Sỏi bùn túi mật

Sỏi bùn túi mật tuy không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần phải phòng tránh, điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho người bệnh về các nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả.

soi bun tui mat
Hình ảnh sỏi bùn túi mật

Sỏi bùn túi mật là gì? Có nguy hiểm không?

Sỏi bùn túi mật là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng lắng đọng, kết tinh thành bùn mật của các chất nhầy, Cholesterol và muối Canxi trong túi mật.Căn bệnh này thường khó phát hiện, bởi chúng xuất hiện và biến mất một cách lặng lẽ, không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng cho cơ thể.

Tuy nhiên theo thời gian, các bùn mật này có thể tích tụ và chuyển hóa thành sỏi mật Cholesterol và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy người ta còn gọi sỏi bùn túi mật là tiền thân của sỏi mật.

Dù có thể tự biến mất sau một thời gian, tuy nhiên người bệnh không nên quá chủ quan. Bởi sỏi bùn túi mật nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm tụy cấp: Dù chưa có nghiên cứu khẳng định nhưng kết thống kê cho thấy có tới 74% bệnh nhân bị viêm tụy đồng thời bị sỏi bùn mật.
  • Tắc ống dẫn mật: Các viên sỏi túi mật dạng bùn tích tụ lâu ngày cũng có thể gây tắc nghẽn ống dẫn mật, nguy cơ nhiễm trùng và gây ra rất nhiều hệ lụy liên quan khác đến túi mật.
  • Sỏi mật: Sau một thời gian dài, bùn túi mật sẽ phát triển thành sỏi mật nếu gặp các tác nhân thuận lợi như Cholesterol, Bilirubinat. Khi đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với các cơn đau dữ dội, quá trình tiêu hóa cũng theo đó bị ảnh hưởng.
soi bun tui mat
Để bệnh kéo dài có thể dẫn đến viêm tụy cấp

Nguyên nhân, triệu chứng điển hình của bệnh

Theo các chuyên gia nguyên nhân chính gây ra sỏi bùn túi mật là do tình trạng dịch mật bị ứ trệ. Khiến các tinh thể Cholesterol, sắc tố mật canxi và Bilirubinat bị tích tụ trong túi mật kết hợp cùng với dịch nhầy tạo lên sỏi mật.

Ngoài nguyên nhân chính kể trên, căn bệnh này còn thể bùng phát bởi các yếu tố như:

  • Thai kỳ: Việc mang thai sẽ khiến túi mật thường xuyên chịu áp lực. Lâu dần làm tăng khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên căn bệnh này sẽ tự mất đi sau khi sinh em bé nên các bà bầu không cần quá lo lắng.
  • Giảm cân đột ngột: Thực hiện chế độ ăn uống khắt khe với mong muốn giảm cân đột ngột cũng có thể khiến người bệnh bị sỏi bùn túi mật. Nguyên nhân là do cơ thể phải đốt năng lượng từ mỡ, kích thích gan tăng cường sản xuất Cholesterol xấu.
  • Doi sỏi viên: Nếu trong ống dẫn mật chủ có sỏi viên thì khả năng sản sinh sỏi bùn mật là rất cao.
  • Sử dụng thuốc: Việc thường xuyên dùng thuốc tránh thai, Ceftriaxone và thuốc hạ mỡ máu cũng sẽ khiến căn bệnh sỏi bùn túi mật bùng phát.
  • Ăn qua đường tĩnh mạch: Những bệnh nhân phải phẫu thuật dạ dày, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch thường có khả năng bị bệnh cao hơn người bình thường.
  • Mật chứa nhiều Cholesterol: Nếu gan bài tiết lượng Cholesterol quá nhiều, vượt quá khả năng hòa tan của túi mật thì lượng Cholesterol dư thừa sẽ lắng đọng và hình thành các viên sỏi.
  • Mật chứa Bilirubin: Một số bệnh lý như xơ gan, nhiễm trùng đường mật có thể sẽ kích thích gan sản xuất nhiều Bilirubin hơn bình thường. Và đây cũng là nguyên nhân kích thích quá trình hình thành sỏi bùn ở túi mật.
soi bun tui mat
Giảm cân đột ngột cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc sỏi bùn

Đa số trường hợp mắc bệnh sỏi bùn túi mật thường không có triệu chứng rõ ràng. Số còn lại có thể gặp các triệu chứng như: Đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, khó tiêu,… Nhưng nhìn chung các triệu chứng này cũng chỉ thoáng qua và không rõ ràng.

Chỉ trong trường hợp, khi các viên sỏi đã hình thành người bệnh có thể phải trải qua các triệu chứng cấp tính liên quan như:

  • Cơn đau vùng mạn sườn phải: Cơn đau xuất hiện đột ngột, thường khởi phát sau khi ăn nhiều các chất béo. Có thể đau âm ỉ, dữ dội trong một hoặc vài giờ. Nếu cường độ cơn đau không giảm thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm.
  • Các triệu chứng khác: Kèm theo những cơn đau, người bệnh sẽ cảm thấy nóng sốt, vã mồ hôi, ớn lạnh, vàng da, phân màu đất sét,…

Cách chữa sỏi bùn túi mật hiệu quả, an toàn nhất

Ngoài các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu như: Siêu âm vùng bụng, chụp X- quang,… để chẩn đoán chính xác tình trạng sỏi bùn túi mật.

Trong trường hợp phát hiện ra bệnh sỏi nhưng người bệnh không có triệu chứng thì có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra. Vì vậy để tránh bệnh tình chuyển biến xấu, người bệnh có thể lựa chọn 1 trong các phương pháp điều trị dưới đây.

Tây y chữa sỏi bùn túi mật

Đối với những trường hợp có triệu chứng hoặc biến chứng nặng, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc cho người bệnh áp dụng các biện pháp điều trị Tây y để giảm nhanh triệu chứng và hạn chế tiến triển nặng.

  • Thuốc: Người bệnh có thể sử dụng một số thuốc hòa tan sỏi hoặc chống co thắt để giảm đau như: Alverin, Atropin, Papaverin, Tiemonium… Tuy nhiên khi sử dụng loại thuốc này, cần hết sức thận trọng bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho hệ tiêu hóa như: Xuất huyết, co thắt dạ dày,…
  • Phẫu thuật: Một vài biện pháp phẫu thuật như gắp sỏi qua đường miệng, cắt bỏ túi mật cũng sẽ được cân nhắc chỉ định trong trường hợp việc dùng thuốc không đem lại hiệu quả như mong muốn. Phương pháp này cho hiệu quả rất cao, thời gian điều trị ngắn nhưng chi phí điều trị lại đắt đỏ.
soi bun tui mat
Một số loại thuốc làm tan sỏi có thể được chỉ định cho người bệnh

Điều trị sỏi bùn túi mật bằng mẹo dân gian

Ngoài việc sử dụng các biện pháp Tây y, Đông y, người bệnh còn có thể điều trị sỏi bùn túi mật bằng các mẹo dân gian sau:

  • Sử dụng hoa đu đủ: Hoa đu đủ có vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, rất tốt cho điều trị sỏi mật. Người bệnh chỉ cần lấy khoảng 300g hoa đu đủ tươi, rửa sạch, sắc cùng 4 chén nước rồi chắt nước uống hết trong ngày.
  • Sử dụng chuối hột: Loại quả này có tác dụng rất tốt trong hạ đường huyết và trị sỏi mật. Chỉ cần lấy chuối hột đã già, phơi khô, xay nhuyễn thành bột rồi nấu cùng 100ml lọc, dùng như trà hàng ngày.
  • Sử dụng rau ngổ: Không chỉ là loại gia vị quen thuộc, rau ngổ còn là vị thuốc giúp xua tan sỏi mật rất tốt. Người bệnh chỉ cần lấy rau ngổ phơi khô rồi sắc với nước, uống 2-3 lần/ ngày.
soi bun tui mat
Dùng hoa đu đủ đực điều trị sỏi bùn túi mật hiện đang nhiều người áp dụng

Sỏi túi mật dạng bùn nên ăn gì, kiêng gì để chóng lành?

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt, chống lại bệnh tật hiệu quả. Dưới đây là một số loại thực phẩm,người sỏi bùn túi mật cần tăng cường bổ sung.

  • Rau củ và hoa quả: Nhóm thực phẩm này chứa rất nhiều chất xơ và vitamin giúp tăng sức đề kháng chống lại viêm nhiễm trong cơ thể.
  • Chất béo có lợi: Các loại ngũ cốc, hạt giàu tinh bột chứa rất nhiều chất béo có lợi giúp đào thải hiệu quả Cholesterol dư thừa trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
  • Đồ ăn chứa Lecithin: Các nhà khoa học cho biết, hoạt chất này có khả năng ngăn chặn và giảm khả năng hình thành sỏi mật nên người bệnh cần tăng cường bổ sung. Một số thực phẩm giàu Lecithin như: Lúa mạch, lúa mì, đậu đỗ,…

Ngoài thực phẩm cần bổ sung thì người bệnh cũng cần hạn chế những thức ăn dưới đây

  • Muối: Ăn thực phẩm chứa nhiều muối sẽ không tốt cho hệ tim mạch, tạo điều kiện hình thành sỏi túi mật.
  • Các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích có thể sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, kích thích quá trình hình thành sỏi tại đường mật, túi mật.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Thức ăn chiên, xào, rán cũng cần hạn chế bởi chúng có khả năng làm tăng Cholesterol trong cơ thể, khiến quá trình hình thành sỏi bùn diễn ra nhanh chóng.
soi bun tui mat
Hạn chế ăn muối nhiều trong quá trình trị bệnh

Cách phòng ngừa sỏi bùn trong túi mật hiệu quả

Dưới đây là một số cách phòng ngừa sỏi bùn trong túi mật được các chuyên gia khuyên dùng.

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể trung hòa hiệu quả các chất độc hại trong cơ thể, giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi.
  • Tẩy giun sán định kỳ cũng là biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường mật hiệu quả. Từ đó ngăn chặn khả năng hình thành sỏi bùn rất tốt.
  • Ăn uống đủ bữa, tránh giảm cân đột ngột khiến cơ thể tích tụ dịch mật, lâu ngày hình thành sỏi.
  • Chủ động tới bệnh viện để kiểm tra nếu thấy cơ thể có những triệu chứng tương tự của sỏi bùn túi mật.
  • Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để sớm điều trị bệnh nếu bị, tránh nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về sỏi bùn túi mật. Hy vọng qua bài viết, người bệnh sẽ có thêm kiến thức và sự hiểu biết về căn bệnh này để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Mổ sỏi mật là biện pháp can thiệp ngoại khoa trong điều trị sỏi mật. Tuy là thủ thuật đơn giản nhưng mổ sỏi túi mật (bao gồm cả mổ mở và mổ nội soi)…

Xem chi tiết

Mổ polyp túi mật có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Mặc dù là cách điều trị được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện nhưng vẫn không ít người…

Xem chi tiết

Mổ sỏi mật ở bệnh viện Bình Dân có tốt không, giá bao nhiêu và quy trình thực hiện như thế nào đều là những thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi có nhu cầu…

Xem chi tiết

Cắt túi mật nội soi hiện nay đang là phương pháp y học hiện đại nhất được ứng dụng để điều trị bệnh sỏi túi mật. Vậy việc cắt bỏ bộ phận này có nguy…

Xem chi tiết

Sỏi mật là tình trạng các muối Canxi, Cholesterol và nhiều chất độc khác kết tinh lại với nhau thành một thể rắn tồn tại ở túi mật. Theo thống kê 20% dân số có…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *