Tán sỏi thận bằng lazer là gì? Ưu, nhược điểm và quy trình thực hiện

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Xu hướng điều trị sỏi thận hiện nay là sử dụng các biện pháp điều trị ít xâm lấn để đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả. Trong đó, tán sỏi thận bằng lazer là kỹ thuật hiện đại, ưu việt và đang dần trở thành phương pháp điều trị chính cho người mắc bệnh. Bài viết dưới đây xin cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc về kỹ thuật mới này.

Tán sỏi thận bằng lazer là gì? Đối tượng

Sỏi thận là tình trạng các muối và khoáng chất lắng đọng lại trong thận, gây đau đớn cho người bệnh. Có nhiều biện pháp Tây y dùng để điều trị bệnh, như dùng thuốc làm tan sỏi thận, phẫu thuật mổ mở, nội soi tán sỏi thận bằng lazer…Trong đó, tán sỏi thận bằng lazer là biện pháp hiện đại nhất.

Tán sỏi thận bằng lazer là phương pháp sử dụng tia lazer thay dao mổ trong phẫu thuật. Dưới tác dụng của chùm tia lazer có năng lượng cao, các viên sỏi sẽ bị “bắn vỡ”, tạo thành các mảnh sỏi nhỏ hơn. Sau đó, các mảnh sỏi này được lấy khỏi cơ thể bằng kỹ thuật nội soi, hoặc tự thải ra ngoài theo nước tiểu của người bệnh.

tan soi than bang laser
Tán sỏi bằng tia lazer là biện pháp ít xâm lấn và có hiệu quả

Hiện nay tán sỏi bằng lazer được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Sỏi thận và sỏi niệu quản có kích thước lớn từ 0,6 đến 3 cm.
  • Sỏi thận có kích thước nhỏ (<0,5 cm): Trước đó đã có điều trị bằng thuốc nhưng không cải thiện được tình trạng bệnh.
  • Sỏi ở các vị trí sâu bên trong cơ thể. Hoặc sỏi nằm ở những đoạn cao, như ở ⅓ niệu quản trên, không thể mổ mở để lấy ra.
  • Sỏi còn sót lại, chưa được lấy ra hết sau phẫu thuật mở.
  • Các trường hợp không thể tiến hành tán sỏi thận qua da như: Người mắc bệnh về tim, trẻ em nhẹ cân (< 30kg), người thừa cân nặng hơn 135kg, người mắc hội chứng thận hình móng ngựa…
  • Người mắc sỏi thận kèm theo một bệnh lý liên quan đến tiết niệu khác. Trong đó, khi điều trị bệnh lý này có tiến hành nội soi thận.
tan soi than bang laser
Tán sỏi thận bằng lazer được chỉ định tùy vào trường hợp cụ thể

Tán sỏi thận bằng lazer có hiệu quả trong đa số trường hợp bị sỏi thận. Nhưng có một số trường hợp bị chống chỉ định sử dụng phương pháp này như sau:

  • Người bệnh viêm đường tiết niệu nhưng quá trình điều trị chưa bước vào giai đoạn ổn định.
  • Người bệnh mắc các chứng rối loạn đông máu, có thời gian chảy máu kéo dài. Người đang dùng các thuốc chống đông máu để điều trị bệnh khác như Clopidogrel, Heparin…
  • Nam giới bị hẹp đường tiết niệu bẩm sinh.
  • Người suy thận nặng giai đoạn cuối.

Quy trình thực hiện tán sỏi thận bằng lazer

Kỹ thuật tán sỏi thận bằng lazer là kỹ thuật mới, chỉ có phẫu thuật viên đã được đào tạo mới được tiến hành. Ngoài bác sĩ chuyên khoa ngoại tiết niệu, ca phẫu thuật cần có sự tham gia phối hợp của các nhân viên y tế chuyên ngành gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh…

Phương pháp này thường tiến hành khá nhanh. Trung bình mất khoảng nửa giờ cho một ca phẫu thuật và thêm khoảng 15 phút tiến hành hậu phẫu. Quy trình tán sỏi thận ngược dòng bằng lazer thường gồm các bước sau đây:

  • Gây tê tủy sống cho bệnh nhân. Lượng thuốc gây tê được tính toán dựa theo cân nặng của người bệnh. Bác sĩ gây tê là người chịu trách nhiệm tiến hành bước này.
  • Bệnh nhân được đặt ở tư thế sản khoa. Các bác sĩ sẽ đặt ống soi niệu quản vào lỗ tiểu, rồi đưa lên bàng quang qua niệu quản. Toàn bộ quy trình này được các bác sĩ giám sát thông qua một máy quay nhỏ ở đầu dây dẫn.
  • Tại vị trí phù hợp, các bác sĩ sẽ bật máy để bắt đầu dùng lazer để tán sỏi trong cơ thể. Tán sỏi đến khi các sỏi lớn đã được vỡ vụn hết.
  • Các sỏi nhỏ sẽ được lấy ra khỏi cơ thể thông qua ống soi nội quản. Các mảnh vụn còn thừa sẽ được thải ra theo nước tiểu.
  • Tiến hành đặt sonde JJ hoặc các ống dẫn lưu khác từ thận xuống bàng quang. Tại đây tiếp tục đặt một sonde dẫn lưu.
  • Rút ống soi niệu quản và tiến hành hậu phẫu. Sonde bàng quang sẽ được rút ra sau ca phẫu thuật từ 3 đến 5 ngày.
tan soi than bang laser
Ca tán sỏi thận bằng lazer thường rất nhanh, diễn ra trong khoảng 1 giờ đồng hồ

Trong một số trường hợp, người bệnh được tiến hành tán sỏi thận qua da đường hầm bằng tia lazer. Trong đó, người bệnh sẽ bị rạch khoảng 1cm da vùng lưng hoặc eo. Qua lỗ rạch, các bác sĩ đưa thiết bị nội soi qua da. Các bước sử dụng lazer tiếp theo được tiến hành tương tự quy trình ở trên.

Ưu, nhược điểm của phương pháp tán sỏi thận bằng lazer

Trước đây, muốn loại bỏ sỏi thận chỉ có thể tiến hành các cuộc phẫu thuật mổ mở. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều nhược điểm như gây đau đớn và nguy hiểm cho người bệnh. Kỹ thuật tán sỏi thận bằng lazer ra đời đã thay thế kỹ thuật cũ, bởi nó có nhiều ưu điểm nổi trội.

Ưu điểm

Phương pháp tán sỏi thận bằng lazer có rất nhiều ưu điểm như:

  • Tán được tất cả các loại sỏi, kể cả các sỏi có kích thước lớn đến 30mm.
  • Đảm bảo loại bỏ hoàn toàn sỏi khỏi cơ thể, bao gồm cả sỏi nằm ở vị trí sâu trong cơ thể.
  • Phẫu thuật nhanh (khoảng nửa tiếng), không quá phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro như mổ mở.
  • Trong và sau quá trình phẫu thuật, người bệnh không bị đau đớn như khi phẫu thuật mở.
  • Sau khi phẫu thuật, người bệnh dễ dàng phục hồi chỉ sau thời gian ngắn. Người bệnh có thể đi lại, hoạt động vài giờ sau khi tán sỏi. Nếu hồi phục tốt, có thể xuất viện ngay ngày hôm sau.
  • Bảo vệ đường tiết niệu khỏi các thương tổn có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Do đó, gần như rất hiếm xuất hiện các biến chứng sau phẫu thuật như viêm nhiễm, xuất huyết…
  • Không để lại sẹo trên da của người bệnh. Kể cả khi tiến hành tán qua da đường hầm bằng tia lazer cũng chỉ để lại sẹo ngắn chưa đến 1cm.
tan soi than bang laser
Tán sỏi thận bằng lazer không để lại sẹo trên da người

Nhược điểm

Tuy nhiên, phương pháp tán sỏi thận bằng lazer không phải là ưu việt hoàn toàn. Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa khắc phục được hết các nhược điểm của phương pháp điều trị này:

  • Đa số các trường hợp tán lần đầu chưa loại bỏ được hoàn toàn sỏi. Phải tiến hành lần thứ 2 mới hết.
  • Một số trường hợp không thể tiến hành tán sỏi bằng lazer như người hẹp niệu đạo, đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn…
  • Có thể gặp biến chứng sau phẫu thuật như niệu quản bị thủng do tia lazer bắn nhầm, người bệnh có máu trong nước tiểu,… Tuy vậy, các trường hợp này rất hiếm gặp.

Lưu ý trong chế độ chăm sóc người mới tán sỏi thận bằng lazer

Điều trị tán sỏi thận bằng lazer có hiệu quả hay không, còn phụ thuộc rất lớn vào quá trình hậu phẫu. Người mới tán sỏi cần được chăm sóc chu đáo và cẩn thận.

  • Người bệnh cần uống nhiều nước để vụn sỏi nhanh di chuyển qua niệu quản và ra ngoài theo nước tiểu.
  • Khẩu phần ăn cho người bệnh cần có đầy đủ chất dinh dưỡng. Chú ý bổ sung nhiều rau xanh, trái cây…nhằm nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
  • Người bệnh cần hạn chế ăn thịt cá, tôm, nước mắm, lòng mề, nội tạng động vật… Bởi các loại thực phẩm này chứa nhiều purin, là tác nhân gây ra sỏi thận trong cơ thể.
  • Khu vực mổ đặt đường hầm tán sỏi cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh gây nhiễm trùng.
  • Nếu đặt sonde JJ ở bàng quang thì khi đi tiểu có thể nước tiểu có màu đỏ.
  • Một số trường hợp sau khi tán sỏi, người bệnh có các dấu hiệu bất thường. Lúc này cần thông báo ngay cho bác sĩ biết để xử lý kịp thời.
  • Người bệnh cần đến tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo toàn bộ sỏi đã được loại bỏ. Thông thường sẽ là sau 1 tháng kể từ ngày tiến hành tán sỏi bằng lazer.
tan soi than bang laser
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ đặc biệt quan trọng

Tán sỏi thận bằng lazer ở đâu uy tín chất lượng

Mặc dù tán sỏi thận sử dụng tia lazer là phương pháp an toàn, nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra biến chứng. Để hạn chế sự xuất hiện của các biến chứng này, người bệnh cần lựa chọn các cơ sở y tế tán sỏi uy tín và chất lượng để thực hiện.

Không phải cơ sở nào cũng có thể tiến hành tán sỏi bằng lazer. Kỹ thuật này đòi hỏi các trang thiết bị y tế hiện đại, đắt tiền. Trong đó có máy nội soi 3D và thiết bị tán sỏi bằng lazer có năng lượng cao là các thiết bị phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đồng thời, để tiến hành biện pháp này, yêu cầu các bác sĩ phải có trình độ cao, được đào tạo bài bản về kỹ thuật nội soi.

Hiện nay, phương pháp tán sỏi thận bằng lazer ngày càng được phổ biến. Nhiều bệnh viện đã bắt đầu tiến hành kỹ thuật này. Trong đó, top 5 địa chỉ điều trị an toàn, uy tín và hiệu quả nhất gồm có:

  • Bệnh viện Bạch Mai: Địa chỉ ở số 78 đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội): Địa chỉ ở số 1 phố Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
  • Bệnh viện Bình Dân (Thành phố Hồ Chí Minh): Địa chỉ ở số 371 Đường Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh): Địa chỉ ở số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội): Địa chỉ ở số 40 phố Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Tiến hành tán sỏi thận bằng lazer ít tốn kém hơn phẫu thuật mở. Chi phí tiến hành gồm có tiền khám bệnh, tiền xét nghiệm, tiền tiến hành tán sỏi, tiền thuốc, tiền ở nội trú… Tại các cơ sở khác nhau thì chi phí này sẽ khác nhau. Thông thường chi phí sẽ rơi vào khoảng từ 6 đến 15 triệu đồng tùy từng trường hợp. Nếu người bệnh có bảo hiểm y tế thì số tiền điều trị sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Sỏi thận là bệnh lý thường gặp và hay tái phát nếu không được điều trị triệt để. Hiện nay, tán sỏi thận bằng lazer thường được chỉ định do có nhiều ưu điểm. Bài viết đã giải đáp một số thắc mắc liên quan đến phương pháp mới này. Hy vọng qua đó bạn đọc có thêm được nhiều thông tin hữu ích để điều trị hiệu quả và an toàn bệnh sỏi thận.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không là “từ khóa” được nhiều người quan tâm khi mà theo thống kê số người mắc bệnh ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Dưới đây là tổng…

Xem chi tiết

Các loại sỏi thận bao gồm mấy loại và loại nào phổ biến nhất là thắc mắc của nhiều người bệnh. Việc xác định chính xác loại sỏi thận đang tồn tại trong cơ thể…

Xem chi tiết

Siêu âm sỏi thận là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh thận phổ biến nhất hiện nay bên cạnh kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang, chụp CT). Thông qua những hình…

Xem chi tiết

Tán sỏi thận tại bệnh viện Bình Dân là sự lựa chọn của nhiều người dân tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Vậy quy trình thăm khám chữa…

Xem chi tiết

Tán sỏi thận là một trong những kỹ thuật hiện đại và an toàn nhất để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh. Có nhiều cơ sở y tế đã triển khai phương pháp này,…

Xem chi tiết

Sỏi thận rơi xuống bàng quang được xem là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh sỏi bàng quang. Tình trạng này sẽ khiến bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau đớn dữ dội cùng…

Xem chi tiết

Sỏi thận bao nhiêu thì phải mổ để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của người bệnh, phòng tránh những biến chứng khác có thể xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp…

Xem chi tiết

Tán sỏi thận là một phương pháp nhằm loại bỏ sỏi ra khỏi hệ tiết niệu, cụ thể là ở thận, niệu quản hay bàng quang. Tiểu phẫu này thường được chỉ định cho những…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *