Trị Hắc Lào Bằng Tỏi Có Hiệu Nghiệm? – 5 Cách Nên Thử
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênHắc lào được xếp vào một dạng nấm da khá phổ biến tại Việt Nam. Bệnh thường xuất hiện trên tay, chân, nặng nhất có thể lan ra toàn bộ cơ thể. Trong tất cả các mẹo, trị hắc lào bằng tỏi tại nhà được nhiều người ưu tiên lựa chọn bởi cách làm đơn giản và nguyên liệu dễ tìm.
Có nên trị hắc lào bằng tỏi?
Hắc lào là một căn bệnh da liễu phổ biến ở vùng khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Khi mắc bệnh, vùng da tổn thương sẽ nổi mẩn thành vòng tròn và thay đổi màu sắc, rất mất thẩm mỹ. Không những thế, bệnh còn gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách khác nhau để điều trị căn bệnh này, một trong số đó chính là mẹo dùng tỏi.
Tỏi là một loại nguyên liệu quen thuộc trong mỗi bữa ăn, nhưng ít ai biết rằng, chúng còn có thể đem lại nhiều giá trị khác, ví dụ như điều trị các bệnh ngoài da. Theo ghi nhận từ các loại tài liệu Y học cổ truyền, tỏi được xem là dược liệu giúp sát trùng, giảm ngứa, chống nấm và kháng viêm rất tốt. Không những thế, nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra rằng, tỏi có chứa các thành phần hoạt chất như allicin, phytonutrients. Những hoạt chất này sẽ làm giảm tổn thương da, ức chế hoạt động của nấm men, virus và vi khuẩn gây bệnh. Cũng nhờ đó đó mà người bệnh có thể giảm nguy cơ bị bội nhiễm trên vùng da hắc lào.
Phương pháp trị hắc lào bằng tỏi đã được rất nhiều người dân áp dụng và cho hiệu quả vô cùng tích cực. Không những thế, vì là thành phần tự nhiên nên cách điều trị này rất an toàn cho người sử dụng, kể cả những đối tượng nhạy cảm nhất. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi áp dụng ngay tại nhà.
Top 5 cách chữa hắc lào bằng tỏi
Nếu đang băn khoăn chưa biết sử dụng tỏi để chữa hắc lào như nào cho hợp lý, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây của Nhất Nam Y Viện:
Đắp tỏi lên da
Đây là phương pháp đơn giản nhất và cũng không tốn nhiều thời gian để thực hiện. Vì thành phần của tỏi lành tính và không gây kích ứng cho da nên bạn có thể đắp trực tiếp mà không cần quá lo lắng.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị mỗi lần khoảng 4-5 nhánh tỏi và rửa sạch với nước.
- Rửa vùng da bị hắc lào với nước hoặc các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ.
- Đập dập tỏi thành những miếng nhỏ rồi đắp trực tiếp lên phần da bị tổn thương. Để trên da khoảng 30 phút và không gãi hay hoạt động, để hoạt chất trong tỏi ngấm vào vùng da viêm nhiễm.
- Sau khi đắp thì rửa sạch lại bằng nước muối sinh lý để tăng hiệu quả kháng viêm. Mỗi ngày bạn có thể áp dụng phương pháp này 2 lần, duy trì từ 3 – 4 ngày, cho đến khi hắc lào biến mất hoàn toàn.
Dùng tỏi và trầu không
Lá trầu không là một vị thuốc nam có vị cay nồng, tính ấm, được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc giúp tiêu viêm, giảm đau, khu phong và sát trùng. Phương pháp này rất phù hợp với bệnh nhân bị hắc lào ở vùng kín, háng hoặc mông,… Bạn có thể sử dụng tỏi kết hợp với lá trầu không như sau:
- Chuẩn bị khoảng 3 củ tỏi cùng 20 lá trầu không.
- Lá trầu không sau khi rửa sạch với nước thì ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút để đảm bảo sát trùng.
- Tỏi bóc vỏ và đập dập, sau đó lấy lá trầu không sau khi vệ sinh đun sôi với tỏi cùng 2 lít nước.
- Lấy nước sau khi đun sôi pha thêm với nước lạnh để ngâm rửa vùng da tổn thương, mỗi lần ngâm 20 phút. Thực hiện đều đặn 3-4 lần/tuần để nhanh khỏi bệnh.
Uống nước ép tỏi
Sử dụng nước ép tỏi sẽ giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, chống nấm và sát trùng mạnh, đồng thời làm giảm nguy cơ bội nhiễm, thương tổn thứ phát trên da.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng 5-8 tép tỏi, bóc vỏ và rửa sạch.
- Giã nhuyễn các tép tỏi và lọc lấy nước cốt bằng cách cho vào miếng vải mỏng để vắt.
- Rửa sạch vết thương trên da, sau đó dùng nước ép tỏi thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, bôi khoảng 3-5 lần/ngày.
- Có thể thoa nước ép tỏi 2 lớp, sau khi lớp đầu tiên khô thì thoa thêm lớp thứ 2. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên thực hiện liên tiếp mỗi ngày trong khoảng 1 tháng.
Dùng tỏi ngâm mật ong
Mật ong là một chất “kháng sinh” trong tự nhiên, có nhiều thành phần kháng khuẩn mạnh mẽ và giúp nhanh làm lành tổn thương. Khi kết hợp tỏi và mật ong sẽ giúp điều trị bệnh hắc lào hiệu quả mà không lo xảy ra hiện tượng kích ứng da.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng 100g tỏi và 150g mật ong rừng nguyên chất.
- Bóc vỏ tỏi, sau đó đập dập từng tép và cho vào trong 1 bình thuỷ tinh có nắp đậy cùng với mật ong trong 15 ngày.
- Trước khi sử dụng hỗn hợp mật ong và tỏi, bạn cần rửa sạch vùng da cần điều trị. Thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương trong 15 phút và sau đó rửa lại bằng nước ấm. Mỗi ngày nên thực hiện 1 lần cho đến khi triệu chứng bệnh được cải thiện.
Dùng tỏi ngâm rượu
Theo dân gian, sử dụng tỏi ngâm rượu sẽ giúp tối ưu các thành phần, mang đến hiệu quả giảm ngứa ngáy, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương và ngăn ngừa không cho bệnh tái phát.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng 5-7 củ tỏi cùng nửa lít rượu trắng.
- Tỏi sau khi bóc sạch vỏ thì rửa sạch và để ráo nước.
- Cho tỏi đã qua xử lý vào bình thủy tinh và ngâm cùng rượu trắng trong khoảng 10 ngày.
- Vệ sinh vùng da cần điều trị, lấy bông y tế chấm vào hỗn hợp rượu và tỏi thấm đều lên da, để khô tự nhiên không cần rửa lại. Mỗi ngày thực hiện đều đặn 1-2 lần cho đến khi khỏi hẳn.
Lưu ý khi trị hắc lào bằng tỏi
Trong quá trình điều trị hắc lào bằng tỏi, có một vài lưu ý sau mà bạn cần nhớ:
- Chỉ nên áp dụng với trường hợp bệnh hắc lào nhẹ. Ngược lại, nếu bạn bị hắc lào nặng, đã bị bội nhiễm thì bắt buộc cần sự can thiệp của điều trị Tây y, tránh trường hợp bệnh trở thành mãn tính càng khó chấm dứt hơn.
- Tuyệt đối không sử dụng tỏi trên vùng da tổn thương có dấu hiệu hoặc đã bị lở loét, chảy máu.
- Vì là một mẹo dân gian nên hiệu quả hồi phục của phương pháp này tương đối chậm, bạn cần kiên trì lâu dài. Không những thế, thời gian điều trị và mức độ hiệu quả còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của mỗi người.
- Tỏi có thể làm tăng phản ứng của da với tia UV. Do đó, bạn không nên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ.
- Vệ sinh da thật sạch sẽ mỗi ngày, bôi kem dưỡng ẩm dịu nhẹ cho làn da để tránh cho vi khuẩn xâm nhập.
- Xây dựng lại một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, nên bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, hạn chế các loại thực phẩm cay nóng hoặc chất kích thích. Đồng thời, nên tập thể dục mỗi ngày, ngủ nghỉ đúng giờ và hạn chế khiến cơ thể phải chịu sự căng thẳng trong khoảng một thời gian dài.
- Để giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình điều trị, bạn nên tham vấn chuyên gia hoặc những người có chuyên môn trước khi áp dụng mẹo bằng bằng tỏi.
Trên đây là 5 cách trị hắc lào bằng tỏi đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao mà chúng tôi muốn giới thiệu đến độc giả. Chúc bạn có thể áp dụng thành công và nhanh chóng chấm dứt tình trạng bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!