Thận ứ nước có biến chứng gì? Cách phòng ngừa tốt nhất
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTheo nhiều thống kê và nghiên cứu gần đây, thận ứ nước không còn căn bệnh hiếm gặp nữa mà tỉ lệ người mắc ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết cũng như biết được thận ứ nước có biến chứng gì, khó lường và khó phòng ngừa ra sao.
Thận ứ nước có biến chứng gì?
Thận ứ nước là tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu do nhiều nguyên nhân khác nhau (hẹp đường tiết niệu, sỏi thận chèn,…). Điều này khiến cho nước tiểu sau khi được lọc từ cầu thận không chảy xuống được bàng quang và thoát ra ngoài. Nước tiểu tích tụ lại khiến thận bị ứ nước lâu dần gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh sẽ phát triển qua 4 cấp độ là 1, 2, 3, 4. Ở những giai đoạn đầu, người bệnh thường khá chủ quan và không tập trung điều trị. Bệnh nhanh chóng chuyển sang giai đoạn tiếp theo, những dấu hiệu và cơn đau rõ ràng và dồn dập hơn. Lúc này bệnh đã phát triển và gây nên nhiều biến chứng nhất định như sau:
Suy giảm chức năng thận
Đó là lúc thận đã không còn hoạt động đúng chức năng của thận là lọc máu và đào thải chất độc ra bên ngoài cơ thể. Ngược lại những chất này tích tụ lại ở trong cơ thể là mầm mống sinh ra nhiều loại bệnh nguy hiểm khác. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh suy thận cấp và mạn tính ở nhiều người hiện nay.
Có rất nhiều người bị thận ứ nước không điều trị kịp thời chuyển sang suy thận, chức năng hoạt động giảm mạnh. Để tiếp tục duy trì sự sống họ phải lọc máu, chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Lúc này, sức đề kháng cũng giảm đi nhiều và người bệnh rất dễ mắc thêm nhiều bệnh lý khác làm tuổi thọ suy giảm và nguy cơ tử vong là rất cao. Tất cả những bệnh này chuyển biến trong một thời gian ngắn, nếu không có sự điều trị cũng như theo dõi kịp thời của bác sĩ.
Thận ứ nước dẫn đến viêm cầu thận
Nhắc đến thận ứ nước có biến chứng gì thì chắc chắn phải kể đến chính là bệnh viêm cầu thận nếu không điều trị từ sớm. Sở dĩ xảy ra biến chứng này là do, nước tiểu bị tích tụ lại không thoát được ra ngoài sẽ được chứa trong bể thận. Điều này dẫn đến màng lọc bị căng và đầy lên.
Tình trạng này cứ kéo dài dần dần làm suy giảm chức năng của màng lọc này, gây nên nhiễm trùng và những tổn thương ở bên thận. Kéo theo đó chính là bệnh viêm cầu thận xuất hiện.
Và khi đã mắc bệnh viêm cầu thận thì thận gần như suy giảm đến 50% khả năng hoạt động. Đồng thời người bệnh lại còn dễ mắc thêm nhiều loại bệnh khác như thiếu máu, huyết áp cao, phù nề, sưng phù tay chân,…
Vỡ thận
Vỡ thận cũng được xem là một biến chứng hiếm gặp của người bị thận ứ nước. Tuy nhiên hiếm gặp không có nghĩa là không có trường hợp xảy ra. Trên thực tế, vỡ thận phần lớn là do người bị bệnh thận ứ nước do sỏi thận tạo ra.
Lúc này những viên sỏi có đường kính lớn trôi từ bể thận xuống đường tiết niệu và tắc ở những đường ống này. Dẫn đến tình trạng nước tiểu không đi xuống bàng quang được, nước tiểu ứ đọng lại ở bể thận, trong khi đó, cầu thận vẫn lọc và hoạt động bình thường.
Bể thận ngày càng nhiều nước hơn giống, màng bao bọc bên ngoài không chịu được sức chứa và vỡ ra ngoài. Bệnh nhân sẽ tử vong ngay nếu không được phẫu thuật kịp thời.
Cách phòng ngừa tình trạng thận ứ nước hiện nay
Thận ứ nước là một loại bệnh rất nguy hiểm ở nhiều người nếu không được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên đừng quá lo lắng vì chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được nhờ lưu ý những điều sau:
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng tránh bệnh sỏi thận và những biến chứng từ bệnh để kịp thời có phương án điều trị phù hợp nhất.
- Uống đủ nước mỗi ngày từ 1.5 – 2.5 lít để thận hoạt động tốt, đào thải độc tố ra bên ngoài.
- Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, giàu dinh dưỡng, thường xuyên bổ sung chất xơ, vitamin, chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm vào trong cơ thể.
- Xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học. Bên cạnh việc ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, chúng ta còn nên thường xuyên vận động thể dục thể thao, những bài tập nhẹ nhàng để nâng cao thể lực và tăng cường sức khỏe.
- Chúng ta nên hạn chế hoặc không sử dụng những loại chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá,… càng không nên sử dụng.
- Bạn có thể tìm hiểu và sử dụng một số loại thực phẩm bảo vệ bảo vệ chức năng, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên nên được khám bệnh và có sự chỉ định của bác sĩ, uống đúng theo hướng dẫn và liệu trình phù hợp.
Trên đây là một số thông tin về thận ứ nước có biến chứng gì cũng như cách để phòng tránh bệnh hiện nay. Hi vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như biết cách chăm sóc bản thân mình thật tốt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!