Huyệt Kỳ Môn Ở Đâu? Có Công Dụng Gì?
Trên cơ thể con người là một hệ thống huyệt đạo chạy dài, giữ chức năng lưu thông dòng chảy khí huyết và cân bằng năng lượng. Trong bài viết này, Nhất Nam Y Viện sẽ cùng độc giả đi tìm hiểu chi tiết về huyệt Kỳ Môn, về vị trí, công dụng, cũng như cách tác động lên huyệt hiệu quả.
Vị trí huyệt Kỳ Môn
Huyệt Kỳ Môn (hay còn gọi là huyệt Can Mộ) có xuất xứ từ Thương Hàn Luận. Theo Y học cổ truyền, huyệt Kỳ Môn là huyệt thứ 14 thuộc kinh Can và là nơi kết thúc chu kỳ lưu thông của 12 kinh mạch trong cơ thể. Sở dĩ huyệt có tên gọi “Kỳ Môn” cũng bắt nguồn do vị trí đặc biệt của huyệt. Trong đó lý giải “Kỳ” là chu kỳ, “Môn” là phần cuối cùng.
Đọc thêm: Huyệt Trung Cực Ở Đâu, Có Vai Trò Gì Với Sức Khỏe?
Cách xác định huyệt Kỳ Môn thực hiện như sau:
- Xác định vị trí đầu núm vú, di chuyển xuống dưới 2 xương sườn.
- Tìm điểm mé ngoài của huyệt Bất Dung, cách đầu núm vú khoảng 1.5 tấc (khoảng 3 cm).
- Huyệt Kỳ Môn sẽ nằm tại điểm giao nhau giữa đường ngang qua huyệt Cự Khuyết và đường thẳng đi qua đầu núm vú (nằm ở bờ trên sườn thứ 7).
Công dụng của huyệt Kỳ Môn
Theo Y học cổ truyền, huyệt Can Mộ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, bởi chúng mang lại những lợi ích như sau:
- Huyệt Kỳ Môn có khả năng điều hòa bán biểu bán lý, giúp điều hòa khí huyết, thanh lọc cơ thể.
- Lợi khí, hóa đờm, hỗ trợ hệ hô hấp hoạt động hiệu quả và giảm thiểu các triệu chứng ho, đờm nhiều.
- Hiệu quả trong điều trị tiêu ứ, làm bình can, giúp giải quyết tình trạng khí trệ, ứ đọng.
- Thanh huyết nhiệt, hỗ trợ đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể và cải thiện các vấn đề về da liễu.
- Hỗ trợ chữa tình trạng ợ chua, nôn chua, đầy bụng, khó tiêu, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
- Cải thiện chức năng gan, tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ.
- Điều trị viêm màng ngực, giúp giảm đau tức ngực, khó thở.
- Tăng cường sức đề kháng và phục hồi sức khỏe, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
- Điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn, giảm các cơn đau nhức, tê bì khó chịu.
- Cải thiện giấc ngủ.
- Giảm stress, căng thẳng, mang lại tinh thần thoải mái và thư thái.
Tìm hiểu thêm: Huyệt Thiên Khu Ở Vị Trí Nào Trên Cơ Thể, Có Tác Dụng Gì?
Cách tác động lên huyệt Kỳ Môn
Có hai cách tác động lên Kỳ Môn huyệt đem lại hiệu quả cao, được nhiều người thực hiện đó là châm cứu và bấm huyệt.
Bấm huyệt
Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi. Cách thực hiện:
- Xác định vị trí huyệt Kỳ Môn chính xác.
- Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ day ấn nhẹ nhàng vào huyệt đạo trong khoảng 2-3 phút.
- Có thể kết hợp với các động tác xoa, vuốt nhẹ nhàng xung quanh huyệt.
- Lặp lại thao tác 3-5 lần mỗi ngày.
Bên cạnh bấm huyệt, bạn cũng có thể áp dụng cách massage nhẹ nhàng vùng da xung quanh huyệt trong khoảng 5-10 phút. Có thể kết hợp với các loại tinh dầu thảo dược để tăng cường hiệu quả.
Châm cứu
Châm cứu là phương pháp dùng kim đâm xuyên qua da, cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có chuyên môn. Cách thực hiện:
- Sử dụng kim châm cứu chuyên dụng đã được khử trùng sạch sẽ.
- Xác định chính xác huyệt đạo Kỳ Môn. Sau đó đưa kim vào khoảng 0,5 – 0,8 thốn tác động vào huyệt.
- Thực hiện cứu 5 – 15 phút, độ sâu và thời gian thực hiện sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và bệnh lý cụ thể của mỗi người.
Đọc ngay: Cách Tác Động Lên Huyệt Trung Quản Cải Thiện Chức Năng Tiêu Hóa, Hỗ Trợ Giảm Cân
Hướng dẫn phối huyệt Can Mộ với các huyệt đạo khác
Để tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh lý, huyệt Kỳ Môn thường được phối hợp với các huyệt đạo khác. Đặc biệt là:
- Phối với huyệt Hiệp Bạch, huyệt Thiên Đột, huyệt Trung Xung và huyệt Trường Cường: Điều trị chứng hụt hơi.
- Phối với huyệt Khuyết Bồn: Trị chứng tức ngực.
- Phối với huyệt Thái Xung và huyệt Nội Quan: Trị đau vùng ngực hoành.
- Phối với huyệt Gian Sử và huyệt Thiên Đột: Trị khan tiếng.
- Phối với huyệt Khúc Trì và huyệt Khí Hải: Trị chứng thương hàn phát cuồng.
- Phối với huyệt Hợp Cốc và huyệt Túc Tam Lý: Điều trị bệnh dạ dày, sôi ruột.
- Phối với huyệt Ôn Lưu: Trị chứng cổ cứng do thương hàn.
- Phối với huyệt Đại Đôn: Điều trị sán khí và thoát vị.
- Phối với huyệt Đàn Trung, huyệt Đại Lăng và huyệt Lao Cung: Trị đau sườn bên hông do thương hàn.
- Phối với huyệt Tam Lý: Loại bỏ chứng không ra mồ hôi do thương hàn.
- Phối với huyệt Đản Trung và huyệt Trung Quản: Trị nấc cụt.
Cần lưu ý gì khi châm cứu hoặc bấm huyệt Kỳ Môn
Khi tác động lên huyệt Kỳ Môn, có một số lưu ý sau đây bạn cần nhớ:
- Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân trước khi áp dụng các phương pháp.
- Cần thực hiện đúng kỹ thuật và thao tác nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương.
- Không nên tác động quá mạnh hoặc quá lâu lên huyệt đạo.
- Phụ nữ mang thai, trẻ em và người có bệnh lý nền cần thận trọng khi tác động lên huyệt Kỳ Môn.
- Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, bạn nên kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh. Đảm bảo ăn uống đầy đủ dưỡng chất, hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống đủ nước, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ và đúng giờ.
Tham khảo: Cần lưu ý gì khi tác động lên huyệt Khí Hải để điều hòa kinh nguyệt
Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến huyệt Kỳ Môn. Việc tác động đúng cách lên huyệt đạo này sẽ giúp bạn phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý hiệu quả.