Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là một bệnh lý phổ biến hiện nay liên quan đến đường tiêu hóa. Tình trạng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân và gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Tổn thương tiêu hóa không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học để biết phương hướng điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả.

Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày (tá tràng) là biểu hiện của sự tổn thương đường tiêu hóa. Cụ thể hơn chính là lớp bên trong của dạ dày hay còn gọi là phần đầu tiên ở ruột non bị viêm loét. Đôi khi, dấu hiệu tổn thương xuất hiện cả ở phần dưới của thực quản. Để hiểu rõ hơn về bệnh này chúng ta cần biết về bản chất, vị trí của dạ dày trong cơ thể.
Dạ dày chính là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa của con người, còn gọi là bao tử. Phần phình ra to nhất của ống tiêu hóa là vị trí dạ dày. Chức năng quan trọng của nó là thấm dịch vị, nghiền cơ học thức ăn và tiến hành phân hủy thức ăn.
Người ta cũng gọi hiện tượng này là viêm loét dạ dày – tá tràng. Nhiều người thắc mắc không biết tá tràng nằm ở đâu, liệu có liên quan mật thiết đến bao tử hay không? Tá tràng chính là phần đầu của ruột non, đóng vai trò quan trọng của hệ tiêu hóa.
Chúng kéo dài từ môn vị của dạ dày cho đến góc của hỗng tràng – tá tràng. Chức năng của bộ phận này giúp hấp thụ chất dinh dưỡng, hấp thụ nước và là nơi cho dịch tụy với dịch mật đổ vào trong ruột non.
Tùy vào vị trí bị viêm loét mà y học phân ra làm các thể bệnh khác nhau như: Viêm tâm vị, viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm loét bờ cong nhỏ, hành tá tràng, viêm dạ dày và tá tràng, loét tiền môn vị, loét hang vị.
Tìm hiểu sớm các nguyên do gây ra viêm loét ở đây là cách giúp bạn phòng ngừa những rủi ro nguy hiểm.

Nguyên nhân bị viêm loét dạ dày
Theo đánh giá của các chuyên gia về lĩnh vực tiêu hóa, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét bao tử. Một số nhóm nhân tố chính như:
- Do vi khuẩn HP: Vi khuẩn này có tên là Helicobacter pylori, qua thức ăn, chúng sẽ xâm nhập vào niêm mạc dạ dày và sinh sống ngay tại đây. Khi phát triển với số lượng lớn, nó làm cho chức năng chính của bao tử bị giảm thậm chí là mất đi. HP chính là loại vi khuẩn nguy hiểm gây nên viêm dạ dày mãn tính. Một số chủng HP khi không được điều trị kịp thời sẽ gây viêm loét hoặc ung thư.
- Do sử dụng giảm đau và thuốc kháng viêm thường xuyên: Việc sử dụng thuốc Tây nhằm cắt cơn đau, trị viêm lại vô tình khiến cho các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá vỡ. Từ đó khiến cho bao tử bị viêm loét và tổn thương nghiêm trọng.
- Do căng thẳng, stress: Dịch vị ở dạ dày sẽ tăng tiết dịch khi con người rơi vào trạng thái áp lực, trằn trọc, mất ngủ thường xuyên, stress, lo âu,…
- Do thói quen sinh hoạt và ăn uống: Đây là nguyên nhân thường gặp do việc ăn uống không khoa học của con người gây nên tổn thương cho bao tử. Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hay ăn đồ chua, cay và thường xuyên ăn không đúng bữa là yếu tố tạo ra vết loét ở dạ dày.
Các nguyên nhân khác: Ngoài những nhân tố trên bị viêm loét bao tử còn do khả năng tự miễn hay do nhiễm hóa chất độc hại,…

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
Đối với người bị tổn thương vùng niêm mạc dạ dày có những biểu hiện khác nhau. Một số triệu chứng loét bao tử thường gặp như:
- Đau đớn ở khu vực thượng vị: Đây là triệu chứng loét dạ dày thường thấy nhất khiến người bệnh khó chịu, đau thường xuyên có kèm theo cảm giác như bỏng rát. Tình trạng đau âm ỉ, mỗi cơn kéo dài khoảng vài phút cho đến vài tiếng đồng hồ. Thông thường, cơn đau xuất hiện vào buổi tối và khi bụng đói.
- Ợ chua, ợ hơi thường xuyên: Khi các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá vỡ sẽ khiến người bị bệnh gặp phải triệu chứng ợ chua, rát, buồn nôn cực kỳ khó chịu.
- Mất ngủ: Cơn đau kéo dài và thất thường làm cho người bị viêm loét dạ dày chập chờn, không ngủ đủ giấc.
- Tiêu hóa bị rối loạn: Đây là biểu hiện thường gặp với những tình trạng như tiêu chảy, chướng bụng, khó tiêu,…

Giải đáp nghi vấn viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
Bị viêm loét dạ dày đau tá tràng khiến người bệnh khổ sở và đau đớn với những triệu chứng gây khó chịu, sinh hoạt bất ổn. Để đánh giá được mức độ nguy hiểm thì người bệnh cần được chẩn đoán một cách chính xác nhất về tình trạng viêm loét bao tử.
Nếu ngay từ giai đoạn đầu, bệnh nhân không được điều trị kịp thời và đúng cách, triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn. Mặc dù là bệnh lý thường gặp và khá phổ biến nhưng loét bao tử có thể chuyển biến xấu với những nguy cơ như:
- Khiến cơ thể suy nhược, ăn uống không hấp thụ được, căng thẳng, thường xuyên mất ngủ.
- Gây xuất huyết ở niêm mạc dạ dày.
- Hẹp môn vị dạ dày.
- Nguy cơ khiến dạ dày tá tràng bị thủng, rách.
- Biến chứng thành ung thư ở dạ dày.
Cách chẩn đoán viêm loét dạ dày
Với sự phát triển hiện đại và tiên tiến của y học, có rất nhiều phương pháp giúp chẩn đoán bệnh. Một số cách cơ bản nhất giúp phát hiện ra viêm loét dạ dày như:
- Tiến hành nội soi dạ dày: Việc sử dụng thủ thuật nội soi sẽ giúp chẩn đoán được bệnh và điều trị những vùng tổn thương một cách chi tiết nhất. Phương pháp này còn giúp phát hiện sớm nguy cơ xuất hiện các khối u ở dạ dày. Nhờ đó có thể can thiệp sinh thiết luôn từ bờ ổ loét để giảm nguy cơ biến chứng thành ung thư.
- Thực hiện xét nghiệm phân và máu: Đối với những người bệnh xuất hiện triệu chứng chảy máu hay xuất huyết tiêu hóa thì áp dụng phương pháp xét nghiệm là rất cần thiết. Đây là cách chẩn đoán giúp phát hiện tình trạng thiếu máu, tình trạng hồng cầu, nồng độ enzyme,…
Tùy vào từng dấu hiệu xuất hiện ban đầu mà các bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định nhằm chẩn đoán bệnh chính xác. Ngay từ khi có triệu chứng, bạn cần đi khám ngay để chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách.
Điều trị bệnh viêm loét dạ dày
Đối với người bệnh thì lo ngại về viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, dù là bất cứ căn bệnh nào nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
Y học đã ghi nhận rất nhiều ca biến chứng nguy hiểm dẫn tới tử vong. Do vậy, người mắc viêm loét dạ dày nên đi khám kịp thời và tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà có phương pháp chữa trị phù hợp.
Chữa bệnh bằng Tây y
Để tránh đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng cho tính mạng người bệnh thì giải pháp điều trị đúng cách là rất quan trọng. Một trong những phương pháp chữa trị hàng đầu được nhiều người lựa chọn là sử dụng Tây y.
Sử dụng thuốc tân dược
Các bác sĩ thường kê đơn đối với những bệnh nhân loét dạ dày một số loại thuốc như:
- Thuốc giúp trung hòa acid dạ dày: Thành phần thuốc sẽ chữa các chất như calci, magie hydroxit,…
- Kháng sinh: Đối với trường hợp nhiễm vi khuẩn HP thì việc sử dụng kháng sinh điều trị là rất cần thiết. Bismuth là loại thuốc thường được kê vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn vừa bảo vệ niêm mạc của bao tử.
- Thuốc tăng bài tiết dịch vị: Khi kết cấu của niêm mạc ruột bị phá vỡ khiến bộ máy tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả thì một số thuốc như misoprostol sẽ giúp bảo vệ niêm mạc, tăng cường bài tiết dịch nhầy.
- Thuốc giúp phục hồi tổn thương: Sucralfate là thuốc giúp phục hồi vết loét, ức chế sự bài tiết của acid ở dạ dày và hạn chế ion H+ khuếch tán ngược.

Áp dụng biện pháp điều trị ngoại khoa
Với những người bệnh biến chứng viêm loét quá nặng khiến cho việc sử dụng thuốc Tây chữa nội khoa không hiệu quả sẽ được chỉ định phẫu thuật mổ nội soi nhằm loại bỏ một phần bộ phận bị bệnh. Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày,… cần được xem xét tiến hành sớm.
Áp dụng các bài thuốc dân gian chữa loét dạ dày tá tràng
Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền nhiều mẹo cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày một cách hiệu quả. Thay vì lựa chọn Tây y để điều trị, người bệnh lựa chọn áp dụng những bài thuốc dân gian. Các biện pháp chữa trị tại nhà này vừa an toàn, lành tính lại không gây tác dụng phụ.
- Uống nước cải bắp: Xay nhuyễn bắp cải với nước và uống 2 ly mỗi ngày vào sáng – tối để cải thiện bệnh.
- Nghệ kết hợp với mật ong nguyên chất: Pha nghệ và mật ong với tỷ lệ 2 : 1 cùng với nước ấm và uống mỗi ngày, trước ăn sẽ giúp giảm acid dạ dày và kháng viêm.
- Hạt đậu rồng: Hạt đầu rồng phơi khô rồi đem nghiền thành bột. Mỗi lần sử dụng 1 thìa cafe bột cùng nước ấm. Uống tốt nhất vào buổi sáng và duy trì liên tục trong 3 tháng.
Cách phòng ngừa bệnh an toàn, hiệu quả
Khi mắc bệnh viêm loét dạ dày, cơ thể bạn vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Ngoài ra còn phải thường xuyên gánh chịu những cơn đau bất thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do vậy, cần nghiêm ngặt thực hiện các biện pháp để phòng ngừa bệnh lý này. Đó là gì?
Áp dụng các biện pháp ăn uống khoa học
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là cực kỳ cần thiết. Nên ăn và không nên ăn những gì để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của mình?
Nên kiêng:
- Kiêng ăn đồ cay nóng, chua, quá mặn và thực phẩm nhiều acid, dầu mỡ, khô cứng.
- Hạn chế việc sử dụng những đồ uống gây hại cho sức khỏe như rượu, bia, nước giải khát có ga, chất kích thích,..
- Không ăn những thực phẩm ô nhiễm, chứa các chất bảo quản, đồ ôi thiu, mất vệ sinh.
Nên ăn:
- Ăn uống nhiều rau xanh và các thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung tinh bột, trái cây,…
- Nên vận động nhẹ nhàng sau khi ăn và nhai kỹ để bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Nên ăn uống đầy đủ các bữa và thực hiện ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa.
- Nên ăn chín, uống sôi và ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa.

Thay đổi thói quen sinh hoạt
Để chữa viêm loét dạ dày hiệu quả, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học. Một số gợi ý dưới đây sẽ hữu ích dành cho bạn:
- Dừng ngay việc hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, ô nhiễm.
- Tuân thủ thói quen ăn uống đủ bữa, đúng giờ giấc và không nên bỏ bữa.
- Tuyệt đối không ăn quá no hoặc quá đói gây áp lực cho dạ dày. Có thể chia nhỏ bữa ăn để hệ tiêu hóa thực hiện tốt chức năng và cơ thể cũng hấp thụ dễ hơn.
- Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ là đau dạ dày, tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh và các loại thuốc giảm đau.
- Không nên lao động quá nặng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý.
- Không nên sử dụng liên tục các thiết bị điện tử, đặc biệt là trước lúc đi ngủ. Cần giữ tinh thần lạc quan, tránh áp lực và không thức khuya.
- Thăm khám sức khỏe theo chu kỳ, ít nhất 6 tháng/lần. Khi có dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế kiểm tra để kịp thời phát hiện bệnh.
- Vệ sinh sạch sẽ không gian sống và dụng cụ ăn uống, rửa tay thường xuyên trước khi ăn.
Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Vậy nên, ngay từ bây giờ chúng ta cần thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống một cách khoa học để sức khỏe luôn đảm bảo. Cần lắng nghe cơ thể và tìm ra giải pháp điều trị đúng cách khi mắc bệnh.