5 cách trị chàm bằng tỏi tại nhà không phải ai cũng biết

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Trị chàm bằng tỏi là mẹo dân gian hữu ích được nhiều người lựa chọn để kiểm soát các triệu chứng của bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, nếu áp dụng sai cách bạn có thể gặp những rủi ro nghiêm trọng ngoài ý muốn. Cụ thể trong bài đọc này sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. 

Hiệu quả chữa chàm bằng tỏi như thế nào?

Chàm là một dạng bệnh da liễu mãn tính có triệu chứng khô da sần sùi, bong vảy và ngứa rát. Bệnh lý chỉ gây tổn thương ngoài da nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

tri cham bang toi tai nha
Trị chàm bằng tỏi có hiệu quả khá tốt và an toàn

Trong điều kiện thích hợp, các triệu chứng của bệnh chàm sẽ bùng phát. Diễn biến bệnh thường có xu hướng kéo dài và khó điều trị dứt điểm. Các biện pháp chữa trị hiện nay chỉ có tác dụng kiểm soát và hạn chế mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. 

Cụ thể trong dân gian có rất nhiều nguyên liệu có thể sử dụng được để chữa bệnh chàm mà bạn nên thể tận dụng. Ví dụ như bài thuốc trị chàm bằng tỏi được các chuyên gia khuyến khích sử dụng bởi ít gây tác dụng phụ, không có hiện tượng bào mòn làm mỏng da. 

Trong tỏi có chứa một lượng lớn chất oxy hóa đặc biệt là allicin giúp tiêu trừ gốc tự do, kháng khuẩn, kiểm soát tình trạng viêm và tổn thương ở tế bào. Không những thế, trong nguyên liệu này còn có những hợp chất có lợi cho sức khỏe có thể kể đến như diallyl disulfide và s-allyl cysteine. 

Đặc biệt trong tỏi còn có rất nhiều chất dinh dưỡng như selen, kali, vitamin C, vitamin B6,.. nguyên liệu cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Hoạt chất này còn có tác dụng khác là chống oxy hóa, giảm viêm, giảm các triệu chứng của chàm cấp – mãn tính. 

Do vậy sử dụng tỏi thường xuyên sẽ giúp sức đề kháng cơ thể được cải thiện, hệ miễn dịch duy trì ở mức ổn định, các phản ứng thái quá khi gặp phải dị nguyên cũng sẽ được hạn chế ở mức tối đa. 

Ngoài ra để nguyên liệu này phát huy hết công dụng điều trị bạn nên sử dụng tỏi trong một thời gian liên tục để da có những biểu hiện tích cực hơn. Nếu bệnh lý ở cấp độ nặng, triệu chứng bùng phát dữ dội bạn nên chọn phương pháp điều trị khác. 

5 cách dùng tỏi chữa bệnh chàm

Có nhiều cách trị chàm bằng tỏi bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà. Dưới đây là 5 bài thuốc từ dược liệu này có hiệu quả tốt mà chúng tôi đã tổng hợp lại để bạn thực hiện.

Mẹo dùng nước ép tỏi để chữa chàm tại nhà

Sử dụng nước cốt tỏi tươi để bôi trực tiếp lên da sẽ giúp các thành phần có trong nguyên liệu sẽ được hấp thu nhanh chóng. Cách điều trị này rất thích hợp cho những ai bị chàm bội nhiễm vì nó có khả năng hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn gây lở loét và nhiễm trùng da. 

  • Chuẩn bị khoảng 2 đến 3 tép tỏi tươi đã bóc vỏ và ép lấy nước cốt để sử dụng. 
  • Hòa thêm ½ thìa nước lọc vào nước ép tỏi nguyên chất rồi dùng tăm bông thoa lên vùng da chàm cần điều trị đã được vệ sinh sạch sẽ. 
  • Đợi khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước sạch là được. Ngay khi vừa thoa dung dịch lên da bạn sẽ có cảm giác ngứa rát, sưng viêm nhưng sau đó triệu chứng sẽ được thuyên giảm. 

Ăn tỏi để chữa bệnh chàm da

Mỗi ngày bạn nên ăn từ 1 đến 2 tép tỏi tươi vừa bổ sung cho cơ thể một lượng dưỡng chất chống oxy hóa cần thiết vừa hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh chàm từ bên trong được tốt hơn. 

tri cham bang toi tai nha
Dùng tỏi để ăn trực tiếp vừa tốt cho sức khỏe vừa cải thiện triệu chứng chàm da

Nếu không thể ăn trực tiếp bạn có thể dùng tỏi để chế biến thành các món ăn để giảm vị hăng, dễ dùng hơn.

Trị chàm bằng tỏi kết hợp muối tinh

Nếu bệnh chàm gây cảm giác ngứa ngáy ngáy nhiều bạn có thể kết hợp tỏi với muối tinh để điều trị bệnh. Muối có tính sát khuẩn rất tốt, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào vùng da bị tổn thương, tránh hiện tượng nhiễm trùng. 

  • Chuẩn bị một lượng tỏi tươi vừa đủ dùng, giã nát rồi cho vào nước đun sôi 10 phút để các hoạt chất được tiết ra hết. 
  • Cho hai thìa muối hạt vào dung dịch đã đun sôi sau đó để nguội rồi sử dụng. 
  • Ngâm chân, tay vào dung dịch đã chuẩn bị hoặc dùng khăn bông để thấm vào những vị trí không thể ngâm được .
  • Thực hiện cách trị chàm này mỗi ngày trước khi đi ngủ các triệu chứng sẽ được cải thiện rõ rệt. 

Trị chàm từ tỏi và mật ong ngâm

Mật ong có công dụng hồi phục và cải thiện làn da đã bị tổn thương nhờ lượng chất chống oxy hóa dồi dào bên trong. Nguyên liệu sẽ bổ sung cho da lượng ẩm cần thiết, thúc đẩy quá trình tái tạo da diễn ra nhanh hơn. Nếu bệnh lý đang trong giai đoạn hồi phục bạn có thể kết hợp cả hai nguyên liệu này lại với nhau để điều trị. 

  • Chuẩn bị một ít tỏi tươi, bỏ vỏ, rửa sạch rồi để ráo nước. 
  • Xếp tỏi để vào bình sau đó cho mật ong nguyên chất vào đổ ngập phần nguyên liệu. 
  • Đậy nắp và bảo quản trong thời gian 2 tuần rồi đưa ra sử dụng. 
  • Mỗi ngày dùng 2 thìa cà phê tỏi ngâm mật ong để thoa lên vùng da bị chàm, massage nhẹ để dưỡng chất thấm sâu vào da là được. 
  • Sau 15 phút hãy rửa lại da với nước ấm và lau khô là được. 

Chú ý, bài thuốc này không áp dụng cho những trường hợp bị bệnh giai đoạn cấp tính và tái phát nặng để bạn chế nguy cơ kích ứng, triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Trị chàm bằng tỏi ngâm rượu

Rượu là dung dịch có tính sát khuẩn cao, nếu kết hợp với tỏi sẽ làm tăng tác dụng diệt khuẩn ở vùng da bị chàm. Ngoài da, rượu đóng vai trò như một chất trung gian đưa hoạt chất trong tỏi thấm vào da giúp giảm ngứa, tiêu mụn nước. 

  • Chuẩn bị một lượng tỏi vừa đủ dùng, bỏ vỏ, rửa sạch với nước rồi để ráo. 
  • Cho tỏi vào bình có nắp đậy, xếp nguyên liệu vào khoảng nửa bình thì cho rượu vào để ngâm trong 10 ngày. 
  • Mỗi ngày dùng một ít rượu ngâm để thoa lên vùng da nhiễm chàm đã được làm sạch. 
  • Massage nhẹ trong 10 phút để dưỡng chất thấm sâu vào da sau đó làm sạch với nước ấm và lau khô. 
tri cham bang toi tai nha
Tỏi ngâm rượu trị chàm rất tốt

Một số lưu ý khi trị chàm bằng tỏi

Khi trị chàm bằng tỏi người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau để hạn chế nguy cơ bị kích ứng da: 

  • Vùng da bị chàm cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi điều trị. 
  • Mẹo điều trị bệnh từ tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế thuốc chữa bệnh vì vậy bạn cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. 
  • Tỏi có tính nóng, vị cay nên khi dùng trực tiếp lên da có thể gây hiện tượng kích ứng. 
  • Vùng da có hiện tượng loét nặng, nhiễm trùng sâu không nên điều trị bằng bài thuốc tỏi mà phải can thiệp y tế chuyên khoa. 
  • Nếu dùng tỏi để chữa bệnh có các hiện tượng phản ứng người bệnh cần dừng lại và đến cơ sở y tế để khám để bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp. 
  • Bệnh nhân cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp, thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày để hỗ trợ quá trình chữa bệnh đạt kết quả tốt hơn. 
  • Mẹo chữa bệnh chàm từ tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thể thay thuốc chữa bệnh Tây y, Đông y. 
  • Người bệnh nên có thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, đảm bảo sức đề kháng tốt để phòng chống nguy cơ tái phát bệnh. 
  • Tỏi có công dụng chống ngưng tụ tiểu cầu, nếu người bệnh phải phẫu thuật ngoại khoa thì cần ngừng sử dụng nguyên liệu này trước.
  • Người bị huyết áp thấp và đái tháo đường cần cân nhắc khi áp dụng mẹo chữa trị này bởi tỏi có thể ảnh hưởng đến nồng độ đường và huyết áp. 

Trị chàm bằng tỏi như thế nào và cần lưu ý những gì khi thực hiện chúng tôi đã đề cập chi tiết. Tuy nhiên, đây không phải ý kiến chuyên môn vì vậy bạn nên trao đổi qua với bác sĩ trước khi thực hiện.

Bị chàm ở chân không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ tạo ra không ít phiền toái đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc bệnh. Để kiểm soát các triệu chứng, bạn…

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh đang ngày càng trở nên phổ biến. Các vết chàm thường bắt đầu xuất hiện ở mặt, má và lan rộng ra các bộ…

Xem chi tiết

Chàm được biết tới là một bệnh lý da liễu mãn tính, có thể tái phát nhiều lần và theo từng đợt. Điều này ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống…

Xem chi tiết

Bé bị chàm cơ địa có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài và rất dễ tái phát. Nếu không có biện pháp chữa trị từ sớm thì chắc chắn làn da nhạy cảm…

Xem chi tiết

Chàm hóa không chỉ tác động xấu đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến tính thẩm mỹ của người bệnh bị ảnh hưởng ít nhiều. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý này, cách…

Xem chi tiết

Chàm sữa có để lại sẹo không là câu hỏi khiến rất nhiều ba mẹ băn khoăn. Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương, do đó những bệnh lý…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *