Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 là bệnh lý xuất hiện phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau. Tình trạng gây đau đớn, nhức mỏi kéo dài, hạn chế vận động và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về bệnh cũng như nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị dứt điểm. Mời đọc bài viết ngay dưới đây để có thêm những thông tin bổ ích.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 là gì

Cột sống cổ của cơ thể con người gồm 7 đốt chính, được đánh thứ tự C1, C2, C3, C4, C5, C6 và C7. Giữa 2 đốt xương là một đĩa đệm giúp nối liền các đốt xương, giảm ma sát của 2 đầu xương và hoạt động linh hoạt hơn. Hai đốt xương C3 C4 là 2 đốt sống trung tâm và chịu ảnh hưởng chính nếu như vùng cổ bị tổn thương.

thoat vi dia dem dot song co c3 c4
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 là bệnh lý gặp ở nhiều người

Thoát vị đĩa đệm đốt sống C3 C4 là tình trạng đĩa đệm giữa 2 đốt sống này bị rạn, rách dẫn đến các nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép rễ dây thần kinh gây đau nhức ở vùng cổ và vai gáy.

Đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 thường gặp ở những người lớn tuổi, trung niên. Tuy nhiên, căn bệnh này ngày càng đang có xu hướng trẻ hóa, bệnh ngày càng phát triển ở giới văn phòng hay những người có công việc ngồi lâu một chỗ.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống C3 C4 rất nguy hiểm gây ra các tình trạng tê bì, vùng cánh tay bị yếu đi, suy yếu cơ bắp. Thậm chí, nó còn gây ra một số biến chứng sau:

  • Hội chứng rễ thần kinh: Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 có thể làm cho người bị nấc, ho, khó thở, khó nói chuyện, đau dữ dội ở vùng xương đốt sống cổ.
  • Hội chứng phân ly cảm giác: Tình trạng này có nghĩa thoát vị đĩa đệm C3 C4 chèn tủy cổ phải và trái khiến cho người bệnh bị liệt nửa người kèm theo triệu chứng đau đớn.
  • Hội chứng cột sống cổ: Các cơn đau xuất hiện đầu tiên ở vùng cổ gáy sau đó lan sang vùng xương chấm, làm cho người bệnh vẹo cổ, các cơn đau kéo đến đau dữ dội.

Như vậy, thoát đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 rất nguy hiểm, bệnh nhân nên phát hiện sớm để điều trị. Tránh tình trạng khi bệnh có dấu hiệu biến chứng mới tìm mọi cách để chữa trị.

Nguyên nhân, triệu chứng thoát vị đĩa đệm C3 C4

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Vậy nguyên nhân từ đâu mà gây ra căn bệnh này và triệu chứng của nó ra sao?

Nguyên nhân

Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh nên biết để có phương pháp phòng tránh phù hợp:

thoat vi dia dem dot song co c3 c4
Các tư thế ngồi ảnh hưởng đến cổ, cũng là nguyên nhân gây bệnh

  • Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể: Đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh, khi cơ thể bị lão hóa, khả năng tổng hợp collagen ở đĩa đệm sẽ giảm, khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm dễ dàng xảy ra hơn. Các tế bào sụn và đĩa đệm không còn khả năng tự tái tạo như trước đây, chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến chúng thoát khỏi ra vị trí ban đầu.
  • Do trong quá trình học tập và làm việc ngồi sai tư thế. Các tư thế ngồi không chuẩn gây ảnh hưởng đến cổ, một số tư thế sai như: Cúi, gập, xoay cổ nhiều. Đặc biệt những đối tượng là nhân viên văn phòng, người thường xuyên lao động chân tay hay bị mắc bệnh này.
  • Chấn thương ngoại lực: Các chấn thương tác động mạnh từ bên ngoài lên vùng cột sống cổ như bị tai nạn, té ngã, chơi thể thao,...
  • Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân cũng gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm C3 C4 là ăn uống thiếu chất, chế độ sinh hoạt không hợp lý, do di truyền, bẩm sinh,...

Triệu chứng

Các triệu chứng ở người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3 C4 rất đặc trưng ở từng giai đoạn, cụ thể là:

  • Giai đoạn đầu: Khi mới mắc bệnh, người bệnh cảm thấy tê cứng phần cổ, khó quay sang phải sang trái, cảm giác khó chịu mỗi lần cúi xuống và ngẩng lên. Cơn đau âm ỉ kéo xuống vai và gáy, đặc biệt là cơn đau sẽ dữ dội nếu bệnh nhân hoạt động nặng hoặc mang vác đồ nặng.
  • Giai đoạn 2: Các cơn đau có mức độ thường xuyên hơn, ập tới bất chợt, đau âm ỉ lan xuống cổ, sang hai bên tai, sau đầu. Rất khó để quay sang hai bên hoặc vặn vẹo cổ.
  • Giai đoạn 3: Lúc này phần nhân nhầy đã thoát ra khỏi hoàn toàn đĩa đệm, cơn đau xuất hiện ở vùng trán, vùng chẩm. Đau từ gáy xuống bả vai, xuống cánh tay và cẳng tay, thậm chí đôi khi bị tê cứng.

thoat vi dia dem dot song co c3 c4
Rất khó để quay sang hai bên hoặc vặn vẹo cổ là triệu chứng điển hình

Bệnh nhân nên căn cứ vào dấu hiệu của bệnh để phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời. Phát hiện càng sớm thì quá trình điều trị càng nhanh chóng và hiệu quả. Những bệnh nhân ở giai đoạn cuối, khi chữa trị phải kéo dài, nguy hiểm đến sức khỏe và chi phí điều trị lớn.

Chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4

Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và có phương pháp điều trị hiệu quả. Hiện nay các phương pháp điều trị phổ biến, được khuyên dùng là thuốc Đông y, Tây y, vật lý trị liệu và sự can thiệp của ngoại khoa.

Phương pháp chẩn đoán

Thông qua các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa đưa ra kết luận chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3, c4 là do đâu và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, phương pháp được dùng phổ biến như:

thoat vi dia dem dot song co c3 c4
Thông qua chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa đưa ra kết luận chính xác bệnh

  • Khám nghiệm lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám về tình trạng bệnh, tìm hiểu về tiểu sử và thực hiện các bước kiểm tra bên ngoài để xác định mức độ tổn thương của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3, c4.
  • Chụp X - quang: Các hình ảnh thu được giúp bác sĩ có thể xác định vị trí, diện tích bệnh nhân bị thoát vị.

Mẹo dân gian điều trị tại nhà

Mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 được lưu truyền nhiều, người bệnh nên chữa trị theo phương pháp này khi bệnh ở giai đoạn nhẹ. Khi bệnh tiến triển nặng, không đáp ứng cách điều trị này thì nên đến thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa.

Dùng lá ngải cứu

Ngải cứu thuộc loài thân thảo được sử dụng để chữa đau bụng, điều kinh và chữa các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 rất hiệu quả.

thoat vi dia dem dot song co c3 c4
Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c3 c4 bằng ngải cứu

Nguyên liệu: Ngải cứu 300g và 200ml giấm gạo.

Thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu rồi giã nát.
  • Sau đó trộn với 200ml giấm gạo, đem đun nóng.
  • Rồi bọc hỗn hợp vào khăn mỏng, xoa dọc vị trí cột sống cổ C3 C4 bị đau trong vòng 15 phút.
  • Sử dụng liên tục, đều đặn trong vòng từ 2 đến 3 tuần, những cơn đau nhức sẽ thuyên giảm.

Hướng dẫn các bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu:

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3 C4 bằng cây xương rồng

Xương rồng là cây có tính hàn và vị đắng, loại dược liệu này được dùng để trị táo bón và bệnh tiêu hóa hoặc ho và xương khớp, đặc biệt là chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3 C4.

Nguyên liệu: 3 nhánh xương rồng và ít muối.

Thực hiện:

  • Rửa sạch 3 nhánh xương rồng, cạo sạch hết phần có gai.
  • Rồi đập dập, sau đó trộn đều với nắm muối hạt.
  • Sau đó, sao nóng hỗn hợp này trên lửa nhỏ.
  • Để hỗn hợp nguội rồi bỏ vào khăn mỏng bọc lại rồi đắp lên vùng bị đau nhức.
  • Sử dụng đều đặn hàng ngày trong khoảng 2 tuần, những cơn đau sẽ giảm dần.

Hướng dẫn cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả tại nhà với xương rồng:

Cách chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 bằng Tây y

Tây y là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3 C4 được nhiều người sử dụng, bởi tính tối ưu của nó, điều trị nhanh chóng mà hiệu quả lớn. Để điều trị bằng phương pháp tây y thì người bệnh phải đến bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh chính xác.

Thuốc tây

Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ kê đơn sử dụng là:

thoat vi dia dem dot song co c3 c4
Điều trị nội khoa được ưu tiên khi bệnh nhân đang ở thể trạng nhẹ và vừa

  • Thuốc giảm đau: Một số thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau( Opioid và Steroid) được chỉ định sử dụng giúp kiểm soát cơn đau.
  • Thuốc giãn cơ: Thoát vị đĩa đệm C3 C4gây nên tình trạng teo cơ, co cứng cơ,... vì thế mà một số loại thuốc được chỉ định sử dụng sẽ giúp làm giãn cơ, ngăn ngừa tình trạng co thắt ở cổ và hạn chế dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ C3 C4.
  • Thuốc chống trầm cảm: Trong một số trường hợp của bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc chống trầm cảm để giảm cơn đau tức thời.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3 C4 không chỉ đóng vai trò quan trọng giúp hồi phục đĩa đệm mà còn giúp cơ thể ngăn chặn các chấn thương có thể xảy ra mà giảm đau lập tức. Đây là biện pháp an toàn, dễ dàng thực hiện.

  • Phương pháp massage, xoa bóp, chườm nóng - lạnh phần đốt sống cổ C3 C4 bị tổn thương. Giúp giảm đau nhức, máu huyết lưu thông tốt hơn và kích thích tuyến nhờn khớp cổ, tránh tình trạng khô cứng khớp.
  • Phương pháp kéo giãn cột sống giúp thu nhỏ các khối thoát vị, đồng thời làm giảm áp lực lên cột sống cổ và đĩa đệm.
  • Các bài tập vận động chủ yếu là các động tác kéo giãn cơ ở mức độ nhẹ nhàng. Việc thực hiện thường xuyên, điều độ làm cho cơ bắp của người bệnh khỏe mạnh, cải thiện vùng bị chấn thương, thúc đẩy quá trình lưu thông máu.

Phẫu thuật

Khi tất cả các phương pháp điều trị trên không đem lại hiệu quả, người bệnh sẽ được tư vấn phẫu thuật khi cần thiết. Mục đích của phương pháp này là loại bỏ khối thoát vị một cách nhanh chóng, giúp bệnh nhân giảm đau, hoạt động bình thường một cách nhanh chóng. Phương pháp một thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3 C4 phổ biến là:

thoat vi dia dem dot song co c3 c4
Bệnh nhân được phẫu thuật khi các phương pháp khác không mang lại kết quả

  • Phẫu thuật nội soi.
  • Phẫu thuật lối trước.
  • Phẫu thuật lối trước kết hợp với hàn xương hoặc thay đĩa đệm nhân tạo( nhựa, kim loại).

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời thì phẫu thuật là phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật.

Phòng tránh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4

Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 phải có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý để không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Nên ăn các thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm có chứa canxi: Canxi giúp làm chắc khỏe xương, là thành phần duy trì mọi hoạt động của cơ bắp. Các thực phẩm chứa nhiều canxi như: hạt chia, sữa chua, đậu nành.
  • Nhóm thực phẩm có chứa chất xơ: Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả ( xà lách, súp lơ, rau cải, cà chua,...). Người bệnh thoát vị đĩa đệm C3 C4 cần bổ sung chất xơ để chống tăng cân, giảm áp lực lên đĩa đệm vô cùng hiệu quả.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin: Vitamin giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng nhằm chống lại bệnh tật. Các loại vitamin tốt cho người bệnh là vitamin D, E, C,...
  • Nhóm thực phẩm chứa Omega 3: Giúp chống viêm, giảm đau. Các loại thực phẩm chứa Omega 3 (cá trích, các loại hạt, các thu)
  • Bên cạnh đó, người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3 C4 nên chú ý không sử dụng các chất kích thích rượu bia, đồ uống có ga. Nó sẽ làm giảm hiệu quả trong quá trình bệnh nhân điều trị bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4sẽ trở nên nguy hiểm nếu bạn không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Nếu phát hiện bản thân có dấu hiệu trên, hãy đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có phương pháp điều trị dứt điểm nhé.

Bài tập gym cho người thoát vị đĩa đệm được thiết kế phù hợp với từng đối tượng. Trong quá trình thực hiện, để giảm nguy cơ chấn thương cũng như tăng khả năng hồi…

Xem chi tiết

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị được đánh giá mang lại hiệu quả cao. Trong đó, các hoạt chất kháng viêm và giảm đau được đưa trực…

Xem chi tiết

Bài tập gai cột sống chính là một trong những hình thức điều trị bằng vật lý trị liệu được các bác sĩ, chuyên gia xương khớp khuyên bệnh nhân nên thực hiện mỗi ngày.…

Xem chi tiết

Số người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, cũng bởi chế độ sinh hoạt bất hợp lý và đặc thù công việc. Bệnh có khá nhiều…

Xem chi tiết

Sữa là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể và dễ uống, cung cấp đầy đủ các khoáng chất như canxi, vitamin,... cho cơ thể giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị các…

Xem chi tiết

Hiện nay nhiều bệnh nhân lựa chọn mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108, đây là địa chỉ uy tín, chất lượng với đội ngũ y bác sĩ nhiệt tình, chuyên môn đi…

Xem chi tiết

Người bệnh có nên mổ thoát vị đĩa đệm để điều trị hay không? Liệu mổ xong có bị lại hay xuất hiện biến chứng nào không? Đó đều là những thắc mắc được nhiều…

Xem chi tiết

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sở dĩ có câu hỏi này là bởi khi mắc bệnh, người bệnh thường cảm thấy đau…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *