Sỏi túi mật

Sỏi túi mật là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay với tỉ lệ người mắc trên 30%. Những triệu của bệnh tuy chưa rõ ràng nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm, buộc người bệnh phải cắt bỏ túi mật. Vì vậy, cách tốt nhất để hạn chế những biến chứng trên là chủ động tìm hiểu triệu chứng để phát hiện và điều trị kịp thời.

Sỏi túi mật là gì?

Sỏi túi mật là những viên rắn chứa Cholesterol, muối mật và Canxi hình thành dưới dạng sỏi viên hoặc sỏi bùn.Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà kích thước của viêm sỏi là khác nhau, có thể bằng hạt cát, bằng quả bóng golf, mềm hoặc rắn…Thông thường, người bệnh có thể có 1 hoặc 2, 3 thậm chí là hàng chục viên sỏi trong túi mật.

soi tui mat
Hình ảnh sỏi túi mật

Theo các chuyên gia, sỏi túi mật có 2 loại chính:

  • Sỏi Cholesterol: Là loại sỏi được tạo ra chủ yếu từ các Cholesterol có trong dịch mật và thường hay gặp ở những người béo phì, phụ nữ dùng thuốc tránh thai khẩn cấp nhiều. Tại phương Tây, sỏi Cholesterol chiếm 80-85% tỉ lệ người mắc bệnh sỏi túi mật. Tuy nhiên ở Việt Nam tỉ lệ người mắc loại sỏi này chỉ chiếm 30-35%.
  • Sỏi sắc tố: Được hình thành chủ yếu do nhiễm khuẩn đường mật hoặc mắc các bệnh tán huyết, xơ gan, viêm hồi tràng,…

Triệu chứng của sỏi túi mật

Hầu hết các bệnh nhân mắc sỏi túi mật đều không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh chủ yếu tình cờ phát hiện ra bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ.Tuy nhiên, một số trường hợp khi những viên sỏi ngày càng lớn và bị kẹt trong ống dẫn mật sẽ gây hiện tượng co bóp, khó chịu. Lúc này người bệnh có thể sẽ gặp phải một vài triệu chứng sau:

  • Đau hạ sườn phải: Các cơn đau thường xuất hiện theo từng cơn, đau nhiều hoặc đau ít tùy vào tình trạng của từng người bệnh . Nhìn chung các cơn đau này thường xuất hiện ở vùng hạ sườn phải, trở lên dữ dội sau khi người bệnh ăn no hoặc ăn quá nhiều chất béo. Trong một số trường hợp đặc biệt, cơn đau có thể lan ra sau lưng và kéo dài đến vài giờ.
  • Rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà người bệnh có thể gặp khi bị sỏi túi mật gồm đầy bụng, chướng hơi, chậm tiêu, ăn không ngon miệng,…
  • Sốt: Đây được coi là triệu chứng cảnh báo sỏi túi mật đã gây ra biến chứng viêm nhiễm, làm hệ miễn dịch của cơ thể tự phản ứng và gây sốt cho người bệnh.
  • Buồn nôn và nôn: Những cơn đau kéo dài liên tục sẽ làm tăng áp lực lên ống tiêu hóa và khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn ói.
  • Vàng da, vàng mắt: Sỏi túi mật thông thường rất ít khi gây vàng da. Nhưng nếu sỏi lọt xuống ống mật, làm tắc nghẽn đường mật, thì người bệnh sẽ có triệu chứng này.
soi tui mat
Đau sườn trái là triệu chứng cơ bản của sỏi túi mật

Nguyên nhân gây ra bệnh

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn sỏi túi mật thường rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là do sự mất cân bằng của các thành phần có trong túi dịch mật, làm bộ phận này bị ứ đọng và nhiễm khuẩn. Cụ thể:

  • Túi mật chứa nhiều Cholesterol: Thông thường, túi mật sẽ có đủ hoạt chất để hòa tan Cholesterol tiết ra từ gan. Tuy nhiên trong trường hợp do gan bài tiết quá nhiều Cholesterol khiến dịch mật không đủ để hòa tan. Lượng Cholesterol dư thừa sẽ lắng đọng và hình thành lên các tinh thể, cuối cùng hình thành các viên sỏi.
  • Mật nhiều Bilirubin: Bilirubin là hoạt chất được sản xuất ngay khi hồng cầu trong cơ thể bị phá vỡ. Lượng Bilirubin dư thừa quá nhiều chính là nguyên nhân hình thành nên sỏi mật. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở những người bị các bệnh xơ gan, nhiễm trùng đường mật và một vài bệnh lý về máu khác.

Những ai dễ bị sỏi túi mật?

Sỏi túi mật có thể xảy ra ở tất cả mọi người, tuy nhiên theo các chuyên gia bệnh thường xảy ra chủ yếu ở các đối tượng sau:

  • Nữ giới: Nguyên nhân là do nội tiết tố nữ Estrogen có khả năng kích thích gan sản sinh Cholesterol và bài tiết vào trong dịch mật. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mình thành nên sỏi Cholesterol trong cơ quan này.
  • Người thừa cân, béo phì: Khi cân nặng bị dư thừa, nồng độ Cholesterol trong máu và dịch mật sẽ tăng cao. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành và phát triển sỏi mật.
  • Tuổi từ 40 trở lên: Dù chưa có nghiên cứu nhưng các số liệu thống kê đã cho thấy tuổi càng cao thì khả năng bị bệnh càng cao.
  • Người bị xơ gan: Khoảng 16,8% bệnh nhân xơ gan sẽ bị bệnh sỏi túi mật. Nguyên nhân là khi gan bị xơ, quá trình tổng hợp muối từ túi mật sẽ trở nên kém hơn, đồng nghĩa với đó là quá trình hình thành tinh thể và sỏi tại mật trở nên mạnh mẽ.
  • Những người ít vận động: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những người lười vận động, ngồi nhiều, ăn uống qua đường tĩnh mạch thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường. Do túi mật thường co bóp kém khiến dịch mật bị ứ trệ và sinh sôi.
  • Ngoài ra những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, đường ruột hoặc gia đình có tiền sử bị bệnh cũng dễ bị sỏi túi mật hơn người bình thường.
soi tui mat
Những người béo phì, thừa cân thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường

Những cách chẩn đoán căn bệnh này hiện nay?

Bên cạnh những triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán chính xác tình trạng sỏi túi mật, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Siêu âm bụng: Là phương pháp chẩn đoán sỏi túi mật qua hình ảnh, giúp đem lại khả năng chẩn đoán chính xác đến 95%. Hiện phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc, nên người bệnh có thể dễ dàng thực hiện.
  • Xét nghiệm máu: Nhờ vào kết quả xét nghiệm, các bác sĩ có thể xác định chính xác chức năng của gan cũng như lượng Cholesterol đang có trong máu. Từ đó sẽ đưa ra những phân tích, kết luận về tình trạng sỏi túi mật của bệnh nhân.
  • Chụp cắt lớp và cộng hưởng: Phương pháp này sẽ được chỉ định nếu việc chẩn đoán sỏi túi mật bằng siêu âm không thể khẳng định được.

Sỏi túi mật nguy hiểm không? Các biến chứng của bệnh

Sỏi túi mật nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:

  • Viêm túi mật: Do sỏi bị mắc kẹt trong ống dẫn mật nên nếu không được phát hiện và xử lý sớm có thể sẽ khiến túi mật bị viêm. Lâu ngày có thể phải cắt bỏ cả túi mật.
  • Tắc ống dẫn mật: Nếu thấy da đổi sang màu vàng nhạt người bệnh cần hết sức thận trọng. Bởi có thể các viên sỏi đã lọt xuống ống dẫn mật, gây tắc nghẽn và viêm nhiễm tại đây.
  • Tắc ống tụy: Nếu các viên sỏi sau khi lọt xuống đường mật di chuyển đến ngã ba ống tụy và tắc nghẽn tại đây có thể sẽ khiến người bệnh phải nhập viện vì những biến chứng nguy hại phía sau:
  • Tắc ruột do sỏi mật: Đặc biệt nguy hiểm hơn khi các viên sỏi ngày càng phát triển lớn và gây rò túi mật- tá tràng. Theo đường dò này, chúng sẽ di chuyển xuống tới ruột non và mắc kẹt tại hồi tràng, làm ngưng trệ toàn bộ quá trình tiêu hóa của người bệnh.
  • Ngoài những biến chứng nguy hiểm trên, sỏi túi mật còn có thể gây ung thư. Tuy nhiên tỷ lệ này rất hiếm gặp, nhưng cũng không được phép chủ quan.
soi tui mat
Bệnh nếu để kéo dài có thể gây tắc ống tụy

Các phương pháp điều trị sỏi túi mật hiệu quả hiện nay

Sỏi túi mật là căn bệnh khá nguy hiểm nên việc chữa trị sao cho hiệu quả là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế, tùy thuộc vào triệu chứng, kích thước và tình trạng sỏi của mỗi người mà các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là những cách điều trị sỏi túi mật hiệu quả, được nhiều áp dụng nhất hiện nay.

Điều trị bằng tây y

Đây được coi là phương pháp điều trị sỏi túi mật hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp này thường cho hiệu quả nhanh, thích hợp với những trường hợp chức năng túi mật còn tốt, chưa có biến chứng. Tuy nhiên, giống như con dao 2 lưỡi, các biện pháp Tây y thường tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ. Do vậy khi tiến hành phương pháp này người bệnh nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để thực hiện.

  • Sử dụng thuốc: Đối với những trường hợp bị sỏi Cholesterol, kích thước nhỏ hơn 1,5 cm và chưa bị vôi hóa, các bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh dùng Acid Ursodeoxycholic. Tuy nhiên khi sử dụng loại thuốc này người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Thậm chí còn có thể gây tái phát sỏi sau 3-5 năm dùng thuốc.
  • Dùng tia laser: Đây là phương pháp điều trị giúp bảo tồn và hạn chế tối đa tác dụng phụ với túi mật. Thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để làm tan viên sỏi. Dù cho hiệu quả nhanh, ít đau đớn nhưng phương pháp này chỉ thích hợp cho những bệnh nhân còn khoảng 40% chức năng co bóp của túi mật và không xuất hiện Polyp,..
  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này thường được chỉ định cho những người bị sỏi túi mật từ 6mm trở lên. Trước hết các bác sĩ sẽ tiến hành rạch trên thành bụng khoảng 3-4 vết với đường kính từ 0,5-1cm. Sau đó đưa dụng cụ nội soi vào sâu bên trong rồi tiến hành cắt túi mật. Thông thường mỗi ca mổ sỏi mật thường khoảng 15-30 phút và mất 1-2 ngày theo dõi.

Cách chữa bệnh sỏi túi mật bằng biện pháp dân gian

Trong trường hợp bệnh còn ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tìm đến các bài thuốc dân gian, sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nhà để đảm bảo sự an toàn, lành tính cho sức khỏe.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, việc áp dụng các mẹo vặt dân gian này mặc dù rất hữu ích nhưng vẫn tồn tại rất nhiều mặt hạn chế như: Tác dụng chậm, phụ thuộc vào cơ địa mỗi người cũng như chưa có cơ sở khoa học. Một số mẹo vặt giúp điều trị hiệu quả bệnh sỏi túi mật như:

Dùng đu đủ:

  • Công dụng: Các nghiên cứu đã chỉ ra nhựa quả đu đủ xanh chứa rất nhiều Enzyme có khả năng phân hủy protein, rất hữu ích cho quá trình tán sỏi.
  • Cách làm: Lấy 1 quả đu đủ xanh, rửa sạch, để nguyên vỏ. Sau khi loại bỏ hết hạt, thì cho thêm chút muối, đem đi hấp cách thủy khoảng 20 phút. Ăn trực tiếp khi đu đủ còn nóng, mỗi ngày ăn 1 quả, áp dụng liên tục trong 7 ngày.

Dùng quả sung:

  • Công dụng: Sung có chứa rất nhiều các hoạt chất có ích cho quá trình tán sỏi, tăng dịch mật như: Glucozo, Saccarozo, Quinic acid cùng một số nguyên tố vi lượng khác.
  • Cách làm: Lây 250g sung tươi đi rửa sạch, cho lên chảo sao nóng rồi cho vào ấm sắc cùng 4 bát nước. Bật lửa nhỏ đến khi nước trong ấm còn khoảng 1 bát thì tắt bếp, chắt nước uống làm 2 lần/ ngày.

Dùng rau ngổ:

  • Công dụng: Bổ sung rau ngổ đúng cách sẽ giúp cân bằng các thành phần trong cơ thể đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa tốt. Nhờ vậy mà hạn chế được tối đa nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật.
  • Cách thực hiện: Lấy 100g rau ngổ cho vào xay nhuyễn cùng 50ml nước ấm. Chắt nước, bỏ ra, thêm một chút mật ong và uống vào buổi sáng.
soi tui mat
Dùng đu đủ thường xuyên có thể giúp quá trình làm tan sỏi diễn ra thuận lợi hơn

Sỏi túi mật nên ăn gì, kiêng gì để chóng khỏi?

Ngoài việc sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị phù hợp người bệnh sỏi túi mật cũng nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Theo các chuyên gia, việc tăng cường bổ sung những thực phẩm dưới đây sẽ giúp quá trình điều trị bệnh sớm đạt kết quả như mong muốn.

  • Những đồ ăn giàu chất xơ sẽ giúp kích thích quá trình đào thải Cholesterol trong túi mật, hạn chế nguy cơ hình thành sỏi.
  • Bổ sung nhiều thịt nạc để giảm bớt gánh nặng co bóp cho túi mật.
  • Ăn nhiều rau xanh hoặc hoa quả giàu vitamin A như: Táo, bưởi, dưa hấu để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm tại túi mật.
  • Ngoài ra các chuyên gia cũng chỉ ra việc bổ sung thường xuyên các loại đậu bắp, đậu đỗ, củ cải đường và thực phẩm lên men cũng rất tốt cho quá trình đào thải sỏi mật.

Bên cạnh những thực phẩm cần tăng cường bổ sung thì người bệnh cũng cần tránh xa những loại đồ ăn sau:

  • Đồ ăn chứa chất tạo sỏi như trứng, sữa có thể sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng sỏi túi mật ở người bệnh.
  • Thực phẩm giàu đạm và Cholesterol cũng là nguyên nhân khiến căn bệnh này trở lên nguy hiểm hơn.
  • Bên cạnh đó, người bệnh còn cần phải hạn chế rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích có hại cho gan và mật.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên cắt giảm lượng tinh bột và các gia vị chua, cay, mặn khiến đường tiêu hóa bị kích ứng.
soi tui mat
Hạn chế đồ cay nóng khi đang điều trị bệnh sỏi túi mật

Các biện pháp phòng ngừa

Là một căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, nhưng sỏi túi mật hoàn toàn có thể phòng ngừa, hạn chế bằng các biện pháp sau:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp quá trình bài tiết ở thận cũng như túi mật được hiệu quả.
  • Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để cơ thể luôn khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
  • Ăn uống đủ bữa, đủ chất để quá trình co bóp của túi mật không bị gián đoạn, tránh dịch mật dư thừa, tăng nguy cơ bị bệnh.
  • Chủ động tới bệnh viện nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ như: Tiểu khó, đau bụng, buồn nôn,…
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên nhằm sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh sỏi túi mật. Hy vọng thông qua bài viết người bệnh sẽ có thêm kiến thức để sớm nhận biết và điều trị hiệu quả nếu bản thân có nguy cơ bị bệnh.

Cắt túi mật nội soi hiện nay đang là phương pháp y học hiện đại nhất được ứng dụng để điều trị bệnh sỏi túi mật. Vậy việc cắt bỏ bộ phận này có nguy…

Xem chi tiết

Mổ sỏi mật là biện pháp can thiệp ngoại khoa trong điều trị sỏi mật. Tuy là thủ thuật đơn giản nhưng mổ sỏi túi mật (bao gồm cả mổ mở và mổ nội soi)…

Xem chi tiết

Mổ sỏi mật ở bệnh viện Bình Dân có tốt không, giá bao nhiêu và quy trình thực hiện như thế nào đều là những thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi có nhu cầu…

Xem chi tiết

Mổ polyp túi mật có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Mặc dù là cách điều trị được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện nhưng vẫn không ít người…

Xem chi tiết

Sỏi mật là tình trạng các muối Canxi, Cholesterol và nhiều chất độc khác kết tinh lại với nhau thành một thể rắn tồn tại ở túi mật. Theo thống kê 20% dân số có…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *