5 cách trị chàm bằng lá trầu bạn không nên bỏ qua!
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTrị chàm bằng lá trầu không chắc hẳn không còn là phương pháp xa lạ với nhiều người bệnh. Lá trầu được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên và hoàn toàn lành tính cho da. Vì vậy, nếu biết tận dụng nguyên liệu này đúng cách, bạn sẽ sớm loại bỏ các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh chàm gây ra.
Công dụng của lá trầu không trong điều trị chàm da
Trị chàm bằng lá trầu là phương pháp mang lại hiệu quả lâu dài đang được rất nhiều người áp dụng. Lá trầu có tính ấm, vị cay và mùi thơm nồng. Đây được xem là một loại thảo dược không thể thiếu trong nhiều bài thuốc Đông y trị bệnh ngoài da như mụn nhọt, nổi mề đay và đặc biệt là bệnh chàm.
Theo các nghiên cứu khoa học, trầu không có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào với tác dụng kháng khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm cực kỳ hiệu quả. Dược liệu này còn có khả năng ức chế hoạt động của các loại vi nấm, vi khuẩn gây hại, từ đó đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm da, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
Không những vậy, các loại Vitamin và hợp chất Phenol trong trầu không còn có tác dụng hỗ trợ phục hồi tổn thương trên da, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới và loại bỏ tế bào chết.
Chính vì vậy, trị chàm bằng lá trầu không là mẹo dân gian đã được nhiều người áp dụng và đánh giá rất cao hiệu quả thu được. Bạn có thể an tâm sử dụng trầu không để trị chàm ở mọi vị trí mà không lo kích ứng da hay bất kỳ tác dụng phụ nào khác.
5 cách trị chàm bằng lá trầu không và hướng dẫn chi tiết
Trị chàm bằng lá trầu không có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không hiệu quả và đơn giản nhất mà chuyên trang đã giúp bạn tổng hợp lại. Hãy cùng tham khảo và lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất để áp dụng ngay từ hôm nay!
Dùng nước cốt trầu không để trị bệnh
Đây là cách trị chàm bằng lá trầu không đơn giản nhất, thường được thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ để phát huy tối đa hiệu quả điều trị.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch rồi để cho ráo nước, sau đó đem giã nhuyễn với một lượng muối hạt vừa đủ.
- Bỏ bã lá và chắt lấy nước cốt, sau đó thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.
- Giữ nguyên phần nước cốt lá trầu trên da cho đến sáng hôm sau, kiên trì áp dụng liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa chàm bằng bã trầu
Với cách trị chàm bằng lá trầu không này, bạn cần chuẩn bị khoảng 30g lá trầu không và một chút muối hạt, một số bước thực hiện tương tự như phương pháp nêu trên nhưng sẽ giúp bạn tận dụng tối đa hàm lượng tinh dầu trong lá.
- Rửa sạch lá trầu không rồi đem ngâm với lượng muối hạt vừa chuẩn bị trong vòng 15 phút để loại bỏ hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót lại.
- Sau khi ngâm rửa, vớt lá ra để cho ráo nước rồi dùng tay vò nát.
- Làm sạch vùng da bị chàm và lau khô bằng khăn mềm, tiếp đó đắp trực tiếp phần lá trầu vừa vò nát lên da, xoa nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút.
- Đợi thêm 10 phút nữa để các tinh chất thấm sâu và biểu bì da rồi rửa lại với nước ấm.
Trị chàm bằng lá trầu không đun nước tắm
Với trường hợp các vết chàm đã lan rộng trên toàn thân, người bệnh nên sử dụng phương pháp tắm với nước lá trầu để giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
Cách trị chàm bằng lá trầu không đun nước tắm được thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị 3 – 4 nắm lá trầu tươi, rửa sạch rồi bỏ vào nồi đun sôi trong khoảng 20 phút để các dưỡng chất thấm ra hết.
- Pha nước lá trầu với nước sạch đến khi đủ độ ấm. Dùng nước để ngâm rửa toàn thân đặc biệt là những vùng da bị chàm.
- Phần bã lá có thể tận dụng để chà xát lên da nhằm loại bỏ các tế bào chết. Tuy nhiên không nên chà quá mạnh khiến da bị tổn thương và làm vỡ các mụn nước.
- Người bệnh cũng cần lưu ý rằng, nước lá trầu dùng để tắm không nên pha quá đặc, tránh dẫn đến hiện tượng bỏng rát và sưng tấy trên da. Không nên bỏ thêm muối khi thực hiện phương pháp này.
Trị chàm bằng lá trầu không và phèn chua
Với cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu này, bạn cần kết hợp với một dược liệu quen thuộc khác trong Đông Y là phèn chua. Phèn chua có vị chát, hơi chua, khả năng giải độc và sát trùng da cực kỳ hiệu quả. Sự kết hợp giữa hai dược liệu này sẽ giúp bạn đẩy lùi các triệu chứng của bệnh mà không cần mất nhiều thời gian và công sức.
Cách trị chàm bằng lá trầu và phèn chua được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 2 viên phèn chua và khoảng 20 lá trầu tươi, chọn loại có màu xanh thẫm và không bị vàng, úa.
- Rửa sạch lá trầu rồi vò nát bằng tay, sau đó bỏ vào nồi đun cùng 1 lít nước và 2 viên phèn chua. Chờ hỗn hợp sôi thì tắt bếp và lọc bỏ bã trầu, dùng phần nước thu được để ngâm rửa những vùng da bị chàm.
- Đến khi nước nguội thì dùng khăn mềm để lau sạch da, kiên trì thực hiện cách trị chàm bằng lá trầu này ít nhất ba lần mỗi tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
Bài thuốc trị chàm bằng lá trầu và rau răm
Bài thuốc này có tác dụng sát trùng và làm dịu những vùng da đang chịu nhiều tổn thương do bệnh chàm bội nhiễm gây ra. Từ đó, giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và hỗ trợ phục hồi da.
Bạn nên thực hiện cách trị chàm bằng lá trầu và rau răm theo các bước sau:
- Chuẩn bị khoảng 30g lá trầu tươi và 30g rau răm, rửa sạch các nguyên liệu rồi ngâm qua nước muối loãng để làm sạch bụi bẩn.
- Bỏ lá trầu và rau răm vào nồi đun sôi cùng 500ml nước, sau đó vớt bỏ bã lá và dùng hỗn hợp nước vừa thu được để ngâm rửa vùng da bị chàm.
- Kiên trì áp dụng bài thuốc này trong vài ngày sẽ thấy các tổn thương trên da nhanh chóng lành lại.
Lưu ý nhỏ cho người bệnh khi áp dụng phương pháp này
Trị chàm bằng lá trầu không là cách điều trị vô cùng đơn giản mà bạn có thể tự áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ phát huy tác dụng với những trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng mới khởi phát lần đầu.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia da liễu, chữa chàm bằng lá trầu không chỉ là mẹo dân gian truyền miệng, chưa được chính thức kiểm chứng. Do đó, trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý những nguyên tắc sau:
- Nếu không chắc làn da của mình có bị dị ứng với các dược chất trong lá trầu hay không, bạn nên thử với một vùng da nhỏ trước khi áp dụng trên diện rộng.
- Nếu dùng lá trầu để trị chàm sữa cho trẻ, ba mẹ nên dùng với hàm lượng thấp hơn so với người lớn, vì trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm hơn nhiều.
- Trong quá trình điều trị, nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bạn nên ngưng sử dụng ngay và tìm gặp bác sĩ để được làm rõ nguyên nhân.
- Để cách trị chàm bằng lá trầu không phát huy được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt theo các nguyên tắc như luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, tăng cường rau xanh và các loại hoa quả tươi để bổ sung Vitamin cho cơ thể,…
Trên đây là top 5 cách trị chàm bằng lá trầu được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, chuyên trang đã giúp bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất để tận dụng tối đa những công dụng vượt trội của dược liệu này, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!