Bệnh Chàm Kiêng Ăn Gì Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bệnh chàm kiêng ăn gì là câu hỏi khiến rất nhiều người băn khoăn, bởi lẽ chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Nếu không chú ý đến việc ăn uống, bạn có thể khiến các vết chàm bị kích ứng và tiến triển nặng hơn. Vậy bệnh chàm kiêng ăn gì và nên ăn gì là nhanh khỏi nhất?  Hãy cùng trả lời câu hỏi này với những thông tin chuyên trang tham vấn từ thầy thuốc ưu tú, BSCKII. Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam trong bài viết sau đây!

Bệnh chàm kiêng ăn gì nhanh khỏi nhất?

Tương tự như những bệnh lý da liễu khác, bệnh chàm không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của bạn. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài và ngày càng tiến triển nặng hơn, khiến việc sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn.

Do đó, việc lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp có vai trò hết sức quan trọng. Không những vậy, bạn cũng cần lưu ý thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh của mình. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, bị bệnh chàm kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi nhất?

Dưới đây là một số thực phẩm người bị bệnh chàm nên kiêng ăn trong quá trình điều trị.

  • Thực phẩm tanh sống: Các loại hải sản, mực, bạch tuộc, gỏi cá sống,… có hàm lượng hoạt chất Arachidon rất cao, dễ gây ra các phản ứng viêm nhiễm khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, đồ tanh sống là thực phẩm không thể thiếu khi các chuyên gia trả lời câu hỏi “bệnh chàm nên kiêng ăn gì”.
  • Cắt giảm lượng đường và muối trong thực đơn hàng ngày: Hai loại gia vị này khi được dung nạp vào cơ thể có thể kích ứng hệ thần kinh ngoại biên, gây ra một số phản ứng quá mẫn. Do đó, để tránh làm tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn, bệnh nhân bị chàm nên hạn chế dùng đường và muối khi nấu ăn.
  • Nội tạng động vật: Để trả lời câu hỏi bệnh chàm kiêng ăn gì chắc chắn không thể thiếu các loại nội tạng động vật. Thực phẩm này chứa nhiều đạm, có thể khiến cơ thể ngứa ngáy nhiều hơn, dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm trên da.
  • Kiêng đồ ăn cay nóng và nhiều chất béo: Đồ ăn cay nóng luôn được biết đến như “kẻ thù” của làn da. Bởi lẽ chúng là nguyên nhân khiến da nổi mụn và dễ bị kích ứng. Người bị chàm ăn nhiều đồ cay nóng cũng sẽ khiến vết viêm dễ nhiễm trùng và mưng mủ hơn. Vì vậy bạn cần chế dùng hạt tiêu hay ớt,…
  • Hạn chế sử dụng sữa khi bị chàm: Để trả lời câu hỏi bệnh chàm kiêng ăn gì, các chuyên gia cho rằng người bệnh nên hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa, phô mai,… vì đây đều là những thực phẩm dễ gây kích ứng cho da.
  • Tránh xa rượu bia và các chất kích thích có hại: Trong quá trình điều trị, bạn nên tuyệt đối tránh xa các loại rượu bia và chất kích thích, những sản phẩm này có thể cản trở tác dụng của thuốc, làm chậm quá trình hồi phục da và sản sinh các độc tố gây hại cho da.

Để quá trình điều trị phát huy hiệu quả tốt nhất, bác sĩ Lê Phương khuyên người bệnh chàm nên hạn chế sử dụng những thực phẩm kể trên. Tuy nhiên vẫn cần cân nhắc liều lượng để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Người bị chàm nên ăn gì để tăng cường sức khỏe?

Bên cạnh bệnh chàm kiêng ăn gì, bệnh nhân cũng cần lưu ý bổ sung những thực phẩm có lợi cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng và đẩy nhanh quá trình điều trị.

Vì vậy, người bị chàm nên ăn gì cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Theo bác sĩ Lê Phương, người bệnh nên tăng cường sử dụng những thực phẩm sau đây.

  • Ngũ cốc và các loại hạt: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những dưỡng chất trong ngũ cốc và các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt điều có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh chàm. Cụ thể, những thực phẩm này chứa hàm lượng Axit béo vừa đủ và có khả năng sản sinh ra một loại Axit béo không bão hòa là Prostaglandin. Những hoạt chất này có tác dụng giảm đau và viêm nhiễm trên da, đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả.
  • Các loại rau xanh và hoa quả chứa nhiều Vitamin: Nạp nhiều Vitamin không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà còn tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm trên da. Đồng thời, đây cũng là cách chăm sóc và cải thiện làn da cực kỳ hiệu quả. Vì vậy, bạn nên tăng cường sử dụng các loại rau củ quả chứa nhiều Vitamin B, C, E,… như bưởi, táo, rau bina, rau cải xoăn.
  • Sử dụng dầu cá: Chắc hẳn ai cũng biết trong dầu cá có chứa một hàm lượng Omega – 3 rất lớn. Sản phẩm này không chỉ bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có tác dụng làm dịu các triệu chứng đau nhức và ngứa ngáy trên vùng da bị chàm.
  • Bổ sung các chất khoáng vi lượng: Bác sĩ Lê Phương cho biết, người bị bệnh chàm nhất là chàm sữa cần bổ sung thêm các chất vi lượng đặc biệt là kẽm. Khoáng chất này có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại từ môi trường. Bạn có thể bổ sung kẽm bằng việc tăng cường những thực phẩm như thịt lợn, trứng, thịt gà,…

Chế độ dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phục hồi của bệnh nhân bị chàm. Do đó, bên cạnh câu hỏi “bị chàm kiêng ăn gì”, bạn cũng cần quan tâm đến những thực phẩm có lợi cho quá trình điều trị. Chắc hẳn với những gợi ý nêu trên, bạn đã có thể xây dựng một thực đơn khoa học và phù hợp với thể trạng của bản thân.

XEM THÊM: Tìm hiểu mắc bệnh chàm có lây không

Cách phòng ngừa bệnh chàm tái phát

“Bị chàm kiêng ăn gì” chắc hẳn là câu hỏi khiến nhiều người bệnh quan tâm. Tuy nhiên, không chỉ riêng chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý. Cụ thể, trong thời gian điều trị bệnh chàm, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây.

  • Ngưng sử dụng các loại hóa chất, hóa mỹ phẩm có khả năng gây kích ứng cho làn da của bạn.
  • Nên sử dụng các loại nước lá để vệ sinh da sạch sẽ thay cho các chất tẩy rửa thông thường. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo vệ sinh cho da nhưng vẫn hoàn toàn lành tính và không gây ra các tác dụng phụ, làm cản trở quá trình điều trị bệnh.
  • Chọn mua những loại sữa tắm hay sản phẩm chăm sóc da chất lượng tốt, có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên để đảm bảo tính an toàn cho da.
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, đặc biệt là phòng ngủ và thường xuyên giặt giũ chăn, gối để tránh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi nấm trú ngụ và sinh sôi nhiều hơn.
  • Sử dụng áo chống nắng có khả năng làm giảm tác động tiêu cực của tia UV để bảo vệ da mỗi khi ra ngoài.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn,… chứa nhiều chất bảo quản và có khả năng gây kích ứng cao.
  • Không dùng tay chà xát lên vùng da bị chàm, tuyệt đối không nặn mụn hay làm vỡ các nốt mụn nước. Điều này có thể khiến tình trạng viêm loét nghiêm trọng và dễ dàng hình thành lên chàm bội nhiễm.
  • Lựa chọn những trang phục có chất liệu tốt, thoải mái và thoáng mát để tránh cọ sát vào những vết loét trên da.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị chuyên sâu nào. Nếu phát hiện bản thân có dấu hiệu kích ứng với thuốc, bạn nên ngưng sử dụng ngay.

Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Chàm được biết tới là một bệnh lý da liễu mãn tính, có thể tái phát nhiều lần và theo từng đợt. Điều này ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống…

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh đang ngày càng trở nên phổ biến. Các vết chàm thường bắt đầu xuất hiện ở mặt, má và lan rộng ra các bộ…

Xem chi tiết

Bé bị chàm cơ địa có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài và rất dễ tái phát. Nếu không có biện pháp chữa trị từ sớm thì chắc chắn làn da nhạy cảm…

Xem chi tiết

Chàm hóa không chỉ tác động xấu đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến tính thẩm mỹ của người bệnh bị ảnh hưởng ít nhiều. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý này, cách…

Xem chi tiết

Chàm sữa có để lại sẹo không là câu hỏi khiến rất nhiều ba mẹ băn khoăn. Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương, do đó những bệnh lý…

Xem chi tiết

Bị chàm ở chân không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ tạo ra không ít phiền toái đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc bệnh. Để kiểm soát các triệu chứng, bạn…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *