Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Phương pháp phòng bệnh chính
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBệnh sỏi thận có nguy hiểm không là “từ khóa” được nhiều người quan tâm khi mà theo thống kê số người mắc bệnh ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Dưới đây là tổng hợp một số thông tin giúp bạn có thể trả lời câu hỏi này cũng như biết cách phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe bản thân.
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Có chữa được không
Theo nhiều chuyên gia, sỏi thận là căn bệnh nguy hiểm, bệnh tiến triển và kéo dài theo nhiều cấp độ. Từ kích thước nhỏ chỉ vài mm, những viên sỏi sẽ dần phát triển thành kích thước lớn.
Đến một mức độ nào đó >10mm, người bệnh sẽ phải chịu rất nhiều đau đớn kéo dài và biến chứng nhất định. Lúc này để có thể chữa khỏi, người bệnh bắt buộc phải phẫu thuật mổ sỏi thuật hoặc những thủ thuật tán sỏi để tống viên sỏi ra khỏi cơ thể
Bên cạnh đó, sỏi thận có thể gây những hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị và phát hiện tình trạng bệnh.
Tắc nghẽn đường tiết niệu
Vị trí sỏi thận xuất hiện nhiều nhất chính là ở đài thận và bể thận. Tuy nhiên, những viên sỏi lại không được cố định ở hai vị trí này mà sẽ di chuyển lên xuống theo dòng chảy của nước tiểu.
Trong trường hợp, viên sỏi bị trôi xuống niệu quản hay niệu đạo sẽ gây nên hiện tượng tắc nghẽn đường tiết niệu. Lúc này nước tiểu được lọc không thể thoát ra ngoài gây tình trạng nặng hơn là thận ứ nước, giãn bể thận.
Người bệnh sẽ phải gánh chịu những cơn đau dữ dội, kéo dài và nhiều triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt…
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Soi thận tồn tại trong cơ thể và không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi để vi khuẩn xuất hiện, phát triển gây hậu quả cuối cùng là viêm nhiễm.
Lúc đầu, vi khuẩn chỉ gây nhiễm trùng thận, sau đó lan đến nhiều bộ phận khác như đường tiết niệu, bàng quang và cuối cùng là cả hệ thống lọc máu này.
Thêm vào đó, với những viên sỏi có hình dáng sắc nhọn (điển hình là sỏi san hô), các cạnh của chúng cọ xát vào các vùng niêm mạc thận gây chảy máu, nguy hiểm hơn là bể thân, xơ thận và teo thận.
Gây suy thận cấp và mạn tính
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh bị sỏi thận có thể mắc phải chính là suy thận. Thận mất dần khả năng hoạt động theo từng cấp độ, kéo theo tình trạng các nhu mô thận bị tổn thương và nhiễm trùng thận.
Bệnh càng để lâu, suy thận sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính, càng khó điều trị hơn. Thận hoạt động kém, tốc độ lọc máu chỉ còn khoảng 10ml/ phút. Lúc này để có thể tiếp tục duy trì sự sống, bệnh nhân chỉ còn cách chạy thận nhân tạo, lọc máu hoặc ghép thận.
Gây viêm bể thận cấp
Một biến chứng nữa để trả lời cho câu hỏi bệnh sỏi thận có nguy hiểm không chính là viêm bể thận thận cấp nếu thận bị nhiễm khuẩn nặng. Nguyên nhân là do, những viên sỏi di chuyển trong thận trôi xuống một vài vị trí nhất định tạo môi trường vi khuẩn phát triển.
Sau đó xuất hiện những ổ viêm thận và người bệnh bắt đầu thấy những triệu chứng biểu hiện bệnh là sốt cao, rét lạnh, đau nhức vùng thắt lưng, cơn đau dữ dội, tiểu ra máu, ra mủ.
Bệnh viêm bể thận cấp để lâu ngày sẽ dẫn đến trạng mạn tính, gây tổn thương những mao mạch và suy giảm chức năng lọc máu của thận. Lúc này bệnh nhân vừa phải điều trị sỏi thận, vừa điều trị viêm bể thận, rất khó để điều trị dứt điểm mà sẽ kéo dài, dai dẳng lâu ngày.
Ứ mủ bể thận
Ứ mủ bể thận là một trong những biến chứng thường thấy mà sỏi thận gây ra cho người bệnh nếu không kịp thời điều trị. Mủ xuất hiện do những viên sỏi thận di chuyển trong thận gây xước, chảy máu niêm mạc kết hợp với các loại vi khuẩn xuất hiện gây mủ vàng, mủ xanh.
Vỡ thận
Vỡ thận là biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh sỏi thận mang lại, trực tiếp gây tử vong ở người bệnh. Hậu quả này rất hiếm gặp, nhưng không phải không có nếu bạn không kịp thời phát hiện bệnh sớm.
Trên thực tế, vách thận rất mỏng, chỉ là những lớp màng bao bọc lại. Vì thế nếu tình trạng thận ứ nước xuất hiện do viên sỏi trôi xuống tiết niệu và gây tắc nghẽn, không cho nước tiểu đào thải ra ngoài.
Lúc này thận sẽ phải chứa một lượng lớn nước, kèm theo sưng, viêm, phù nề. Nếu không nhanh chóng giải quyết vấn đề này, thận bị đèn ép gây vỡ thận đột ngột, nguy cơ tử vong là rất cao nếu không được mổ kịp thời.
Không thể phủ nhận những biến chứng của bệnh sỏi thận vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay y học rất phát triển, bệnh hoàn toàn có thể chữa được bằng nhiều phương pháp Tây y, Đông y khác nhau.
Một số những thủ thuật tán sỏi được bác sĩ chỉ định phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân như: tán sỏi ngoài da, tán sỏi ngược dòng, mổ mở sỏi, phẫu thuật nội soi,…. Mỗi một phương pháp ưu điểm và nhược điểm riêng biệt sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể với từng người bệnh.
Nếu viên sỏi trong cơ thể có kích thước nhỏ, bạn sẽ được chỉ định sử dụng một số những loại thuốc giúp tan sỏi, hoặc điều trị Đông y, điều trị tại nhà.
Các phương pháp phòng bệnh sỏi thận ở mọi người
Đến đây có lẽ đã giúp bạn biết được bệnh sỏi thận có nguy hiểm không rồi! Nhưng đừng quá lo lắng vì bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh bằng rất nhiều cách vô cùng đơn giản dưới đây:
Uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước chính là biện pháp phòng bệnh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận tốt nhất. Nếu bạn không cấp đủ nước, lượng nước tiểu bị giảm đi tạo điều kiện cho muối, khoáng chất dư thừa không thể tự đào thải ra ngoài tích tụ ở thận hình thành nên những viên sỏi.
Mỗi ngày bạn nên cung cấp vào cơ thể một lượng nước nhất định khoảng 1.5 – 2.5 lít nước. Ngoài nước lọc bạn cũng có thể dùng những loại nước khác như nước ép, sữa để bổ sung vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Bạn có thể biết mình có cấp đủ nước cho cơ thể hay không bằng cách nhìn vào màu nước tiểu. Nước tiểu được bổ sung đủ nước sẽ có màu vàng nhạt hoặc trong, còn thiết nước sẽ có màu vàng sậm hoặc vẩn đục. Dựa trên đó giúp bạn có cách điều chỉnh cho phù hợp nhất
Giảm lượng muối nạp vào cơ thể
Ăn quá nhiều muối chính là nguyên nhân lớn nhất gây hình thành những viên sỏi thận. Natri có trong muối sẽ khiến ức chế hấp thụ Canxi tốt vào cơ thể, ngược lại những Canxi Oxalat cần được đẩy ra ngoài lại được hấp thụ vào máu và nước tiểu hần kết tinh nên sỏi.
Vì thế trong bữa ăn hàng ngày bạn hãy hạn chế ăn quá mặn, quá nhiều muối. Không thường xuyên sử dụng những loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp,… vì những món này chứa rất nhiều Natri.
Thận trọng khi dùng thuốc
Một số những loại thuốc nhất định có thành phần làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Trong đó phải kể đến như thuốc ức chế protease, thuốc điều trị vấn đề ở đường tiết niệu, thuốc steroid,… Cho nên bạn không nên lạm dụng thuốc, không tự ý sử dụng mà cần có sự chỉ định kê liều lượng cụ thể của bác sĩ.
Có một chế độ ăn uống, lối sống hợp lý nhất
Bạn hãy lên một thực đơn ăn uống hàng ngày hợp lý và khoa học nhất. Thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, Vitamin và khoáng chất thiết yếu vào trong cơ thể. Những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất này như rau xanh, trái cây, củ quả, tinh bột, ngũ cốc nguyên hạt,…
Chế độ ăn uống đầy đủ, không sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, đồ đông lạnh. Đồng thời không sử dụng các loại đồ uống có cồn, đồ uống chứa nhiều chất kích thích như cà phê, trà đặc,….
Ngoài ra một lối sống khoa học được xem là phương pháp phòng bách bệnh. Bạn nên thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao, những bộ môn nhẹ nhàng nhưng hiệu quả cao như Yoga, thiền, chạy bộ,… Nghỉ ngơi đúng giờ để cơ thể được hấp thụ dưỡng chất và hoạt động tốt nhất.
Trên đây là một vài thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh sỏi thận có nguy hiểm không. Hi vọng với những điều này, bạn sẽ biết cách chăm sóc bản thân và những người thân mình một cách tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!