Viêm Da Cơ Địa Ở Mặt
Viêm da cơ địa ở mặt là những tổn thương ngoài da có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh không chỉ gây ra nhiều phiền toái với tình trạng mẩn ngứa và bong tróc da, mà còn có thể để lại sẹo vĩnh viễn và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, suy giảm thị lực. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất và cách trị bệnh an toàn, hiệu quả.
Viêm da cơ địa ở mặt là gì
Viêm da cơ địa ở mặt là tình trạng tổn thương mãn tĩnh trên da gây ảnh hưởng xấu đến yếu tố thẩm mỹ và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Các triệu chứng viêm nhiễm có thể kéo dài và tái phát nhiều lần, nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, suy giảm thị lực,...
Theo thống kê, trẻ em có tỉ lệ mắc viêm da cơ địa cao hơn người lớn, đặc biệt là ở những vùng da nhạy cảm như mặt và môi. Do cấu trúc da ở những vị trí này thường mỏng và yếu, viêm da cơ địa ở mặt dễ gây tổn thương sâu và để lại thâm sẹo. Chính vì vậy, việc điều trị viêm da cơ địa trên mặt và môi không chỉ tập trung vào khắc phục các triệu chứng ban đầu mà còn hỗ trợ phục hồi da và làm giảm nguy cơ thâm sẹo.
Để nhận biết bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời, trước hết bạn cần nắm rõ những triệu chứng cơ bản của bệnh. Tùy theo độ tuổi và cơ địa, người bệnh viêm da cơ địa ở mặt sẽ nhận thấy một số biểu hiện sau đây.
Triệu chứng viêm da cơ địa trên mặt đối với trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm và sức đề kháng yếu, do đó đây được xem là đối tượng có nguy cơ mắc viêm da cơ địa ở mặt cao nhất. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ sẽ có một số biểu hiện như:
- Tổn thương da thường bắt đầu xuất hiện ở hai bên má và lan dần sang những vùng da khác.
- Làn da của bé trở nên khô ráp và hình thành các mụn nước li ti.
- Cảm giác ngứa ngáy khiến trẻ khó chịu, quấy khóc liên tục và thường xuyên đưa tay lên gãi khiến các vụn nước vỡ ra. Từ đó gây ra hiện tượng tiết dịch mủ và đóng vảy trên da.
- Những tổn thương này thường kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định và có xu hướng giảm dần theo sự phát triển của trẻ.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở mặt đối với người lớn
Các triệu chứng viêm da cơ địa trên mặt ở người lớn có những điểm khác biệt so với trẻ nhỏ do hệ thống miễn dịch và phản ứng tự nhiên của cơ thể đã hoàn thiện hơn. Cụ thể, bạn có nguy cơ bị viêm da cơ địa ở mặt khi nhận thấy những biểu hiện sau đây.
- Tổn thương trên da không tập trung tại những vùng da nhất định mà có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt.
- Ban đầu, người bệnh sẽ nhận thấy sự xuất hiện của các nốt ban đỏ cùng với cảm giác châm chích và ngứa ngáy nhẹ.
- Sau đó các nốt mẩn đỏ sẽ lan dần xuống cằm, quai hàm và ngực, cảm giác ngứa ngáy tăng dần, chuyển từ âm ỉ đến dữ dội, đặc biệt là khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như hóa chất, dị nguyên,...
- Da khô ráp và bong tróc nhiều hơn, một số trường hợp có thể nổi mụn nước, tiết dịch mủ gây đau rát và tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
Những tổn thương do viêm cơ địa ở mặt gây ra đối với người trường thành thường được cải thiện nhanh hơn trẻ sơ sinh. Tuy nhiên dễ hình thành thâm sẹo hơn do khả năng phục hồi và tái tạo da ở người lớn đã suy giảm. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và làn da của mình là chủ động điều trị từ sớm, cũng như tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sĩ.
CHẨN ĐOÁN BỆNH MIỄN PHÍ CÙNG CHUYÊN GIA DA LIỄU
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa trên mặt
Hiện nay, nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở mặt vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, bệnh có thể xuất phát hoặc chuyển biến trầm trọng hơn do những yếu tố sau đây:
- Yếu tố di truyền: Theo các nghiên cứu bệnh học lâm sàng, khoảng 60% trẻ mắc viêm da cơ địa có bố hoặc mẹ từng gặp phải tình trạng này. Tỷ lệ này có thể lên đến 80% nếu cả hai bố mẹ đều có tiền sử mắc bệnh.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Thông thường hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể có nhiệm vụ ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Do đó, sự suy giảm khả năng miễn dịch sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus từ môi trường thâm nhập và trú ngụ trên da dễ dàng hơn.
- Dị ứng: Một trong những nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở mặt phổ biến nhất hiện nay là do dị ứng mỹ phẩm. Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm chăm sóc và làm đẹp da kém chất lượng, khi bạn thoa lên da, những thành phần độc hại trong đó sẽ khiến da tổn thương và gây viêm nhiễm.
- Thời tiết thay đổi: Thời tiết chuyển lạnh, khô đột ngột có thể là nguyên nhân khiến da bị mất nước nghiêm trọng, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc viêm da cơ địa ở mặt.
- Căng thẳng, stress: Những căng thẳng trong công việc và cuộc sống hàng ngày có thể là nguyên nhân khiến da nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm.
- Liên tục tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở cường độ cao: Vùng da ở mặt, môi thường có cấu trúc mỏng và yếu. Đồng thời đây cũng là những vị trí thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên rất dễ bị tổn thương bởi tia UV, khiến hệ miễn dịch suy giảm và dễ mắc bệnh hơn.
- Một số yếu tố khác: Viêm da cơ địa trên mặt và môi có thể xuất phát từ những yếu khác như dị ứng hóa chất, xà phòng, phấn hoa, lông động vật, chất liệu vải,...
Viêm da cơ địa ở môi và mặt có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm da cơ địa ở môi và mặt là những tổn thương lành tính, không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng viêm ngứa và bong tróc da diễn ra trong thời gian dài, chắc hẳn người bệnh sẽ gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày, gây mất thẩm mỹ và tác động xấu đến yếu tố tâm lý.
Không những vậy, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh viêm da cơ địa ở mặt còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Bội nhiễm và nhiễm trùng da: Đây là biến chứng dễ gặp nhất ở bệnh nhân bị viêm da cơ địa. Hiện tượng này có thể gây nhiễm trùng huyết, hoại tử da, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Ngay cả khi tình trạng bội nhiễm được kiểm soát, những vùng da này cũng có thể để lại thâm sẹo gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh.
- Viêm kết mạc dị ứng: Khi các tổn thương do viêm da cơ địa gây ra đã lan đến vùng mắt, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng viêm ngứa, đỏ và đau mắt, nước mắt chảy liên tục và nhìn mờ hơn. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm kết mạc và giảm thị lực vĩnh viễn.
- Nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và chậm phát triển: Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh viêm da cơ địa ở mặt có thể khiến trẻ quấy khóc thường xuyên, ăn kém, bỏ bú, cơ thể chậm phát triển và nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao.
VIÊM DA CƠ ĐỊA DAI DẲNG GÂY CHÀM HÓA DA, DỄ ĐỂ LẠI SẸO
LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ PHÁC ĐỒ TỪ CHUYÊN GIA
Cách chữa bệnh hiệu quả và an toàn
Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở mặt là kiểm soát nhanh các triệu chứng, phục hồi da và ngăn ngừa thâm sẹo. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và cơ địa của từng người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Tây Y, Đông Y hoặc các mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị tại nhà.
Cách chữa viêm da cơ địa ở mặt và môi bằng thuốc Tây
Liều lượng cũng như cách dùng thuốc còn phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ viêm nhiễm của từng người bệnh. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng viêm da cơ địa ở mặt, bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc, hãy tuân thủ đúng theo đơn kê của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh.
Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm và sức đề kháng yếu hơn so với người lớn, tuy nhiên khả năng tự phục hồi và tái tạo da lại hết sức mạnh mẽ. Vì vậy, nguyên tắc điều trị cơ bản với nhóm đối tượng này là tập trung cấp ẩm, làm dịu da để kiểm soát nhanh các triệu chứng, đồng thời đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương và tái tạo da mới.
Dưới đây là một số loại thuốc Tây thường được chỉ định trong các trường hợp viêm da cơ địa ở mặt đối với trẻ nhỏ.
- Thuốc sát trùng đường bôi: Loại thuốc thường dùng nhất là kẽm oxyd, ba mẹ cần thoa đều lên những vùng da bị viêm của bé 2 - 3 lần mỗi ngày để sát trùng hiệu quả.
- Kem dưỡng ẩm: Ba mẹ có thể sử dụng một số sản phẩm kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho trẻ em như Bioderma, Avene,... để tăng cường độ ẩm và hạn chế tình trạng bong tróc, khô ráp trên da mặt.
- Nước muối sinh lý: Để vệ sinh vùng da bị viêm cơ địa, mẹ có thể dùng bông gòn thấm đẫm dung dịch nước muối sinh lý, sau đó thoa nhẹ nhàng lên những vùng da bị tổn thương và để yên trong vài phút. Phương pháp này không chỉ giúp làm sạch da, loại bỏ các tạp khuẩn gây viêm nhiễm mà còn giảm sưng và khắc phục tình trạng tấy đỏ.
Tuy nhiên ba mẹ cũng cần lưu ý rằng, một số loại thuốc bôi trị viêm da cơ địa ở mặt dành cho trẻ nhỏ có thành phần chứa Corticoid hoặc các chất ức chế miễn dịch. Những thành phần này có thể thu vào máu qua da gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, vì vậy hãy tham khảo kỹ lưỡng ý của kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi cho bé dùng thuốc.
Đối với người trưởng thành
Đối với người lớn, bệnh viêm da cơ địa ở mặt có thể được điều trị theo nhiều cách bao gồm cả thuốc đường bôi và đường uống:
- Thuốc sát khuẩn đường bôi: Bao gồm hồ nước, kẽm oxit,.. có tác dụng làm sạch da và giảm cảm giác ngứa rát, châm chích trên da.
- Thuốc bôi chứa Corticoid: phù hợp với những trường hợp viêm nhiễm từ vừa đến nặng, có tác dụng giảm sưng tấy, mẩn đỏ và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Thuốc bôi có tác dụng ức chế: Loại thuốc này mang lại hiệu quả tương tự như thuốc chữa Corticoid nhưng không làm bào mòn da, thường được dùng để thay thế Corticoid trong một số trường hợp nhất định.
- Thuốc kháng Histamin, kháng sinh, chống nấm: Để trị bệnh từ bên trong, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc
Hầu hết các loại thuốc Tây trị viêm da cơ địa đều có thể gây ra các tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng. Do đó người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định và đơn kê của bác sĩ.
DÙNG THUỐC AN TOÀN, HIỆU QUẢ THEO HƯỚNG DẪN CỦA CHUYÊN GIA
Các mẹo dân gian trị viêm da cơ địa
Do cấu trúc mỏng và yếu, da mặt rất dễ bị tổn thương và hình thành các vết thâm sạm ngay cả khi kết thúc quá trình điều trị. Đặc biệt là với những trường hợp bệnh nặng đã tiến triển đến giai đoạn nhiễm trùng da. Để ngăn ngừa thâm sẹo đồng thời giúp da tái tạo và phục hồi tốt hơn, người bệnh có thể áp dụng ngay một số mẹo dân gian sau đây.
- Đắp hỗn hợp nghệ và sữa chua cho da mặt: Thành phần chính của nghệ là Curcumin - đây là một hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm thâm sẹo cực kỳ hiệu quả cho những người bị viêm da cơ địa ở mặt. Để tận dụng nguyên liệu này, bạn hãy trộn đều ½ thìa bột nghệ với 1 thìa sữa chua không đường, sau đó đắp lên mặt và giữ nguyên trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Sử dụng tinh dầu tự nhiên: Các loại tinh dầu chiết xuất từ dược liệu tự nhiên như dầu dừa, dầu ô liu,... đều chứa hàm lượng Axit Amin và Polyphenol rất lớn, có tác dụng nuôi dưỡng và phục hồi cấu trúc da nhằm ngăn ngừa tình trạng thâm sẹo. Với mẹo dân gian này, người bệnh chỉ cần nhỏ trực tiếp vài giọt tinh dầu lên những vùng da bị viêm nhiễm, massage nhẹ nhàng rong 2 - 3 phút rồi rửa lại với nước.
- Dùng gel nha đam: Nha đam là nguyên liệu quen thuộc trong các sản phẩm làm đẹp và trẻ hóa làn da của nhiều chị em phụ nữ. Dược liệu này có khả năng đánh bật các hắc sắc tố trên da, từ đó nhanh chóng làm mờ các vết thâm sẹo do bệnh viêm da để lại.
BÀI THUỐC ĐÔNG Y NÀO PHÙ HỢP VỚI BẠN?
TRAO ĐỔI TÌNH TRẠNG BỆNH BÁC SĨ TƯ VẤN NGAY
Những điều cần lưu ý để phòng ngừa bệnh
Viêm da cơ địa ở mặt, môi là một căn bệnh mãn tính khó điều trị tận gốc và rất dễ tái phát. Do đó, để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của căn bệnh này, bạn cần chủ động phòng ngừa từ sớm dựa trên các nguyên tắc sau đây.
- Sử dụng các sản phẩm vệ sinh da dịu nhẹ, chiết xuất từ thiên nhiên và không rửa mặt quá 2 lần mỗi ngày để không khiến da bị khô ráp.
- Không nên dùng nước nóng trên 40 độ C để vệ sinh da mặt.
- Hãy nhớ thoa kem chống nắng kỹ lưỡng trước khi ra khỏi nhà để bảo vệ da trước các tác động tiêu cực của tia UV.
- Uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm có lợi cho quá trình điều trị như hoa quả tươi, rau xanh, thực phẩm chứa nhiều Collagen,...
- Tuyệt đối không dùng tay giã hoặc chà xát lên những vùng da có dấu hiệu viêm nhiễm để không khiến tổn thương ăn sâu hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh viêm da cơ địa ở mặt và môi. Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Do đó, bạn cần chủ động nắm rõ thông tin và có biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa từ sớm để bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!