Lưu ngay 5 bài thuốc trị vảy nến bằng lá trầu không tốt nhất hiện nay
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTrị vảy nến bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách kết hợp lá trầu không với các dược liệu khác trong tự nhiên để tạo thành các bài thuốc quý giá nhằm tăng hiệu quả chữa bệnh.
Hiệu quả chữa vẩy nến bằng lá trầu không
Vảy nến á sừng là bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và hiện chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn. Bên cạnh Tây y, trong Đông y nhiều người cũng sử dụng lá trầu không để hạn chế sự phát triển của căn bệnh nan y này.
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Dùng lá trầu không chữa bệnh vảy nến sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng như loại bỏ lớp sừng, đồng thời kiểm soát sự tăng sinh tế bào. Ngoài ra, nghiên cứu Tây y cũng cho thấy thành phần của lá trầu không chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể.
Do đó, người bị bệnh vẩy nến hoàn toàn có thể sử dụng lá trầu không để chữa bệnh rất tốt, không những giúp giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn mà còn nuôi dưỡng da, hạn chế bệnh tiến triển xấu.
5 Cách chữa bệnh vẩy nến bằng lá trầu không
Áp dụng những phương pháp chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không dưới đây sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng ngay tại nhà.
Trị vảy nến bằng cách uống nước lá trầu không
Đây là bài thuốc chữa vảy nến giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng từ sâu bên trong. Các tinh chất của lá sẽ thấm vào trong cơ thể giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Chuẩn bị 5 lá trầu không tươi, rửa sạch bụi bẩn và ngâm với nước muối pha loãng.
- Cho lá vào nồi và đun sôi với 1 lượng nước vừa phải.
- Lọc lấy phần nước, để nguội và chia ra uống 3 lần trong ngày.
TTƯT,BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Nấu nước lá trầu không tắm chữa vảy nến
Sử dụng lá trầu không nấu nước tắm chữa vảy nến là phương pháp đơn giản tại nhà được nhiều người áp dụng.
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, đem rửa thật sạch rồi dùng tay chà xát nhẹ.
- Đun sôi 1,5 lít nước rồi thêm lá trầu vào, đậy kín nắp. Đun tiếp 10 phút rồi tắt bếp.
- Hòa thêm 1 ít nước mát cho bớt nóng. Rồi dùng tắm rửa vùng tổn thương.
- Sử dụng hàng ngày để giảm ngứa, kháng khuẩn.
Kết hợp lá trầu không với bèo hoa dâu chữa bệnh
Trong Đông y, bèo hoa dâu là dược liệu quen thuộc được sử dụng để giải độc, thanh nhiệt, chữa các bệnh ngoài da, dị ứng hiệu quả. Vì vậy, kết hợp vị thuốc này với lá trầu không để điều trị vảy nến rất tốt.
- Chuẩn bị 1 lượng vừa đủ lá trầu không và bèo hoa dâu.
- Đem hai nguyên liệu rửa thật kỹ với nước sạch.
- Sau đó, cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 20 phút.
- Khi nước sôi, bạn chắt lấy phần nước cốt và bỏ bã. Chia đều thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần là 500ml.
- Một phần dùng để uống, phần còn lại để rửa vùng da bị vảy nến. Sau 2-3 giờ thì rửa lại bằng nước sạch.
- Kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần để có hiệu quả tốt nhất.
Trị vảy nến bằng lá trầu không và dầu dừa
Dầu dừa là nguyên liệu được biết đến với công dụng dưỡng ra rất tốt. Khi kết hợp với lá trầu không để chữa bệnh vảy nến sẽ tăng hiệu quả điều trị lên gấp nhiều lần.
- Rửa sạch 7-8 lá trầu không. Cho vào cối xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt.
- Cho thêm 2 thìa dầu dừa vào nước cốt rồi trộn đều.
- Dùng hỗn hợp này thoa nhẹ nhàng lên vùng da tổn thương và để yên trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước.
- Thực hiện đều đặn hàng ngày.
Chữa vẩy nến bằng lá trầu không kết hợp lá bạc hà và diếp cá
Ngoài các phương pháp trên, sử dụng lá trầu không kết hợp lá bạc hà và diếp cá chữa vảy nến là một mẹo giúp tăng hiệu quả đẩy lùi bệnh mà bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Nguyên nhân do diếp cá cũng là một loại thảo dược quý có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt, thường được dùng để điều trị một số bệnh ngoài da.
- Chuẩn bị 1 lượng vừa đủ hỗn hợp dược liệu gồm rau diếp cá, lá trầu không và bạc hà.
- Nhặt thật kỹ và rửa sạch lại với nước.
- Đun sôi cả 3 nguyên liệu trên cùng 3 lít nước trong khoảng 15 phút.
- Pha thêm 1 ít nước lạnh cho nguội bớt. Dùng để tắm hàng ngày giúp cải thiện các triệu chứng hiệu quả.
Trị vảy nến bằng lá trầu không có những ưu điểm gì?
Trên thực tế, lá trầu không rất phù hợp để điều trị các bệnh về da liễu, bao gồm cả vảy nến. Một số ưu điểm bạn có thể thấy được ở phương pháp này đó là:
- Nguyên liệu dễ kiếm, dễ tìm, chi phí thấp
- Lá trầu không có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng rất tốt.
- Giảm nhanh các tình trạng ngứa ngáy, hạn chế hình thành các lớp sừng trên da.
- Nuôi dưỡng tế bào da, cải thiện triệu chứng hiệu quả.
Một số lưu ý khi dùng lá trầu không chữa vảy nến
Không thể phủ nhận những hiệu quả điều trị và lá trầu không mang lại cho bệnh nhân mắc vảy nến. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có những hạn chế nhất định, vì vậy người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Vảy nến là bệnh nan y, hiện chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn. Do đó, các bài thuốc kể trên đây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thay thế thuốc chữa bệnh.
- Ngoài ra, cách chữa này chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Đối với những bệnh nhân vảy nến lâu năm, có những dấu hiệu bệnh nghiêm trọng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
- Không đun lá trầu không quá lâu và mở nắp khi đun. Điều này sẽ làm giảm tác dụng cũng như việc mở nắp sẽ khiến các tinh chất bốc hơi hết.
- Thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các chất tẩy rửa hóa học dễ gây hại cho da và làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Hãy bổ sung nhiều rau xanh, uống nhiều nước và hoa quả.
Trên đây là gợi ý 5 cách trị vảy nến bằng lá trầu không tốt nhất hiện nay.Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ có tác dụng trong trường hợp bệnh nhẹ và tùy thuộc vào từng tình trạng viêm nhiễm của mỗi người. Để kịp thời ngăn ngừa vảy nến ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường trên da người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!