Thoát vị đĩa đệm L5 S1

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là một trong những dạng bệnh xương khớp phổ biến ở người lớn tuổi, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động. Nếu như người bệnh không có những giải pháp can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường như tê liệt, tàn phế, hay mất khả năng vận động.

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 xác định tổn thương tại đốt thắt lưng 5 và đốt cùng 1, gây ra những biểu hiện kèm theo như: Tê liệt thân trên, dị cảm thần kinh, phạm vi vận động rút ngắn...

thoat vi dia dem l5 s1
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là tình trạng bệnh lý phổ biến

Theo vị trí giải phẫu, đốt L5 và S1 lần lượt đảm nhiệm những chức năng quan trọng, nâng đỡ phần lưng khả năng đứng thẳng của cơ thể con người. Khi có chấn thương hoặc những tác động từ bên ngoài, các tổ chức này bị thay đổi cấu trúc và dẫn tới những biến chứng khó lường.

Đối tượng thường gặp tình trạng thoát bị đĩa đệm L5 S1 bao gồm:

  • Người lao động chân tay, thường xuyên phải làm việc vất vả, khuân vác nặng, hoặc bê đồ vật nhưng bị sai tư thế.
  • Người mắc bệnh lý nền: Gù vẹo cột sống, trượt cột sống, nứt đốt sống, gai cột sống… Những bệnh lý này xuất hiện từ khi người bệnh mới sinh ra đến khi trưởng thành làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1.
  • Nhóm người phải làm việc trong điều kiện phải ngồi nhiều, nhất là đối với sinh viên, thợ may, tài xế, người làm văn phòng, giáo viên, kiến trúc sư…
  • Người thừa cân, béo phì thường dễ bị thoát vị đĩa đệm do cột sống phải chịu nhiều áp lực từ cân nặng, khiến đĩa đệm dễ bị tổn thương và thái hóa.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 nguy hiểm như thế nào?

Đây là bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tình trạng để càng lâu có thể xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau:

Hội chứng chùm đuôi ngựa: Là tình trạng chèn ép hệ thống dây thần kinh kéo dài gây ra hiện tượng đau rễ dây thần kinh. Không những thế, rễ dây thần kinh có thể bị đứt, khiến người bị thoát vị đĩa đệm dễ mất khả năng kiểm soát hành vi do mức độ chèn ép hệ thống dây thần kinh quá mạnh.

thoat vi dia dem l5 s1
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh

Thoát vị đĩa đệm mãn tính: Là tình trạng bệnh lý kéo dài, không có giải pháp điều trị triệt để khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm lan rộng và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này, người bệnh thường gặp các cơn đau dữ dội với nhiều biểu hiện nghiêm trọng đi kèm khác.

Thoái hóa các đốt sống: Đĩa đệm là đệm lót giữa các đốt sống có chức năng giảm xóc khi vận động và giảm ma sát. Đĩa đệm của người bệnh bị tổn thương khiến cho ma sát giữa các đốt sống tăng lên và gây ra hiện tượng bào mòn. Tình trạng thoái hóa các đốt sống này nếu kéo dài sẽ gây ra bệnh thoái hóa đốt sống.

Bại liệt, liệt nửa người: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. Hệ thống dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày sẽ khiến việc vận động của người bệnh bị hạn chế. Nếu tình trạng kéo dài có thể gây liệt chi, liệt nửa người, nặng hơn thì là bại liệt toàn thân.

Nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân khác nhau và thể hiện những triệu chứng riêng biệt. Từ những điều này sẽ cách để chẩn đoán bệnh tốt nhất

Nguyên nhân

Đối với tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 người bệnh nhận biết được chính xác nguyên nhân càng sớm thì càng có cơ hội cải thiện tình trạng bệnh lý. Dưới đây là một số lý do gây ra tình trạng bệnh ở mọi người:

thoat vi dia dem l5 s1
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1

  • Chế ăn uống thiếu dinh dưỡng: Chế độ ăn thiếu canxi là một trong những nguyên nhân khiến xương khớp bị thiếu canxi, gây ra tình trạng xương khớp không đủ khả năng chống đỡ cơ thể.
  • Do ảnh hưởng của các bệnh lý xương khớp khác: Gai cột sống, viêm khớp, thoái hóa khớp… là những bệnh nếu không được chữa trị sớm có thể ảnh hưởng xấu đến các khu vực khác. Đốt sống L5 S1 nằm ở vị trí đặc biệt nên rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài.
  • Thói quen hút thuốc: Thuốc lá có chứa chất nicotin, là chất hóa học có ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe chung. Bên cạnh đó còn cản trở quá trình cung cấp hồng cầu, oxy và dưỡng chất cần thiết cho xương khớp.
  • Chấn thương do tai nạn: Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý xương khớp do chấn thương ngoài ý muốn (tai nạn giao thông, lao động, chấn thương do chơi thể thao).
  • Do tính chất công việc: Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh thường gặp ở những người phải làm việc tay chân nặng nhọc và thường xuyên phải khuân vác nặng. Những người như nhân viên văn phòng, tài xế, sinh viên… cũng là nhóm người có tỷ lệ bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 cao.
  • Yếu tố di truyền, dị tật bẩm sinh: Trong gia đình có người thân bị mắc các bệnh lý về xương khớp thì tỷ lệ bị bệnh sẽ cao hơn. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 cũng có thể bị gây ra do một số bệnh lý về xương khớp từ nhỏ.
  • Thừa cân, béo phì: Áp lực từ trọng lượng của cơ thể là một trong những lý do khiến cột sống dễ bị tổn thương và trở nên yếu hơn.
  • Lão hóa tự nhiên: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm L5 S1. Khi tuổi tác ngày càng cao thì sức khỏe cũng ngày càng suy yếu, cấu trúc xương bị thay đổi nên người bệnh dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Triệu chứng

Khi bị bệnh, người mắc sẽ thấy những triệu chứng cơ bản sau:

  • Suy giảm khả năng vận động: Các bệnh lý liên quan đến xương khớp nói chung đều gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận động của người bệnh.
  • Yếu cơ, teo cơ do hệ thống dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày sẽ khiến tuần hoàn máu khó lưu thông xuống vùng cơ bắp dưới chân.
  • Tê bì tay chân kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất cảm giác ở các chi.

thoat vi dia dem l5 s1
Các triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm L5 S1

  • Những cơn đau nhức, ê buốt và khó chịu thường xuyên xuất hiện.
  • Những cơn đau từ dây thần kinh xuống dọc sống lưng.
  • Rối loạn chức năng hoạt động của bàng quang, ruột. Biểu hiện này thường xuất hiện khi thoát vị đĩa đệm L5 S1 bước vào giai đoạn nặng, người bệnh khó có thể kiểm soát khả năng bài tiết của mình do tình trạng rối loạn cơ thắt.

Những triệu chứng BỆNH XƯƠNG KHỚP của bạn?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Chẩn đoán và cách điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Phương pháp chẩn đoán là kim chỉ nam cho quá trình điều trị, đóng vai trò quyết định đến tỷ lệ khỏi bệnh của đối tượng thoát vị đĩa đệm L5 S1. Sau đó dựa trên bệnh lý hiện tại mà có phương án điều trị phù hợp nhất.

Phương pháp chẩn đoán

Thông thường, phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L5 S1 sẽ bao gồm 2 bước cơ bản là: Thăm khám lâm sàng và chỉ định xét nghiệm liên quan. Cụ thể như dưới đây:

Thăm khám lâm sàng

Đầu tiên, để tiến hành đánh giá về tình trạng bệnh lý của người bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện hỏi đáp và thăm khám lâm sàng.

  • Kiểm tra cột sống thắt lưng: Do thoát vị đĩa đệm L5 S1 diễn ra ở khu vực đốt sống nên bác sĩ sẽ tập trung tiến hành kiểm tra tình trạng ở khu vực này. Nếu người bệnh bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể bị nóng ran, sưng đỏ và cảm giác đau nhói khi bác sĩ chạm vào.
  • Kiểm tra phản xạ thần kinh giúp chẩn đoán mức độ bị chèn ép của hệ thống dây thần kinh, sự nhanh nhạy, phản xạ của thần kinh…
  • Đánh giá khả năng vận động của người bệnh: Với một số bài thử chuyên biệt, bác sĩ có thể kiểm tra và đánh giá được khả năng vận động ở vùng hông, lưng và các chi của người bệnh.

thoat vi dia dem l5 s1
Đánh giá khả năng vận động của người bệnh qua các bài tập

Chỉ định xét nghiệm liên quan

Để người bệnh có thể được chỉ định điều trị hợp lý, ngoài việc thăm khám lâm sàng thì người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm khác.

  • Chụp CT cắt lớp: Đây là phương pháp sử dụng tia X để quét và ghi lại hình ảnh cắt ngang tại vị trí nghi ngờ bị thoát vị đĩa đệm L5 S1. Từ kết quả thu được bác sĩ sẽ thực hiện nhận định, đánh giá các bất thường tại vị trí L5 S1.
  • Chụp X-quang: X-quang là phương pháp thường được chỉ định với hầu hết các bệnh lý về xương khớp. Với phim chụp X-quang bác sĩ có thể đánh giá được các điểm bất thường của người bệnh.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Là phương pháp chẩn đoán hiện tại cho ra kết quả hình ảnh chất lượng, được đánh giá cao. Tuy nhiên, chi phí để chụp cộng hưởng từ khá tốn kém nên không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện chụp MRI.

Mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1

Các mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường có nguồn gốc từ cây cỏ và thảo dược, ít độc tính, hỗ trợ giảm triệu chứng đau và sưng khá hiệu quả. Tuy nhiên chỉ sử dụng ở giai đoạn nhẹ, bởi khi bệnh đã tiến triển nặng sẽ không có đủ hiệu lực để tác động.

Một số phương pháp người bị thoát vị đĩa đệm tầng L5 S1 có thể tham khảo để cải thiện tình trạng ngay tại nhà:

Chườm muối nóng và gừng

Thành phần: Gừng tươi 3 củ, muối trắng 200g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Gừng rửa sạch và dùng thìa nạo lớp vỏ bên ngoài. Sau đó dùng dao thái lát mỏng.
  • Cho gừng và muối đồng thời vào chảo đang nóng, rang đến khi thấy mùi thơm thì tắt bếp.
  • Cho hỗn hợp vào tấm vải gạc, chườm trực tiếp lên vị trí khớp L5 S1. Lưu ý thực hiện nhẹ nhàng và tự điều chỉnh nhiệt độ để không bị bỏng.

Nước cốt ngải cứu và mật ong

Thành phần: Ngải cứu 200g, mật ong 100g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Ngải cứu rửa sạch phần lá, để ráo nước rồi dùng cối giã nhỏ. Vắt lấy nước cốt.
  • Cho 1 cốc nước trắng vào nồi và thêm phần nước cốt vào. Tiến hành nấu đến khi sôi.
  • Tùy khẩu vị từng người mà dùng lượng mật ong vừa đủ. Khuấy thành hỗn hợp đồng nhất và dùng ngay khi đau.

thoat vi dia dem l5 s1
Ngải cứu và mật ong có tác dụng điều trị tốt tại nhà

Điều trị bệnh bằng phương pháp Tây y

Với phương pháp điều trị Tây y người bệnh có thể tham khảo 3 phương pháp điều trị vật lý trị liệu, điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Thuốc Tây

Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân chưa xuất hiện các triệu chứng nặng do hệ thống dây thần kinh bị chèn ép. Trong đó mục đích chủ yếu là giảm đau, chống phản ứng dị cảm và hỗ trợ phục hồi khả năng vận động.

thoat vi dia dem l5 s1
Khi sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân sẽ thuyên giảm triệu chứng rất nhanh

Khi sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh, bệnh nhân sẽ thuyên giảm triệu chứng rất nhanh. Tuy nhiên đi kèm đó là độc tính và các tác dụng không mong muốn. Đặc biệt khi đối tượng phải điều trị nhiều bệnh cùng lúc.

Sử dụng thuốc:

  • Thuốc giảm đau: Người bệnh chủ yếu dùng Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không Steroid. Bệnh nhân nên sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
  • Thuốc giãn cơ: Giúp giãn tiểu động mạch, giảm co thắt tại cơ và hỗ trợ cùng thuốc giảm đau trong điều trị cấp tính. Các thuốc thường dùng là Myonal hoặc Decontractyl với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Được dùng trong trường hợp người bệnh xuất hiện cơn đau do hệ thống dây thần kinh bị chèn ép, trong đó Neobion thường được chỉ định. Tuy nhiên nên xem xét các bệnh lý liên quan đến tim mạch và huyết áp trước khi cho đối tượng sử dụng.
  • Corticoid: Dùng ở đường tiêm với các trường hợp người bệnh đau nhiều và các loại thuốc trên không có hiệu quả. Corticoid có khả năng chống viêm, làm giảm cơn đau và ức chế phản ứng miễn dịch ở vị trí thắt lưng nhanh chóng. Một số thuốc thường dùng như: Methylprednisolon, metasone, betamethasone...

Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể sử dụng vật lý trị liệu để phục hồi chức năng của cột sống, thúc đẩy quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, giảm đau, giảm sưng…

  • Massage liệu pháp: Đây là một trong những phương pháp giảm đau hiệu quả và an toàn. Massage sử dụng tác động từ bàn tay để tác động lên hệ thống thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng phản xạ thần kinh và cải thiện tình trạng tê cứng cột sống, đau thắt lưng…
  • Thể dục trị liệu: Là những bài tập giúp người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 tăng khả năng di chuyển và hồi phục chức năng. Trong quá trình thực hiện nên có nhân viên y tế hoặc huấn luyện viên giám sát.
  • Đeo đai lưng hỗ trợ: Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường được khuyến khích đeo đai thắt lưng để giảm áp lực lên vùng đĩa đệm và ổn định cấu trúc cột sống.
  • Điều trị bằng điện xung: Phương pháp này sử dụng xung điện tần số thấp và trung bình để kích thích thần kinh, tăng chuyển hóa dinh dưỡng và cải thiện chức năng vận động.
  • Chiếu tia hồng ngoại: chiếu tia hồng ngoại có tác dụng làm giảm đau ở vị trí cột sống thắt lưng, làm giãn mạch máu, tăng chuyển hóa dinh dưỡng.

Mổ thoát vị đĩa đệm L5 S1

Mổ thoát vị đĩa đệm L5 S1 là phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định khi điều trị bằng phương pháp nội khoa không hiệu quả. Tùy theo tình trạng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một trong những phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm l5 s1 như:

thoat vi dia dem l5 s1
Tùy theo tình trạng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật

  • Mổ mở thay đĩa đệm: Được thực hiện với đối tượng bệnh nhân có chất nhầy đã thoát ra ngoài bao xơ và có xu hướng chèn ép rễ thần kinh. Bác sĩ sẽ thực hiện mổ mở để gắp lấy đĩa đệm đã hỏng và thay bằng cấu trúc tương tự.
  • Phẫu thuật cắt bản sống: Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp thoát vị đĩa đệm đi kèm với hẹp ống sống. Phẫu thuật cắt bản sống giúp giải phóng áp lực lên tủy rễ thần kinh, từ đó làm giảm đi các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm L5 S1 gây ra.
  • Phẫu thuật lấy nhân đĩa đệm: Nhằm loại bỏ đi phần đĩa đệm bị thoát vị, từ đó làm giảm mức độ chèn ép hệ thống dây thần kinh và hỗ trợ phục hồi chức năng của khu vực cột sống.

Lưu ý chế độ ăn uống khi điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Dưới đây là những lưu ý trong chế độ ăn của người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1:

  • Thực phẩm giàu chất đạm: Các loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt bê, thịt bò, thịt lợn… Trong quá trình tiêu hóa lượng thịt đỏ người bệnh hấp thụ, cơ thể sẽ cần acid và canxi để trung hòa, nếu người bệnh không cung cấp cho cơ thể đủ lượng canxi cần thiết có thể dẫn đến tình trạng viêm khớp, loãng xương... do thiếu canxi.
  • Thực phẩm chứa fructose và purin như thịt gia súc, cá trích, cà muối kích thích phản ứng viêm tại chỗ và toàn thân, làm nặng thêm triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.
  • Thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ như thịt nướng, xúc xích, gà rán…Các chất béo có trong thức ăn nhanh sẽ khiến cho tình trạng sưng đau trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.
  • Thức uống có chất kích thích hoặc có cồn như bia, rượu, cà phê có thể khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng hơn.
  • Nên sử dụng các thực phẩm nhiều Canxi nguyên tố như: Cua, hàu, tôm...để tăng tái tạo xương trong và sau quá trình điều trị.
  • Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin D nên được bổ sung đồng thời như: Bơ, dầu oliu,...
  • Bổ sung nước đầy đủ, đặc biệt là dạng nước lá hoặc nước râu ngô để tăng khả năng đào thải cho cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi, dẫn tới giảm sút khả năng vận động và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nên thường xuyên thăm khám và thực hiện điều trị sớm ngay khi phát hiện.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương

- Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm

Triệu chứng của bạn?

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là một biểu hiện thường thấy ở hầu hết bệnh nhân mắc bệnh hiện nay. tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến mọi hoạt động đi lại,…

Xem chi tiết

Với sự kết hợp điều trị chuyên khoa và thực hiện bài tập vật lý trị liệu đặc biệt, người bị thoát vị đĩa đệm có thể chữa trị thành công căn bệnh xương khớp…

Xem chi tiết

Người bệnh có nên mổ thoát vị đĩa đệm để điều trị hay không? Liệu mổ xong có bị lại hay xuất hiện biến chứng nào không? Đó đều là những thắc mắc được nhiều…

Xem chi tiết

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị được đánh giá mang lại hiệu quả cao. Trong đó, các hoạt chất kháng viêm và giảm đau được đưa trực…

Xem chi tiết

Diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm là một nhánh nhỏ thuộc các phương pháp điều trị bằng Đông y, hiện đang được nhiều bệnh nhân áp dụng và đạt được tỉ lệ đáp ứng…

Xem chi tiết

Thoát vị đĩa đệm dẫn tới những tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng đến hoạt động sống của bệnh nhân. Và để phục vụ quá trình chẩn đoán chính xác trước khi điều trị, biện…

Xem chi tiết

Thoát vị đĩa đệm mang thai được không, có ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản không? Đó chắc chắn là thắc mắc được rất nhiều các chị em phụ nữ và cả các anh…

Xem chi tiết

Massage thoát vị đĩa đệm là phương pháp trị liệu hữu ích; giúp người bệnh giảm cảm giác đau, tê bì chi và kéo giãn cơ xương khớp để lưu thông mạch máu toàn thân.…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *