Bị Ho Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Ho là triệu chứng thường gặp ở nhiều đối tượng khi thời tiết thay đổi, cơ thể bị nhiễm lạnh hay do các bệnh lý khác gây nên… Khi bị ho, người bệnh cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng, bởi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Vậy bị ho kiêng ăn gi, bạn đọc có thể tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Khi bị ho kiêng ăn gì?

Khi bị ho không nên ăn gì là thắc mắc của nhiều người bệnh. Theo đó, để tình trạng ho không trở nên trầm trọng và nhanh chóng được đẩy lùi, người bệnh nên tránh những thực phẩm sau:

Bị ho kiêng ăn gì: Đồ lạnh

Uống nước đá, ăn đồ lạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến nhân gây ho ở người bệnh. Đồ uống đá, quá lạnh gây tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến viêm họng kèm ho.Nghiêm trọng hơn, đồ lạnh còn có khả năng là phổi bị tổn thương, dẫn đến tắc khí ở phổi. Bệnh ho từ đó mà trở nặng hơn. Do vậy, bạn chỉ nên uống nước ở nhiệt độ thường hoặc nước ấm. Đồ ăn được bảo quản trong tủ lạnh nên được lấy ra ngoài cho bớt lạnh trước khi sử dụng.

bi ho kieng an gi
Bị ho không nên uống nước đá lạnh

Thực phẩm nhiều chất nhầy

Có không ít những loại rau củ chứa chất nhầy gây sản sinh và tăng lượng đờm ở cổ họng. Điều này khiến cơn ho dày đặc và dai dẳng hơn. Những loại rau củ nên tránh gồm đậu bắp, khoai sọ, rau đay, mồng tơi…Bên canh đó, người bệnh cũng cần tránh các loại đồ ăn dạng đặc như lòng đỏ trứng, các loại súp chữa bột năng, bột đao… Bởi thức ăn dạng này có thể gây đau rát họng, làm cổ họng vướng víu và gây nên triệu chứng ho.

Bị ho nên kiêng ăn gì: Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ

Đồ ăn được chiên rán, xào nấu nhiều dầu mỡ thường mang đến cảm giác ngon miệng hơn. Tuy vậy dầu mỡ chính là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu. Đặc biệt, khi bị ho, việc ăn nhiều đồ chiên rán se khiến bạn dễ thấy mệt mỏi, cổ họng tiết nhiều đờm hơn và dạ dày khó tiêu hơn.Để tránh tình trạng ho dai dẳng, ho lâu ngày nhưng không khỏi, bạn nên hạn chế đồ chiên rán trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.

Bị ho kiêng ăn gì: Đồ tanh, hải sản

Hải sản vốn là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Thế nhưng, nhóm thực phẩm này lại không mấy có lợi cho bạn khi bị ho. Các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo rằng, người mắc các bệnh hô hấp, hen suyễn không nên ăn các món có chất tanh như tôm, cua, cá, ốc…Hải sản có thể gây ra các phản ứng dị ứng của cơ thể, kiến cơn ho kéo dài, khó điều trị. Một vài trường hợp, người bệnh còn cảm thấy khó thở, buồn nôn sau khi ăn hải sản. Đây cũng là yếu tố kích thích niêm mạc họng gây ra các cơn ho.

Bị ho kiêng ăn những gì? Đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn

Trong thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp chứa một lượng lớn chất bảo quản có hại cho sức khỏe. Sử dụng thường xuyên đồ ăn đóng gói, đồ hộp khiến sức khỏe của bạn suy giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp và khiến tình trạng ho lâu khỏi hơn.

XEM THÊM:

bi ho kieng an gi
Đồ ăn nhanh không tốt cho tình trạng bệnh ho

Sữa tươi

Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng tuy nhiên lại không tốt cho người bệnh ho. Sữa gây kích thích cổ họng sản sinh ra đờm, gây viêm họng, ho dai dẳng. Người bệnh nên hạn chế thực phẩm này khi đang bị ho để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Đồ uống có cồn, chất kích thích, nước có ga

Việc uống đồ uống có cồn, cà phê, nước có gas khiến tình trạng đau rát họng nghiêm trọng hơn. Cơn ho vì thế mà kéo dài, khó dứt. Bên cạnh đó, rượu bia cũng làm suy giảm chức năng gan thận, khiến hệ miễn dịch trở nên yếu ớt hơn. Khói thuốc còn là nguyên nhân chính gây nên ung thư vòm họng, ung thư phổi…

Người bị ho nên ăn gì?

Khi bị ho, người bệnh nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày những thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng và giảm áp lực cho cổ họng.

Bệnh ho nên ăn gì: Những thực phẩm có tính kháng khuẩn

Nguyên nhân gây ho thường do các vi khuẩn, virus xâm nhập. Do đó, các thực phẩm có tính kháng khuẩn cao rất có lợi cho người bệnh. Một số thực phẩm quen thuộc giúp giảm triệu chứng ho bao gồm:

  • Gừng: Có công dụng kháng khuẩn, kháng histamin giúp điều trị các bệnh cảm lạnh, ho do viêm mũi. Gừng được dùng để chế biến món ăn hoặc pha với trà để giảm cơn ho cho người bệnh.
  • Tỏi: Được ví như một loại kháng sinh tự nhiên với công dụng làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, điều trị ho khan, ho có đờm,
  • Mật ong: Bên cạnh công dụng sát khuẩn, mật ong còn giúp làm mềm cổ họng, dịu cơn đau rát ở niêm mạc họng. Không nên cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sử dụng mật ong bởi có thể gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tía tô: Được dùng nhiều trong các bài thuốc trị ho sốt, hen suyễn, giải cảm, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ho cho người bệnh.
  • Bạc hà: Mang đến công dụng ức chế cơn đau ở cổ họng, giảm sốt, hỗ trợ tiêu hóa, giảm ho. Bạc hà còn là thành phần phổ biến trong các loại viên ngậm, siro ho.
bi ho kieng an gi
Tỏi có công dụng kháng viêm, trị ho

Người bị ho nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E

Vitamin A, C, E cần thiết cho người bị ho để tăng cường sức đề kháng, giảm viêm sưng và giảm ho hiệu quả. Người bệnh có thể bổ sung những dưỡng chất này bằng các thực phẩm như:Vitamin A có trong cà rốt, bí đỏ, khoai lang, rau chân vịt…Vitamin C có nhiều ở các loại trái cây như cam, quýt…Vitamin E được bổ sung từ các thực phẩm như hạnh nhân, đậu phộng,…Người bệnh có thể chế biến những thực phẩm giàu dinh dưỡng thành dạng mềm, vừa bổ sung dưỡng chất đồng thời giúp người bệnh dễ nuốt hơn.

Đồ ăn mềm, dễ nuốt

Thực phẩm được chế biến dạng hầm, luộc nhừ, hay các loại cháo, súp được khuyên dùng cho người bị ho. Ăn đồ ăn mềm giúp giảm áp lực lên thành niêm mạc họng, giảm cảm giác khó nuốt, đau rát và ngứa họng.

Bổ sung omega 3 cho cơ thể

Omega 3 có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm dịch nhầy ở cổ họng từ đó hạn chế các cơn ho. Người bệnh có thể bổ sung omega 3 bằng các thực phẩm như:

  • Những loại cá biển gồm cá hồi, cá ngừ…
  • Hạt óc chó
  • Hạt chia…
  • Ngũ cốc
bi ho kieng an gi
Hạt óc chó chứa nhiều omega 3

Những lưu ý trong sinh hoạt giúp giảm ho hiệu quả

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày để cải thiện tình trạng ho. Một vài lưu ý cụ thể cho bạn gồm có:

  • Súc miệng, vệ sinh vòm họng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý
  • Xông, rửa mũi họng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh
  • Môi trường của người bệnh sống cần được giữ sạch sẽ, hạn chế khói thuốc và khói bụi ô nhiễm từ môi trường.
  • Người bệnh cần tăng cường tập thể thao để nâng cao thể trạng, ngăn ngừa bệnh bùng phát
  • Bạn không nên tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung đồ dùng cá nhân với những người đang mắc bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp
  • Khi bị ho, người bệnh nên uống nhiều nước để làm dịu cổ họng
  • Việc khám sức khỏe định kỳ đối với chúng ta cũng rất quan trọng. Nếu cơn ho kéo dài, không thuyên giảm dù đã có biện pháp điều trị, bạn cần đi khám để tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe

Bài viết trên đã đưa đến cho bạn giải đáp cho vướng mắc bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình kiến thức để xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

THAM KHẢO THÊM:

Bệnh ho gà là một bệnh lý hô hấp có tính truyền nhiễm, có thể lây lan nhanh chóng. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Vậy…

Xem chi tiết

Thời điểm giao mùa khiến số lượng ca bệnh bị sốt, ho gia tăng đột biến. Để giảm ho, nhiều người có quan niệm cần kiêng ăn tôm, thịt gà và hạn chế uống nước…

Xem chi tiết

Trứng gà là loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn, không chỉ bởi chúng có giá thành rẻ mà còn có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, nhiều người lại…

Xem chi tiết

Bệnh ho lao là một bệnh lý lao phổi có khả năng lây lan qua đường hô hấp và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Để hiểu hơn về bệnh lý này…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *