chữa bằng rượu đu đủ, ngải, gừng

Chữa bằng rượu đu đủ
Chữa bằng rượu đu đủ

  • Bạn lấy một quả đu đu xanh đem rửa sạch, cắt một khoanh đầu ra.
  • Rửa sạch 1 ít gừng, lá ngải cứu rồi đập dập một chút.
  • Cho gừng, lá ngải và rượu trắng vào trong lòng quả đu đủ xanh, đậy khúc vừa cắt lại, dùng tăm cố định.
  • Cho cả quả đu đủ vào lò nướng lên cho mềm.
  • Bóc bỏ phần vỏ bên ngoài quả đu đủ rồi dầm nhuyễn ra.
  • Lấy hỗn hợp vừa dầm đắp lên vùng bị đau và dùng gạc cố định lại.
  • Tiến hành cách chữa này mỗi ngày trước khi đi ngủ để hết bị thoái hóa khớp gây thoát vị đĩa đệm.

2. Chữa bằng xương rồng

  • Bạn cần chuẩn bị xương rồng ba chia, cám gạo, giấm trắng và lá chuối tiêu.
  • Đem xương rồng và lá chuối rửa sạch, để ráo nước.
  • Hơ lá chuối tiêu trên lửa cho héo bớt.
  • Dùng cây xương rồng ba chia đem thái nhỏ, đập nát rồi rang lên với cám gạo.

Chữa bằng xương rồng
Chữa bằng xương rồng

  • Khi xương rồng đã nóng thì đổ một chút giấm trắng vào và đảo đều.
  • Cho hỗn hợp này vào một tàu lá chuối tiêu, cuộn 2 lớp rồi đặt lên phần lưng, cổ bị đau.
  • Sức nóng và tinh chất của xương rồng sẽ thấm sâu vào trong, giúp bạn giảm đau nhanh và hiệu quả.
  • Thực hiện cách chữa đau mỏi vai gáy, lưng cổ do thoát vị đĩa đệm này hàng ngày, đặc biệt là những lúc đau.

3. Chữa bằng cỏ mật gấu

Mặc dù lá mật gấu được dân gian sử dụng để chữa thoát vị đĩa đệm từ lâu nhưng gần đây các nhà khoa học mới tìm ra những chất có trong dược liệu này đem lại công dụng trị bệnh. Đó chính là các Ursolic axit và β-sitosterol giúp tiêu diệt các gốc tự do phá hủy sụn khớp, giảm đau, viêm ở quanh khu vực thoát vị đĩa đệm.

Có 2 cách dân gian vẫn thường làm để chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá mật gấu như sau:

Cách 1

  • Bạn dùng khoảng 5 lá mật gấu đem rửa thật sạch, để róc nước.
  • Lấy lá đó đem xay nhuyễn với 1 cốc nước lọc rồi lọc bỏ bã, lấy nước.
  • Trộn phần nước lá mật gấu thu được với 1 lon bia để uống sau mỗi bữa ăn.
  • Với cách này, bạn nên tiến hành liên tục trong 10 ngày để giảm đau hiệu quả.

Cách 2

  • Đây là cách sắc uống lá mật gấu trị đau lưng, mỏi cổ. Bạn dùng khoảng 8 - 12g lá mật gấu tươi đem rửa thật sạch, để róc nước.
  • Cho lá này vào ấm sắc với 3 bát nước trong 15 phút với lửa vừa.
  • Sau đó bạn tắt bếp rồi gạn nước mật gấu ra 1 bát, uống nóng sau ăn, 2 phần còn lại cũng uống nóng trong ngày.
  • Sử dụng thuốc sắc mật gấu này nhiều ngày để hết đau mỏi do thoát vị đĩa đệm, đồng thời cải thiện chứng mất tự chủ tiểu tiện, tiểu són, dắt…

Các mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm thường cho tác dụng giảm đau khá tốt nhưng nó không được chứng minh là có thể chữa khỏi hết bệnh. Người mới bị có thể sử dụng mẹo này tại nhà rất đơn giản và hiệu quả nhưng nếu đã bị nặng thì cần dùng các cách chữa hiện đại.

Điều trị bằng Tây y

Trong y học hiện đại, để chẩn trị bất cứ bệnh gì đều cần dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể của từng người. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bảo tồn hay ngoại khoa.

Điều trị bảo tồn

Trong trường hợp bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn sớm, khi bao sơ chưa bị rách, bạn có thể sử dụng một số phương pháp vật lý trị liệu như kéo nắn khớp, châm cứu, thực hiện massage và các bài tập hỗ trợ... Đồng thời cần dùng một số thuốc giảm đau tức thời và kháng viêm như paracetamol, diclofenac...

Nếu bệnh nhân bị co giật hay bị cứng cơ quanh cột sống thì cần dùng thuốc chống động kinh và dược phẩm làm giãn cơ bổ trợ.

Trong một vài trường hợp, có thể bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn tiêm corticosteroids ở màng cứng để giảm viêm, đau. Thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ nên người bệnh không được phép tự ý sử dụng. Mỗi đợt điều trị bằng corticosteroids chỉ dùng tối đa 3 mũi. Mỗi mũi tiêm corticosteroids cách nhau từ 3 - 7 ngày.

Điều trị ngoại khoa

Đối với người đã mắc bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng, cơ thể họ không đáp ứng được những cách điều trị bảo tồn. Lúc này phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là biện pháp được chỉ định.

Bác sĩ sẽ loại bỏ khối thoát vị hoặc toàn bộ đĩa đệm ban đầu để thay bằng đĩa đệm nhân tạo. Cách này nhằm giúp cột sống ổn định trở lại.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm và thay đĩa đệm nhân tạo vừa phức tạp lại tốn kém. Tuy nhiên, nếu khối thoát vị quá lớn và rễ thần kinh bị chèn ép nặng thì bạn buộc phải tiến hành. Nếu không thực hiện sớm, bạn dễ bị teo cơ hoặc liệt các chi, liệt toàn thân.

Các bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến

Thoát vị đĩa đệm cũng là một căn bệnh Y học cổ truyền đã nghiên cứu từ lâu. Đối với tình trạng bệnh này, các thầy thuốc đã chỉ ra một số bài thuốc hữu hiệu. Đến nay, nhiều nơi vẫn sử dụng những công thức phổ biến trong Đông y để trị bệnh này như sau:

1.Bài thuốc từ rễ cỏ xước

Rễ cỏ xước có chứa hoạt chất giảm đau tự nhiên Saponin rất cao, nó giúp đẩy lùi cơn đau nhanh chóng nên được dùng làm thành phần chính. Bên cạnh đó, để có được hiệu quả trị bệnh cao nhất, người ta còn thêm vào đó nhiều loại thảo dược khác có công dụng bổ trợ.

  • Trong 1 thang thuốc Đông y trị thoát vị đĩa đệm, bạn cần 300g rễ cỏ xước.
  • Ngoài ra, cần kết hợp với 20g đỗ trọng cùng các thảo dược khác là hạt ý dĩ 20g và tất bát 16g.
  • Sau khi có đủ các dược liệu này, bạn đem rửa thật sạch, để róc nước rồi cho rễ cỏ xước vào đun trước với 1 lít nước.
  • Khi nước đã sôi thì cho thêm các dược liệu còn lại vào và đun nhỏ lửa để thuốc cô đặc lại còn 3 bát.
  • Chắt nước ra bát uống nóng sau các bữa ăn sáng, trưa, tối mỗi lần 1 bát.
  • Làm như vậy đều đặn mỗi ngày 1 thang cho đến khi biểu hiện đau lưng do thoát vị đĩa đệm hết hẳn.

2. Bài thuốc hoạt huyết

Người bị thoát vị đĩa đệm cần được cải thiện tình trạng lưu thông khí huyết bằng cách giảm áp lực lên đĩa đệm. Để giải quyết tình trạng này,, trong Đông y có chỉ ra bài thuốc sau:

  • Bạn sử dụng hạt ý dĩ cùng các dược liệu khác như lan căn, địa hoàng.
  • Lại thêm quế chi kết hợp với tần giao, nghiệt bì cùng rễ cỏ xước và uy linh tiên.
  • Tùy vào tình trạng bệnh của bạn mà các thầy thuốc sẽ gia giảm liều lượng thích hợp nhất, tăng hiệu quả trị bệnh.
  • Sau khi có đầy đủ dược liệu như trên, bạn sắc với 6 bát nước và đun nhỏ lửa từ nửa tiếng đến 45 phút.
  • Cuối cùng, kiểm tra thấy nước trong ấm còn khoảng 3 bát thì bạn tắt bếp.
  • Chắt thuốc này uống sau các bữa ăn trong ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm.

Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, người bệnh cần dùng liên tục trong nhiều ngày. Đồng thời kết hợp ăn uống, làm việc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.

3. Bài thuốc Đông y đẩy lùi triệu chứng đau lưng ở người thoát vị đĩa đệm

Theo thống kê, có đến 85% người bị bệnh thoát vị đĩa đệm có biểu hiện đau ở cột sống, nhất là quanh thắt lưng. Ngoài ra, tình trạng đau mỏi lưng rất thường diễn biến nặng khi thời tiết thay đổi.

Bên cạnh biểu hiện này, bệnh nhân còn bị phù mạch, mệt mỏi, cơ thể rất nặng nề. Nhằm cải thiện tình trạng đau đớn này, các lương y đã nghiên cứu và tìm ra bài thuốc sau.

  • Bạn sử dụng 9g cỏ xước kết hợp với 18g tang ký sinh.
  • Lại thêm thạch chi 15g cùng trôm lay 3g.
  • Cuối cùng cho đẳng sâm 9g cùng lượng tương tự các vị xuyên khung và độc hoạt.
  • Sau khi có đủ các vị thuốc như trên, bạn rửa sạch với nước rồi cho vào ấm sắc với 1 lít nước lọc.
  • Đun ở mức nhiệt thấp để dược tính trị bệnh xương khớp chiết ra nước, cô đặc lại trong 3 bát nước.
  • Chia đều 3 phần để uống nóng sau các bữa ăn trong ngày.
  • Sắc uống đều đặn mỗi ngày một thang như vậy đến khi không còn đau lưng, mệt mỏi.

Một số vị thuốc trong đông y
Một số vị thuốc trong đông y

Ngoài ra còn có nhiều bài thuốc Đông y giúp thanh nhiệt, giảm nóng trong, thận hư, tán hàn... có liên quan đến bệnh về xương cũng được dùng trong trường hợp này.

4. Bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang trị thoát vị đĩa đệm 

Cốt Vương Thần Hiệu Thang là bài thuốc thảo dược chuyên đặc trị thoát vị đĩa đệm, được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia Nhất Nam Y Viện. Bài thuốc kế thừa những ưu điểm vượt trội bởi các phương thuốc trịu bệnh thoát vị đĩa đệm cho vua chúa triều Nguyễn.

Bài thuốc Cốt Vương Thần Hiệu Thang
Bài thuốc Cốt Vương Thần Hiệu Thang

Theo đó, Cốt Vương Thần Hiệu Thang sở hữu cơ chế điều trị bệnh tận gốc kết hợp công thức điều phối thảo dược toàn diện nhất. Cụ thể, bài thuốc tập trung xử lý thoát vị đĩa đệm từ sâu bên trong, giúp các triệu chứng được đẩy lùi và không tái phát.

Với hơn 32 vị thảo dược quý hiếm được các y bác sĩ của Nhất Nam Y Viện chọn lọc tỉ mỉ, có công dụng bổ khí huyết, kiện tỳ, bổ can thận, mạnh gân cốt, giảm đau nhức hiệu quả. Chưa kể người bệnh sẽ được điều trị theo liệu trình 3 giai đoạn hướng tới 3 mục tiêu chính: Điều trị triệu chứng – Điều trị căn nguyên – Điều trị dự phòng.

Mỗi người bệnh khi điều trị với Cốt Vương Thần Hiệu Thang đều được cá nhân hóa liệu trình riêng biệt, giúp bài thuốc phát huy tối đa hiệu quả điều trị bệnh toàn diện từ trong ra ngoài. Bên cạnh đó, phác đồ còn kết hợp một số sản phẩm hỗ trợ thêm nhằm ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

Hiện nay, Cốt vương thần hiệu thang đang được ứng dụng điều trị tại Nhất Nam Y Viện. Để biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang cũng như liệu trình dứt bệnh phù hợp nhất với bản thân, người bệnh liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Phòng tránh

Thoát vị đĩa đệm cột sống có thể được cải thiện nếu bạn đồng thời thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt, đồng thời luyện tập thân thể. Bạn nên:

  • Điều chỉnh các tư thế đứng, ngồi, nằm và đi cho đúng để giữ ổn định cột sống.
  • Những người làm văn phòng ngồi liên tục nhiều giờ cần chú ý giữ thẳng lưng, điều chỉnh bàn ghế với độ cao tốt nhất.
  • Nên chọn ghế ngồi có thể tựa lưng và mặt lưng hơi hõm để đỡ đúng đường cong của cột sống.
  • Cần vận động nhẹ nhàng sau mỗi giờ làm việc căng thẳng, không giữ một tư thế quá lâu.
  • Nên tập thể thao vừa với thể trạng của mình, chọn các bài tập tốt cho cơ lưng, cột sống. Một số bài tập tốt là đi bộ, tập xà đơn, yoga, bơi lội và đạp xe.
  • Tránh mang vác quá sức hoặc làm nặng đột ngột khiến xương khớp bị tổn thương.
  • Giữ gìn thân thể, tránh để bị chấn thương trong quá trình đi lại, làm việc.
  • Khi có biểu hiện bị đau mỏi lưng gối, bạn nên đến bệnh viện chụp chiếu để kiểm tra xương khớp từ sớm.
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sở dĩ có câu hỏi này là bởi khi mắc bệnh, người bệnh thường cảm thấy đau…

Xem chi tiết

Tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm được xem là biện pháp rèn luyện thể lực hiệu quả và đang được nhiều bệnh nhân quan tâm, tuy nhiên cũng chưa thể khẳng định về…

Xem chi tiết

Bài tập gai cột sống chính là một trong những hình thức điều trị bằng vật lý trị liệu được các bác sĩ, chuyên gia xương khớp khuyên bệnh nhân nên thực hiện mỗi ngày.…

Xem chi tiết

Người bệnh có nên mổ thoát vị đĩa đệm để điều trị hay không? Liệu mổ xong có bị lại hay xuất hiện biến chứng nào không? Đó đều là những thắc mắc được nhiều…

Xem chi tiết

Thoát vị đĩa đệm mang thai được không, có ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản không? Đó chắc chắn là thắc mắc được rất nhiều các chị em phụ nữ và cả các anh…

Xem chi tiết

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được thực hiện khi bệnh lý của bệnh nhân ngày càng nặng nề và xuất hiện nhiều biến chứng khác nhau. Nếu tiếp tục kéo…

Xem chi tiết

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng trong điều trị phối hợp thuốc Đông y hoặc Tây y, mang lại những đáp ứng tốt cho đối tượng bệnh nhân. Phương pháp này…

Xem chi tiết

Đeo đai lưng thoát vị đĩa đệm là cách giúp cố định cột sống cũng như ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Với những đối tượng sau phẫu thuật hoặc trong thời gian phục hồi…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *