Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ y tế chứng nhận

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Đối với mỗi hồ sơ bệnh án sẽ có phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế riêng do có đặc điểm bệnh trạng khác nhau. Phác đồ chuẩn sẽ giúp người bệnh nhanh chóng chấm dứt các cơn đau, cũng như giúp cho họ có niềm tin thoát khỏi bệnh tật. Cùng tham khảo các phác đồ điều trị thường được chỉ định sau đây.

Nguyên tắc và mục đích phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế

Theo khảo sát từ Bộ Y tế, có tới hơn 90% số ca mắc viêm loét dạ dày tá tràng có nguyên nhân do khuẩn Hp gây ra. Do đó, đa phần các phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế đều ưu tiên tiêu diệt khuẩn Hp dạ dày. Tuy nhiên, để đảm bảo được hiệu quả điều trị, các phác đồ điều trị viêm dạ dày cần đảm bảo được một số các nguyên tắc và mục tiêu điều trị như sau:

phac do dieu tri loet da day ta trang bo y te
Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế cần đảm bảo nhiều nguyên tắc

Về nguyên tắc điều trị

  • Dựa trên các biểu hiện bệnh, tổn thương được xác định nhờ các phương pháp chẩn đoán kết hợp với cơ sở bệnh lý để tìm ra nguyên nhân gây bệnh: Stress, xoắn khuẩn, HP hoặc tăng tiết HCl,…
  • Phải ổn định, cải thiện, phục hồi chức năng của dạ dày, tái tạo lại những thương tổn ở niêm mạc dạ dày, đồng thời loại trừ các biến chứng bệnh đi kèm.
  • Người bệnh tuyệt đối tuân thủ phác đồ chữa viêm dạ dày, tá tràng, cách dùng thuốc trong phác đồ theo đúng khuyến cáo từ bác sĩ điều trị.

Về mục đích

  • Giảm nhanh và lâu dài các triệu chứng của bệnh, gảm yếu tố gây loét và tăng cường các yếu tố bảo vệ.
  • Tiêu diệt, loại trừ tận gốc vi khuẩn HP đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có tìm thấy khuẩn HP.
  • Phục hồi và bảo vệ niêm mạc dạ dày, thúc đẩy tái sinh niêm mạc tổn thương.
  • Phòng và chống các nguyên nhân gây bệnh quay trở lại gây bệnh.

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng có khuẩn Hp

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày cũng như các cơ quan tiêu hóa khác. Do vậy, người bệnh cần được áp dụng phác đồ loét dạ dày phù hợp để ngăn chặn các thương tổn lây lan. Dưới đây là các phác đồ điều trị mới nhất của Bộ Y tế dành cho người bị loét dạ dày có khuẩn hp.

Phác đồ điều trị kết hợp 3 thuốc

Mỗi bệnh nhân cần có phác đồ điều trị khác nhau để việc áp dụng điều trị bệnh đạt được những hiệu quả tốt nhất. Phác đồ điều trị kết hợp 3 thuốc này phù hợp với các trường hợp bệnh như sau:

Đối tượng áp dụng

  • Người bệnh mới khởi phát bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có khuẩn Hp lần đầu.
  • Người bệnh thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung, vì tỉ lệ kháng clarithromycin của bệnh nhân ở 2 khu vực này thấp hơn so với bệnh nhân khu vực miền Nam. Do đó, việc áp dụng phác đồ này sẽ đem lại kết quả cao hơn.

Sử dụng thuốc Tây

Nhóm 3 loại thuốc đặc trị trong phác đồ đều có công dụng chính là tiêu diệt khuẩn Hp, kích thích tiêu hóa và không gây tăng lượng axit dịch vị. Nhờ đó, nồng độ axit trong dạ dày sẽ được cân bằng, giúp giảm nhanh các những triệu chứng đau của bệnh.

Dưới đây là hai đơn thuốc được bác sĩ kê phổ biến nhất mà người bệnh có thể tham khảo:

Đơn thuốc số 1:

  • Thuốc Amoxicillin : Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1g, sau khi ăn;
  • Thuốc Clarithromycin : Ngày uống 2 lần, mỗi lần 500mg, sau khi ăn;
  • Thuốc PPI – Omeprazole: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, uống trước khi ăn 30 phút.

Đơn thuốc số 2:

  • Thuốc PPI: Uống tương tự như trên.
  • Thuốc Amoxicillin: Uống tương tự như trên.
  • Metronidazole 250mg: Uống không quá 750ml/ ngày, dùng trong hoặc sau khi ăn.

Thời gian dùng: Từ 1 đến 2 tuần, tùy thuộc vào từng thể bệnh. Trong trường hợp người bệnh dùng thuốc không thấy tác dụng hoặc chưa hết triệu chứng sau 14 ngày thì cần tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để có thể có hướng điều trị phù hợp nhất.

Tác dụng phụ: Tùy vào cơ địa và cách sử dụng của từng bệnh nhân mà thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ khác nhau. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc đó là: Đau bụng, buồn nôn, đau đầu, choáng váng, khó hấp thụ một số chất và vitamin.

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế kết hợp 4 loại thuốc

Nếu phác đồ điều trị kết hợp 3 bài thuốc có giúp cơ thể hồi phục được khoảng 85% thì phác đồ 4 loại thuốc này sẽ có thể loại bỏ đến 90% nguyên căn của bệnh.

phac do dieu tri loet da day ta trang bo y te
Phác đồ điều trị 4 loại thuốc của Bộ Y tế có thể loại bỏ hầu hết các tác nhân gây bệnh

Đối tượng sử dụng

  • Bệnh nhân đã từng có tiền sử điều trị bệnh liên quan đến khuẩn HP.
  • Người bị loét dạ dày tá tràng sử dụng phác đồ điều trị kết hợp 3 loại thuốc không hiệu quả.
  • Bệnh nhân bị loét dạ dày đã sử dụng thuốc macrolid.

Sử dụng thuốc Tây

Phác đồ kết hợp 4 loại thuốc có hiệu quả khá cao, tuy nhiên người bệnh không được tự ý sử dụng. Bởi các loại thuốc đều có hàm lượng dược chất cao, nếu sử dụng sai cách sẽ gây ra những nguy hiểm lớn. Dưới đây là hai đơn thuốc được bác sĩ kê phổ biến nhất mà người bệnh có thể tham khảo:

Đơn thuốc số 1:

  • Thuốc PPI  – Omeprazole: Dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên trước ăn 30 phút.
  • Thuốc Tetracyclin: Uống 4 lần/ngày, mỗi lần  500mg sau khi ăn.
  • Thuốc Metronidazol: Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 500mg, sau khi ăn.
  • Thuốc Bismuth: Uống 4 lần/ngày, mỗi lần 120mg, trước khi ăn cơm.

Đơn thuốc số 2:

  • Thuốc PPI: Cách dùng tương tự như trên.
  • Thuốc Amoxicillin: Uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 1000mg, dùng sau ăn.
  • Thuốc Clarithromycin: Uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 500mg, sau khi ăn.
  • Thuốc Metronidazol: Cách dùng tương tự như trên.

Thời gian dùng: Từ 1 – 2 tuần, tùy thuộc vào thể bệnh của mỗi người. Trong trường hợp người bệnh dùng thuốc sau tối đa 14 ngày không thấy tác dụng hoặc chưa hết triệu chứng thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ phù hợp hơn.

Tác dụng phụ: Phác đồ điều trị đau dạ dày này dành cho người có triệu chứng nặng với liều lượng cao nên khả năng gặp phải tác dụng phụ cũng cao hơn. Một số vấn đề bệnh nhân có thể gặp phải khi dùng thuốc đó là: cơ thể mệt mỏi, thấy tinh thần không minh mẫn,…

phac do dieu tri loet da day ta trang bo y te
Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nối tiếp của Bộ Y tế

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế nối tiếp là phác đồ điều trị mới nhất, với ưu điểm là lộ trình sử dụng ngắn hơn, hiệu quả nhanh hơn.

Đối tượng áp dụng

Dành cho người bệnh có triệu chứng nặng, đã từng sử dụng các phác đồ điều trị khác nhưng không hiệu quả.

Sử dụng thuốc Tây

Phác đồ điều trị loét dạ dày mới nhất này rất đặc biệt. Người bệnh chỉ cần sử dụng thuốc theo mốc 5 ngày, cụ thể như sau:

Trong 5 ngày đầu:

  • Thuốc Amoxicillin: Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1000mg sau khi ăn.
  • Thuốc PPI  – Omeprazole: 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 viên, uống trước khi ăn.

Trong 5 ngày sau:

  • Thuốc PPI  – Omeprazole: Sử dụng liều dùng như trên.
  • Thuốc Tinidazole: Uống 2 viên/ngày, mỗi lần 500mg, dùng sau khi ăn.
  • Thuốc Clarithromycin: Uống 2 viên/ngày, mỗi lần 500mg sau ăn.

Thời gian dùng thuốc: Trong khoảng 10 ngày.

Tác dụng phụ: Trong thời gian áp dụng phác đồ, người bệnh có thể đối mặt với một số biểu hiện khó chịu như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, sụt cân,…

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng không có Hp của Bộ Y tế

Với những người bệnh có dấu hiệu viêm loét dạ dày nhẹ và không tìm thấy khuẩn HP trong dạ dày sẽ được các bác sĩ chỉ định điều trị theo phác đồ nhóm này. Dưới đây là ba phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế khá đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao.

Điều trị không dùng thuốc

Thông thường, với bệnh nhân mới khởi phát bệnh chỉ gặp những triệu chứng nhẹ thì không nhất thiết phải dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, để nhanh chóng phục hồi chức năng cho dạ dày tá tràng thì người bệnh cần phải tuân thủ các yêu cầu trong phác đồ ăn uống, sinh hoạt như:

  • Không ăn món ăn nhiều gia vị, chua cay, nóng hoặc dùng các chất kích thích (bia rượu, thuốc lá).
  • Ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá no, ăn quá nhanh, hoặc quá muộn, không ăn trái cây ngay sau khi ăn, uống nhiều nước khi đã ăn no vì sẽ tăng áp lực lên dạ dày, gây khó tiêu hóa và các tổn thương cho niêm mạc dạ dày.
  • Nên bổ sung thực phẩm trung hòa nhanh axit dạ dày như: Sữa (không đường là tốt nhất), yến mạch, bánh mì, khoai lang, khoai tây,…
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, loại bỏ căng thẳng, áp lực, thường xuyên thư giãn, giải tỏa tinh thần để dạ dày không bị ảnh hưởng.
phac do dieu tri loet da day ta trang bo y te
Tuân thủ nguyên tắc tránh ăn thực phẩm cay nóng để bảo vệ dạ dày

Điều trị sử dụng thuốc

Với các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng do lạm dụng thuốc Corticoid, thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phác đồ điều trị này. Cụ thể như sau:

Dùng thuốc ức chế bơm Proton

  • Thuốc Omeprazole: Dùng 20mg mỗi ngày, trước khi ăn 30 phút.
  • Thuốc Lansoprazole: Dùng 1 lần tương đương với 15mg mỗi ngày.

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc trong 4 tuần. Tuy nhiên đối với trường hợp viêm dạ dày mãn tính có biến chứng thì người bệnh có thể phải dùng với liều lượng lớn hơn và tăng thời gian uống từ 6 – 8 tuần.

Dùng thuốc đối kháng H2 chữa loét dạ dày tá tràng

  • Cimetidine: Uống 2 lần/ ngày.
  • Ranitidine: Uống 2 lần/ ngày, tương ứng 300mg/ lần.
  • Famotidin: Uống 40mg/ lần, mỗi ngày chỉ uống 1 lần trước khi ngủ tối.

Thời gian uống thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý với người bệnh viêm loét dạ dày không biến chứng thì không nên sử dụng nhóm thuốc này.

Thuốc trung hòa Axit dạ dày

  • Thuốc Aluminum Hydroxit : Ngày uống 3 lần trước ăn 30 phút.
  • Thuốc Magie Hydroxit: Ngày uống 3 lần trước 3 bữa chính.

Thời gian dùng thuốc thực hiện theo chỉ định chuyên khoa của từng trường hợp bệnh.

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ruột dự phòng tái phát

Các trường hợp người bệnh đã từng điều trị dự phòng biến chứng loét dạ dày hoặc loét có biến chứng, thì bác sĩ thường đưa ra phác đồ điều trị này để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh tái phát. Các loại thuốc chính gồm:

  • Cimetidin hoặc Ranitidine: Uống từ 400 – 800mg/ lần, ngày uống 1 lần.
  • Nizatidine: Ngày uống 1 lần tương ứng với khoảng 150 – 300mg.
  • Famotidine: Uống từ 20 – 40mg trước khi ngủ.

LIÊN HỆ – CHUYÊN GIA “MÁCH” PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH DỨT ĐIỂM

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Những lưu ý khi thực hiện phác đồ điều trị viêm dạ dày của Bộ Y tế

Các phác đồ điều trị loét dạ dày mặc dù được điều chỉnh phù hợp với từng trường hợp bệnh, nhưng tác dụng và tính an toàn của chúng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, trong quá trình chữa bệnh, bệnh nhân cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống khi bị đau dạ dày: Ăn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa (cơm dẻo, món từ thịt lợn nạc, gà, vịt,  tôm, cá,…), thực phẩm tươi ngon và đảm bảo vệ sinh, bổ sung thêm nhiều rau xanh, các vitamin tự nhiên, chất khoáng và nước.
  • Tuân thủ lối sinh hoạt khoa học: Ăn đúng và đủ bữa, không ăn trước khi ngủ, ăn chín uống sôi, rèn luyện cơ thể thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng.
  • Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ trong phác đồ, không tự ý dừng hoặc thay đổi thuốc.
  • Nếu cơ thể gặp biểu hiện lạ khi áp dụng các phác đồ điều trị hoặc dùng thuốc theo đúng chỉ định nhưng không có tác dụng, người bệnh nên ngừng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ điều trị để được hỗ trợ tốt nhất.

Trên đây là các phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế mà người bệnh có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp mọi người tìm ra được phương hướng chữa trị phù hợp cũng như tìm được địa chỉ khám chữa uy tín để kịp thời đánh bay nỗi lo loét dạ dày tá tràng.

Viêm dạ dày là một căn bệnh mà khá nhiều người mắc phải do chế độ sinh hoạt không điều độ. Khi trong gia đình có người thân bị đau dạ dày thì "viêm dạ…

Xem chi tiết

Bệnh án viêm dạ dày chính là hồ sơ lưu trữ tất tần tật mọi thông tin về bệnh lý đường tiêu hóa. Nhờ có hồ sơ này mà người mắc viêm dạ dày sẽ…

Xem chi tiết

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày khoa học là yếu tố tiên quyết giúp người bệnh nhanh hồi phục. Dù vậy, nhiều người vẫn còn chủ quan và cho rằng chỉ cần…

Xem chi tiết

Viêm dạ dày là một bệnh lý thường gặp hiện nay ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Người bệnh gặp phải rất nhiều triệu chứng có mức độ nặng nhẹ khác nhau…

Xem chi tiết

Viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày ở trẻ em ngày nay đã trở nên phổ biến hơn nên không ít phụ huynh lo lắng. Bệnh này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe…

Xem chi tiết

Bình luận (59)

  1. Phương Nga Nguyễn says: Trả lời

    Tt nnyv này nhập thuốc từ đâu ấy nhở? Tôi vẫn thường sợ thuốc đông y vì nó có nguồn gốc xuất xứ tạp nham không rõ ràng rành mạch lắm mà giá thì lại thường cao lắm đây

    1. Nhất Nam Y Viện says:

      Chào bạn Phương Nga Nguyễn!
      Cảm ơn bạn đã quan tâm bài thuốc của Trung tâm. Là đơn vị xây dựng theo mô hình của Thái Y Viện triều Nguyễn, chúng tôi luôn kiên trì với định hướng về gìn giữ, phát triển y học cổ truyền dân tộc, tôn vinh giá trị nam dược trị nam nhân.
      Do đó, đơn vị cũng luôn ưu tiên, lựa chọn sử dụng nguồn nam dược sạch, đạt tiêu chuẩn GACP trong các bài thuốc. Thảo dược được đơn vị lựa chọn từ các vườn thảo dược trồng theo tiêu chuẩn GACP – WHO và nhập chủ yếu từ Công ty cổ phần dược Trung ương MEDIPLANTEX. Nhờ vậy thảo dược đảm bảo chất lượng, dược tính và an toàn.
      Mời bạn đến Trung tâm để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và đưa ra liệu trình phù hợp.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 024 8585 1102 hoặc inbox Fanpage https://www.facebook.com/NHATNAMYVIEN1102/ nhé.
      Thông tin đến bạn!

    2. Hồ Quý says:

      Đặt thuốc đông y bên tt đây giao về tận nhà có mất thêm phí ship gì hay không mọi người?

    3. Thanh Thương says:

      Không đâu, bên này họ không có để bệnh nhân thanh toán phí ship đâu, họ hỗ trợ hết luôn đó. Mình ở Sài Gòn, đặt thuốc từ Hà Nội gửi vào nhưng mà cũng chỉ cần thanh toán tiền thuốc thôi không có cần ship gì cả

  2. Minh Ngọc says: Trả lời

    Mấy xị em có biết cách nào ăn uống cho có dinh dưỡng tránh bị ảnh hưởng đến bệnh làm bệnh nặng nề hơn không, như là cần kiêng gì khi mà bệnh viêm loét dạ dày tá tràng này ấy

    1. Trần Thị Mẫn Tiệp says:

      Gì chứ bệnh chi mk thấy cũng cần thiết phải kiêng cữ hết ấy chứ chẳng nói riêng gì bệnh viêm loét dạ dày tá tràng này.

    2. Dương Thái Vân says:

      Cái bệnh dạ dày này có di truyền không thế các bác?? T đọc trên mạng mà nhiều khi T hoang mang cực nhé, chổ bảo có di truyền nhưng trang thì lại bảo không, chả biết đâu mà lầnnn

    3. Huỳnh Diệp says:

      Bệnh này có di truyền đấy, những người trong gia đình của bác cùng huyết thống với bác mà bị dạ dày thì khả năng bác cũng bị dạ dày cao hơn một nửa rồi, mà cá nhân tôi thấy nếu như mà

  3. Thiên Ân says: Trả lời

    Ở Ninh Bình có quầy thuốc hay là cái chi nhánh nào của trung tâm nhất nam y viện đây không? Tôi muốn tìm hiểu đến thăm khám mua thuốc

    1. Nhất Nam Y Viện says:

      Chào bạn Thiên Ân!
      Rất tiếc hiện Trung tâm chưa phân phối bài thuốc này đến các quầy thuốc tại Ninh Bình mà chỉ có cơ sở tại số 16, ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
      Trong trường hợp bạn không tiện để qua Trung tâm thăm khám trực tiếp, chỉ cần bạn liên hệ số hotline Trung tâm và cung cấp thông tin liên quan đến tình trạng bệnh và vấn đề bạn đang gặp phải, sẽ có bác sỹ tư vấn hỗ trợ giúp bạn nhé.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 024 8585 1102 hoặc inbox Fanpage https://www.facebook.com/NHATNAMYVIEN1102/ nhé.
      Thông tin đến bạn!

    2. Huỳnh Tráng Phượng says:

      Không biết có bác nào dùng bài thuốc nhất nam bình vị khang chưa? Thuốc có thật sự tốt không, tôi cũng muốn dùng nhưng sợ không tốt như review mà tôi hay đọc ở trên mạng

    3. Nguyễn Thị Ngọc Linh says:

      Này thì bác yên tâm được nhé, t đang dùng thấy ổn lắm đấy bác, ban đầu thì uống chưa quen còn thấy lâu lắc so với thuốc tây nhưng mà sau dùng quen rồi thì lại thấy bài thuốc tốt hẳn. Nó hiệu quả theo từng ngày, phần bụng dưới của t đã không còn bị đau rát nữa rồi

    4. Lê Minh Trị says:

      Đc đó e ơi! Đợt nọ e ck của c bị dạ dày trong lúc đang bầu được 4 tháng cũng có sang bên trung tâm NNYV đây thăm khám, bác sĩ họ vẫn kê thuốc cho nó uống như b.thường. Chỉ có điều cần sang cho bác sĩ họ thăm khám kĩ càng vì bầu bì muốn uống gì cũng cần thận trọng hết sức có thể e nhé, vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi trng bụng. E có thể bấm vào đây đọc thêm này, đợt c tìm hiểu về thuốc này thấy cũng hay nên có note lại đây này e https://nhatnamyvien.com/nhat-nam-binh-vi-khang-phu-hop-benh-nhan-nao-50471.html

    5. Nga Phan says:

      Viêm loét dạ dày tá tràng khi đang mang thai thì có thẻ dùng cái bài thuốc bình vị khang không? Tôi muốn dùng để cải thiện tình trạng sức khỏe của tôi đây nhưng chung cũng sợ đang bầu chưa dùng được

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *