Người bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Nên sử dụng loại nào?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không là đề tài nhiều người quan tâm. Món ăn quen thuộc vào bữa sáng này có chứa lượng lớn tinh bột cùng các dưỡng chất từ men tự nhiên rất tốt cho bao tử. Vì vậy, người bị bệnh này có thể yên tâm ăn bánh mì thường xuyên.
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không và những lợi ích lớn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh mì không chỉ tốt cho người đau dạ dày mà còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như: Cải thiện làn da, bổ sung canxi,… Vì vậy, đáp án cho câu hỏi “đau dạ dày có nên ăn bánh mì không” là có.

Triệu chứng thường gặp của người bị đau dạ dày là ợ chua, ợ nóng. Đó là do lượng acid trong dịch vị dạ dày dư thừa, trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Bánh mì chứa nhiều tinh bột, có khả năng thấm hút dịch vị tốt, giúp trung hòa acid dư, giảm các nguy cơ khiến bệnh nặng hơn.
Ăn bánh mì với trứng gà giúp tăng thêm hương vị. Hàm lượng dinh dưỡng cao trong trứng cũng có tác dụng chống lại các tác nhân gây đau.
Như vậy, khi đưa bánh mì vào thực đơn ăn uống cho người đau dạ dày có các lợi ích sau:
- Tinh bột mềm, dễ tiêu hóa: Dạ dày sẽ không phải co bóp và làm việc quá sức khi thu nạp thực phẩm này. Hơn nữa, khả năng thấm hút nhanh của bánh mì sẽ giúp giảm chứng trào ngược dạ dày.
- Thành phần dinh dưỡng cao: Bánh mì được làm từ bột mì lên men tự nhiên. Vì vậy, bánh chứa rất nhiều các chất có lợi cho sức khỏe như Sắt, Mangan, Protein,… Nhờ đó, tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh đau dạ dày.
- Giàu vi khuẩn acid lactic: Đây là vi khuẩn có lợi giúp làm giảm acid dư trong dịch vị.
Người bệnh có thể yên tâm sử dụng thực phẩm này cho bữa sáng hay các bữa lót dạ mà không phải băn khoăn nữa.
Các loại bánh mì người đau dạ dày nên ăn
Nếu đau dạ dày có nên ăn bánh mì không đã không còn là thắc mắc thì ăn loại nào tốt sẽ là điều bạn nên để ý. Các loại sau tốt cho sức khỏe, giúp giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả:
Bánh mì nguyên cám – giàu dinh dưỡng
Đây là loại bánh được làm từ các hạt lúa mì nguyên chất, bên ngoài còn giữ nguyên lớp cám giàu dinh dưỡng. Lớp cám này giàu chất xơ và protein, rất tốt cho bệnh nhân đau bao tử.
Bánh mì lúa mạch đen – rất tốt cho dạ dày
Bánh mì đen rất tốt cho dạ dày. Bánh chỉ chứa khoảng 20% calo trong khi chất xơ thì cao hơn 4 lần so với bánh mì trắng. Vì vậy mà ăn bánh mì đen giúp cải thiện hệ tiêu hóa, điều hòa vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Bánh mì yến mạch – có thể dùng hàng ngày
Bánh mì yến mạch rất dễ tiêu hóa lại có tác dụng thấm hút nhanh acid trong dịch vị dạ dày. Hơn nữa, trong yến mạch còn có lượng cholesterol thấp, có thể sử dụng hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.
Bánh mì sandwich trắng
Bánh mì sandwich có phần vỏ và phần ruột rất mềm. Bánh mì chứa lượng protein, chất béo và khoáng chất cao. Các chất này tốt cho dạ dày nhưng nếu ăn thường xuyên có thể gây tình trạng tăng cân.

Bánh mì từ hạt
Một số loại hạt được sử dụng để làm bánh mì, có lợi cho sức khoẻ như hạt hướng dương, hạt bí ngô, hạt lanh,… Các loại hạt này giàu vitamin B, chất xơ tốt cho dạ dày và người mắc chứng rối loạn tiêu hoá.
Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Lưu ý khi sử dụng bánh mì cho người đau dạ dày
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không đã quá rõ ràng. Để không phải phân vân đau dạ dày ăn bánh mì có tốt không người bệnh nên:
- Không ăn kèm bánh mì với các loại gia vị nóng như ớt tươi, tương ớt, muối tiêu,…
- Không ăn kèm với các loại phomat, bơ, mứt để tránh làm giảm khả năng thấm hút của bánh mì.
- Các loại bánh mì ngọt, chứa nhiều bơ và đường không có tác dụng chữa bệnh mà còn khiến cơ thể dung nạp nhiều chất không tốt.
- Với những người bị chứng rối loạn ruột kích thích, bệnh Celiac nên cẩn thận khi ăn bánh mì có chứa Gluten.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ, đặc biệt là phần vỏ giòn bên ngoài.
- Không ăn bánh mì trước khi ngủ hoặc khi đã ăn no.
- Lựa chọn các cửa hàng uy tín để mua bánh mì. Đặc biệt, không sử dụng bánh mì quá hạn và có quá nhiều đường trong thành phần.
- Không ăn bánh mì liên tục và quá thường xuyên trong một tuần. Với các loại bánh mì được khuyên dùng, nên ăn tốt nhất vào buổi sáng với tần suất 3 – 4 bữa/tuần.
- Kết hợp với một số thực phẩm khác như trứng, thịt để tăng thêm dinh dưỡng.
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không chắc hẳn không còn là điều thắc mắc nữa. Ăn đúng loại và đúng cách, bánh mì sẽ đem đến nhiều tác dụng cho sức khỏe. Để bệnh đau dạ dày được trị dứt điểm, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Đồng thời, giữ tinh thần thoải mái, tăng cường tập luyện thể thao sẽ giúp mau chóng bình phục.